Độc thoại với bản thân – liệu pháp tâm lý kì diệu để sống tích cực

Độc thoại với bản thân – liệu pháp tâm lý kì diệu để sống tích cực

Độc thoại với bản thân – liệu pháp tâm lý kì diệu để sống tích cực

Độc thoại với bản thân, hay còn gọi là tự nói chuyện với chính mình, có thể nghe qua như một hành động kỳ lạ, nhưng thực tế lại là một liệu pháp tâm lý vô cùng hiệu quả. Phương pháp này không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn thúc đẩy tinh thần tích cực, nâng cao khả năng tự nhận thức và quản lý cảm xúc. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng Kenshin khám phá cách độc thoại với bản thân có thể trở thành một công cụ kỳ diệu giúp bạn sống tích cực hơn, đồng thời cung cấp những gợi ý thực tiễn để áp dụng liệu pháp này vào cuộc sống hàng ngày.

Bạn đang đọc: Độc thoại với bản thân – liệu pháp tâm lý kì diệu để sống tích cực

Bạn hiểu thế nào là độc thoại (tự vấn, tự nói với chính mình)?

Tự nói với bản thân là việc bạn nói ra suy nghĩ của mình một cách tự nhiên khi còn đang tỉnh táo. Càng ngày người ta càng nhận ra mặt tích cực của việc tự nói chuyện với chính mình và xem nó như một công cụ hữu ích để tăng sự tự tin và gạt bớt những cảm xúc tiêu cực. Những người có kĩ năng tự nói với bản thân những điều tích cực một cách thành thạo là những người tự tin, có ý chí và chủ động trong mọi việc.

Độc thoại có tác dụng như thế nào?

Độc thoại với bản thân – liệu pháp tâm lý kì diệu để sống tích cực

Mặc dù việc tự nói với bản thân những điều tích cực có thể là bản năng với một vài người, đa số mọi người vẫn cần học cách suy nghĩ tích cực và xua tan những suy nghĩ tiêu cực. Nếu bạn chăm chỉ luyện tập hàng ngày, bạn hoàn toàn có thể suy nghĩ tích cực một cách tự nhiên hơn.

Tự vấn tích cực

Những lời lạc quan bạn tự nói với chính mình mang tính khích lệ và quả quyết. Thay vì nói rằng “Tôi không nghĩ tôi sẽ phát biểu trong buổi họp hôm nay, vì tôi sợ mọi người đánh giá xấu nếu tôi nói sai”, bạn hãy suy nghĩ tích cực rằng: “Tôi sẽ nêu ra một số điều quan trọng để đóng góp vào buổi họp hôm nay”. Câu nói này sẽ giúp bạn có thái độ và tinh thần tốt đẹp hơn.

Sự nghiền ngẫm – tự vấn tiêu cực

Sự nghiền ngẫm chính là điều ngược lại của tự vấn tích cực. Điều này xuất hiện khi bạn lặp đi lặp lại những chuyện khó chịu trong đầu, những điều khiến bạn thu mình lại hay những chuyện bạn cứ nghĩ đi nghĩ lại trong đầu. Suy nghĩ về một vấn đề có thể là chuyện tốt, nhưng nếu bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ về những điều không mấy tốt đẹp thì bạn sẽ làm “chuyện bé xé ra to”đấy! Những suy nghĩ đó có thể làm bạn cảm thấy lo lắng và áp lực. Ví dụ như câu nói này cho thấy những suy nghĩ tiêu cực đang lớn dần và có thể lấn át tâm trí bản thân: “Tôi mặc váy này trông béo quá. Tôi thực sự quá béo mà. Nhìn đùi tôi này. Hèn gì tôi chả bao giờ  được hẹn hò. Tại sao tôi lại không thể giảm cân. Ôi, chuyện đó chẳng thể nào được”.

Những vấn đề về ngôn ngữ khi độc thoại với bản thân

Tìm hiểu thêm: Tác dụng của hạt hạnh nhân đối với sức khỏe của trẻ

Độc thoại với bản thân – liệu pháp tâm lý kì diệu để sống tích cực

Những nhà nghiên cứu cho rằng, đây không phải đơn thuần là cách bạn nói chuyện với chính mình mà là ngôn ngữ bạn dùng để nói về điều đó. Một báo cáo đã chỉ ra vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong việc nói chuyện với chính mình. Vậy đâu là điểm mấu chốt? Khi luyện tập để nói chuyện với bản thân, bạn không nên sử dụng xưng hô “tôi”. Thay vào đó, bạn hãy dùng ngôi xưng thứ ba là “anh ấy” hay “cô ấy” hay tên bạn. Bạn hãy gán nhưng suy nghĩ tiêu cực trong đầu là những chủ thể giả tưởng và đặt cho chúng một cái tên. Bằng cách này, bạn có thể tránh xa những điều xấu thay thậm chí cười nhạo vào chúng.

