Bạn đang đọc: Cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Các cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ là bệnh gì?
Cơn hoảng loạn là một tập hợp đột ngột của sự sợ hãi mãnh liệt gây nên các phản ứng vật lý nghiêm trọng khi không có mối nguy hiểm thực sự hay nguyên nhân rõ ràng. Các cơn hoảng loạn có thể rất đáng sợ. Khi cơn hoảng loạn xảy ra, bạn có thể nghĩ rằng mình đang mất kiểm soát, có cơn đau tim hoặc thậm chí đang chết.
Nhiều người chỉ bị một hoặc hai cơn hoảng loạn trong cuộc đời và biến mất, có lẽ khi một tình huống căng thẳng chấm dứt. Nhưng nếu bị tái phát các cơn hoảng loạn bất ngờ và nỗi sợ hãi trong một thời gian dài, bạn có thể mắc tình trạng rối loạn hoảng sợ.
Mặc dù cơn hoảng loạn không đe dọa đến tính mạng, chúng có thể rất đáng sợ và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể hiệu quả.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ là gì?
Các triệu chứng phổ biến của cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ là:
- Cảm giác sắp xảy ra nguy hiểm;
- Sợ mất kiểm soát hoặc tử vong;
- Nhịp tim tăng nhanh;
- Đổ mồ hôi;
- Run rẩy hoặc rung lắc;
- Khó thở hoặc tức trong cổ họng;
- Ớn lạnh;
- Nóng bừng;
- Buồn nôn;
- Đau bụng;
- Tức ngực;
- Đau đầu;
- Chóng mặt, choáng hay nhát gan;
- Tê hoặc ngứa ran cảm giác;
- Cảm giác hư ảo hoặc tách rời.
Các cơn hoảng loạn thường bắt đầu đột ngột, không báo trước. Chúng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào-khi bạn đang lái xe trong một chiếc xe hơi, tại các trung tâm, khi đang ngủ hoặc ở giữa một cuộc họp kinh doanh. Bạn có thể thỉnh thoảng bị những cơn hoảng loạn hoặc chúng có thể xảy ra thường xuyên.
Các cơn hoảng loạn có nhiều biến thể, nhưng các triệu chứng thường đạt đỉnh trong vòng vài phút. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức sau khi cơn hoảng loạn lắng xuống.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nếu có triệu chứng hoảng loạn, bạn hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Các cơn hoảng loạn thường gây khó chịu nhưng không nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn rất khó có thể kiểm soát được cơn hoảng loạn của mình và bệnh có thể nghiêm trọng hơn mà không điều trị.
Do các triệu chứng của cơn hoảng loạn cũng có thể giống với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đau tim, vì vậy điều quan trọng là bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định nếu không chắc chắn nguyên nhân gây ra các triệu chứng.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gì gây ra bệnh hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ?
Các cơn hoảng loạn có thể bắt đầu đột ngột và không có cảnh báo, nhưng theo thời gian, chúng thường được kích hoạt bởi các tình huống nhất định. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân gây cơn hoảng loạn hoặc rối loạn hoảng sợ, nhưng những yếu tố này có thể đóng một vai trò gồm:
- Di truyền học;
- Căng thẳng;
- Nhạy cảm với căng thẳng, áp lực hoặc dễ bị cảm xúc tiêu cực;
- Một số thay đổi trong cách hoạt động của các bộ phận chức năng não.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải các cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ?
Cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ là tình trạng rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ?
Có rất nhiều yếu tố làm tang nguy cơ mắc các cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ, chẳng hạn như:
- Tiền sử gia đình có các cơn hoảng loạn hoặc rối loạn hoảng sợ;
- Cuộc sống căng thẳng, chẳng hạn như cái chết hay bệnh tật nghiêm trọng của người thân yêu;
- Một sự kiện chấn thương tâm lý, chẳng hạn như tấn công tình dục hoặc tai nạn nghiêm trọng;
- Những thay đổi lớn trong cuộc sống của bạn, chẳng hạn như ly hôn, có thêm một em bé;
- Hút thuốc hoặc dùng caffeine quá mức;
- Tuổi thơ bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ
Bác sĩ phải xác định xem bạn có những cơn hoảng loạn, rối loạn hoảng sợ hoặc bệnh khác, chẳng hạn như vấn đề về tim hoặc tuyến giáp, tương tự như các triệu chứng hoảng loạn. Để giúp xác định chẩn đoán, bạn có thể được làm:
- Một bài kiểm tra vật lý hoàn chỉnh;
- Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng của bạn và kiểm tra về tim, tuyến giáp hoặc sử dụng điện tâm đồ (ECG hoặc EKG);
- Một đánh giá tâm lý để nói về các triệu chứng, những tình huống căng thẳng, sợ hãi hay lo lắng, vấn đề quan hệ và các vấn đề khác ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Bạn có thể tự điền vào đánh giá về tâm lý hoặc bảng câu hỏi. Bạn cũng có thể hỏi về vấn đề rượu hoặc sử dụng chất gây nghiện khác.
Không phải ai cũng có những cơn hoảng sợ hoặc rối loạn hoảng sợ. Để chẩn đoán các rối loạn hoảng sợ, bác sĩ sẽ dựa vào những điểm sau:
- Bạn thường xuyên bị các cơn hoảng loạn bất ngờ;
- Ít nhất một trong các cơn hoảng loạn của bạn xuất hiện sau một tháng hoặc khi có nhiều lo lắng liên tục về việc có cơn hoảng loạn khác. Bạn tiếp tục lo sợ về hậu quả của một cơn hoảng loạn, chẳng hạn như mất kiểm soát, có một cơn đau tim hoặc “phát điên’ hoặc những thay đổi đáng kể trong hành vi, như tránh né những tình huống mà bạn nghĩ có thể kích hoạt một cơn hoảng loạn;
- Cơn hoảng loạn không được gây ra do thuốc hoặc sử dụng chất gây nghiện khác, một tình trạng sức khỏe hoặc một tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như ám ảnh xã hội hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Nếu có các cơn hoảng loạn nhưng không được chẩn đoán là rối loạn hoảng sợ, bạn vẫn có thể được hưởng lợi từ điều trị. Nếu cơn hoảng loạn không được điều trị, chúng có thể trở nên tồi tệ và phát triển thành rối loạn hoảng sợ hay ám ảnh.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ?
Điều trị có thể giúp làm giảm cường độ và tần suất của các cơn hoảng loạn và cải thiện chức năng trong cuộc sống hàng ngày. Các lựa chọn điều trị chính là liệu pháp tâm lý và thuốc. Một hoặc cả hai loại điều trị có thể được đề nghị, tùy thuộc vào sở thích, bệnh sử, mức độ nghiêm trọng của rối loạn hoảng sợ của bạn.
Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu, còn gọi là liệu pháp nói chuyện, được coi là một điều trị lựa chọn đầu tiên có hiệu quả cho các cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ. Tâm lý trị liệu có thể giúp bạn hiểu được cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ cũng như học cách đối phó với chúng.
Một hình thức của tâm lý trị liệu gọi là liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp bạn tìm hiểu thông qua những kinh nghiệm của riêng bạn với các triệu chứng của cơn hoảng loạn mà không gây ra nguy hiểm. Trong các buổi trị liệu, việc trị liệu sẽ giúp bạn dần dần tái tạo các triệu chứng của cơn hoảng loạn một cách an toàn, lặp đi lặp lại. Khi các cảm giác của cơn hoảng loạn không còn cảm thấy đe dọa, các cơn hoảng loạn bắt đầu được giải quyết. Điều trị thành công cũng có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ của những tình huống mà bạn đã tránh vì các cơn hoảng loạn.
Kết quả nhìn thấy từ việc điều trị có thể mất thời gian và công sức. Bạn có thể bắt đầu thấy triệu chứng của các cơn hoảng loạn giảm trong vòng vài tuần và thường các triệu chứng giảm đáng kể hoặc biến mất trong vòng vài tháng. Bạn có thể lên lịch thăm khám thường xuyên để giúp đảm bảo rằng các cơn hoảng loạn vẫn còn trong tầm kiểm soát hoặc để điều trị dứt điểm.
Thuốc
Thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan đến các cơn hoảng loạn cũng như trầm cảm. Một số loại thuốc đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc quản lý các triệu chứng của cơn hoảng loạn, bao gồm:
Nếu một loại thuốc không có hiệu quả tốt với bạn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chuyển sang lọai khác hoặc kết hợp các loại thuốc nhất định để tăng hiệu quả. Bạn hãy nhớ rằng có thể mất vài tuần sau khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc khác để nhận thấy sự cải thiện triệu chứng.
Tất cả các thuốc có nguy cơ gây tác dụng phụ và một số có thể không được khuyến cáo trong các tình huống nhất định, chẳng hạn như khi mang thai. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về tác dụng phụ có thể có và rủi ro.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ?
Các lối sống và biện pháp khắc phục sau có thể giúp bạn đối phó với các cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ:
- Kiên trì với kế hoạch điều trị của bạn. Đối mặt với nỗi sợ hãi của bạn có thể khó khăn, nhưng việc điều trị có thể giúp bạn cảm thấy sợ hãi trong nhà của mình;
- Tham gia một nhóm hỗ trợ. Tham gia một nhóm hỗ trợ cho những người có các cơn hoảng loạn hoặc rối loạn lo âu có thể kết nối bạn với những người khác phải đối mặt với các vấn đề tương tự;
- Tránh cà phê, rượu, thuốc lá và các loại thuốc giải trí. Tất cả những chất này có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các cơn hoảng loạn;
- Quản lý căng thẳng và tập kỹ thuật thư giãn. Ví dụ như yoga, hít thở sâu và thư giãn cơ bắp thả lỏng – căng một cơ trong một thời gian và sau đó hoàn toàn giải phóng sự căng thẳng cho đến khi mọi cơ bắp trong cơ thể được thư giãn – cũng có thể hữu ích;
- Vận động cơ thể. Hoạt động aerobic có thể có tác dụng làm dịu tâm trạng của bạn;
- Ngủ đủ giấc. Ngủ đủ để bạn không cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày;
- Bổ sung inositol đường uống, ảnh hưởng đến hoạt động của serotonin, có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn hoảng loạn. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu thêm về điều này. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thử bất kỳ phương pháp bổ sung gì. Những sản phẩm này có thể gây ra tác dụng phụ và có thể tương tác với các thuốc khác. Bác sĩ có thể giúp xác định xem phương pháp nào đang an toàn cho bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV khác nhau ra sao trong sàng lọc ung thư cổ tử cung?