Ví dụ, bạn tên Hoa, bạn độc thoại: “Ồ, cái cô Hoa này cứ suốt ngày nghĩ mình chẳng làm nên trò trống gì’. Việc sử dụng ngôi thứ ba khi tự nói với bản thân có thể giúp bạn suy nghĩ khách quan hơn về những  phản ứng cũng như cảm xúc của mình bất kể là những gì quá khứ hay tương lai. Đồng thời, những suy nghĩ lạc quan cũng giúp bạn giảm bớt căng thẳng và lo lắng.

Tập độc thoại như thế nào?

Đầu tiên, bạn hãy học lắng nghe. Bạn nên dành ra vài ngày lắng nghe nội tâm mình đang nói gì. Bản thân bạn có ủng hộ bạn không? Bạn có chỉ trích hay nghĩ xấu về mình không? Bạn có thấy thoải mái khi nói những điều này với người bạn yêu mến không? Chúng thường là những lời đe dọa hay những chủ đề lặp đi lặp lại? Bạn hãy viết những suy nghĩ quan trọng hoặc tiêu cực ra giấy.

Tiếp theo, bạn hãy hỏi bản thân những câu hỏi được liệt kê dưới đây:

  • Tôi có đang làm quá lên không? Nó có phải một vấn đề nghiêm trọng không? Nó có đáng để suy nghĩ nhiều vậy không?;
  • Tôi có đang bị ảnh hưởng bởi nhiều người không? Tôi có thường đưa ra quyết định dựa vào ý kiến hoặc những trải nghiệm bản thân hơn là sự thật?;
  • Tôi có đang tự đoán cách mọi người hay mọi thứ sẽ phản ứng lại không?;
  • Tôi có đang đánh giá bản thân quá khắc nghiệt? Tôi có thích dùng những từ “ngu ngốc”, “vô vọng” hay “béo” để nói về bản thân mình không?;
  • Đây có phải một suy nghĩ mang tính quyết định có-hoặc-không không? Tôi có đang xem một sự kiện xấu hay tốt mà không cân nhắc về sự thật?;
  • Những suy nghĩ này có thành thật và chính xác không?

Bạn hãy cân nhắc và đánh giá sự chính xác của những suy nghĩ của mình như một người bạn đồng hành của chính mình.

Độc thoại với bản thân – liệu pháp tâm lý kì diệu để sống tích cực

>>>>>Xem thêm: Liệu pháp miễn dịch: Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư gan?

Nếu bạn có một ý tưởng tốt hơn về những suy nghĩ bên trong con người bạn, bạn cần thay đổi ngay và học nói chuyện với bản thân. Hãy nhìn lại những danh sách trong ý nghĩ  của bạn và viết lại chúng theo những hướng tích cực và tốt đẹp hơn.

  • Ví dụ thứ nhất: Thay vì nói “ Tôi là một kẻ ngu ngốc. Tôi đã thực sự kết thúc bài thuyết trình một cách đột ngột. Đúng, tôi đã mất việc”, bạn hãy nói với bản thân theo hướng khác “Tôi có thể làm điều đó tốt hơn. Lần sau tôi sẽ chuẩn bị và tập luyện nhiều hơn. Có lẽ tôi nên học một khóa học diễn thuyết vì nó sẽ giúp ích cho công việc của tôi”;
  • Ví dụ thứ hai: Bạn nên động viên bản thân bằng câu nói “Có qua nhiều việc để làm nhưng tôi sẽ làm từng cái một. Tôi sẽ rất vui nếu có bạn bè giúp đỡ” và không nên cho rằng: “Tôi không thể làm những điều đó chỉ trong một tuần. Điều đó là không thể”;
  • Ví dụ thứ ba: Câu nói “Hãy học cách suy nghĩ lạc quan hơn và tôi sẽ giải quyết được nhiều vấn đề” sẽ giúp ích cho bạn hơn là câu “Thật là buồn cười. Tôi không thể nào suy nghĩ tích cực hơn được”.

Bạn phải chiến thắng!

Bạn hãy loại bỏ những điều tiêu cực bên trong và học cách chủ động, lạc quan khi nói chuyện với chính mình. Việc tự nói chuyện với bản thân không hề có hại mà còn đem lại nhiều điều tốt đẹp cho bạn đấy! Bên cạnh đó, việc trò chuyện với bản thân có thể dễ với người này nhưng lại khó với người khác. Vì thế bạn nên dành nhiều thời gian luyện tập và nỗ lực nhiều hơn nữa để giúp bản thân tốt hơn và nâng cao giá trị bản thân.

Độc thoại với bản thân không chỉ là một kỹ năng đơn giản mà còn là một liệu pháp tâm lý mạnh mẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe tinh thần và sống tích cực hơn. Bằng cách thực hành thường xuyên và đúng cách, bạn có thể khai thác tối đa lợi ích của phương pháp này, từ việc giảm căng thẳng đến nâng cao sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã nhận ra giá trị của việc tự nói chuyện với chính mình và sẵn sàng áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày để đạt được sự cân bằng và hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *