Bạn đang đọc: Viêm lưỡi di trú là bệnh gì? Có gây tổn thương cho lưỡi không?
Viêm lưỡi di trú là một tình trạng rất phổ biến hiện nay. Vùng viêm thường ở trên đầu hoặc mặt lưỡi, đôi khi cả ở dưới bề mặt lưỡi. Lưỡi không đều, mịn, có vùng màu đỏ trông giống như hình dáng của một tấm bản đồ, bên cạnh đó là những đường lượn sóng màu trắng.
Bạn có thể nhận biết bệnh sau một vài tuần hoặc vài tháng khi vị trí của những đường lượn sóng và các mảng đỏ của lưỡi tự thay đổi theo thời gian.
Nội Dung
Đâu là nguyên nhân gây viêm lưỡi di trú?
Nguyên nhân gây ra viêm lưỡi di trú là do bề mặt của lưỡi tự thay “da”. Lớp trên cùng của phần da lưỡi lại không được thay thế đều. Bên cạnh đó, có một số trường hợp phần da lưỡi lại bị bong tróc quá sớm nên để lại những khu vực đỏ trông như vết xước trên da và gây đau lưỡi. Ngược lại, ở một số vùng khác trên lưỡi, da lưỡi mắc lại quá lâu và thường có màu trắng.
Khu vực đỏ của lưỡi thường rất mỏng nên thỉnh thoảng có thể bị nhiễm nấm candida, nguyên nhân làm lưỡi cảm thấy đau.
Các yếu tố như tiền sử gia đình và lưỡi bị nứt nẻ sẽ làm gia tăng mắc viêm lưỡi di trú. Cụ thể như sau:
Ngoài ra, một số yếu tố khác liên quan đến bệnh lý cũng góp phần tăng nguy cơ khiến bạn bị viêm lưỡi địa lý như:
- Bệnh vẩy nến: Một loại bệnh viêm da có mối liên hệ khá mật thiết với viêm lưỡi địa lý.
- Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ dùng thuốc tránh thai thường có nguy cơ bị viêm lưỡi địa lý do dung nạp thêm nội tiết tố từ thuốc.
- Thiếu hụt vitamin: Những người không có đủ kẽm, sắt, axit folic và vitamin B6, B12 dễ bị lưỡi địa lý.
- Bệnh tiểu đường: Một số bác sĩ đã phát hiện ra rằng những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 1 có khả năng bị viêm lưỡi địa lý cao hơn.
- Dị ứng: Những người bị bệnh chàm, sốt cỏ khô hoặc bất kỳ bệnh dị ứng nào khác đều có nguy cơ mắc bệnh viêm lưỡi địa lý cao hơn.
- Căng thẳng: Một số trường hợp thực tế cho thấy mối liên hệ giữa tâm lý căng thẳng và nguy cơ bị bệnh về lưỡi địa lý.
Viêm lưỡi di trú có sức ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và bạn có thể cảm nhận rõ ngay cả khi bạn chỉ là một đứa trẻ. Dù vậy, đây không phải là một loại bệnh truyền nhiễm và không gây nguy hiểm.
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm lưỡi di trú là gì?
Nếu nhận thấy các dấu hiệu sau, bạn đã bị viêm lưỡi di trú:
- Các mảng lưỡi mịn, đỏ và có hình dáng bất thường trên đầu hoặc bề mặt lưỡi;
- Các thương tổn trên lưỡi thường xuyên thay đổi vị trí, kích thước và hình dạng;
- Ở một số trường hợp, lưỡi của bạn bạn sẽ thấy khó chịu, đau hoặc có cảm giác nóng rát khi tiếp xúc với các loại thức ăn nóng, có vị cay, mặn hoặc có tính axit.
Ngoài ra, có nhiều người mắc bệnh viêm lưỡi di trú mà không có bất kì biểu hiện nào.
Viêm lưỡi di trú có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Thường thì bệnh sẽ tự khỏi nhưng cũng có thể tái phát lại sau đó.
Bạn nên làm gì khi bị viêm lưỡi di trú?
Dù viêm lưỡi di trú có thể gây ra cảm giác khó chịu ở lưỡi, nhưng đây là bệnh vô hại, thường sẽ tự khỏi mà không cần nhờ đến điều trị y khoa.
Nếu cảm thấy quá khó chịu, áp dụng phương pháp điều trị bệnh tưa miệng như sử dụng Miconazole gel cũng có thể làm dịu các triệu chứng.
Tuy viêm lưỡi di trú sẽ không bao giờ dẫn dến ung thư, nhưng bạn phải học cách sống cùng với nó. Bạn nên tự rút kinh nghiệm, nhận định loại thực phẩm nào không nên ăn và cần phải tránh tiếp xúc để hạn chế bệnh tái phát.
Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?
Viêm lưỡi di trú thường là một tình trạng bệnh lý rất nhẹ dù hay khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nhưng trong một vài trường hợp, những thương tổn trên lưỡi chính là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh khác nghiêm trọng hơn liên quan đến lưỡi. Do đó, nếu cảm thấy lưỡi bạn không tự khỏi viêm sau 7 – 10 ngày, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Làm thế nào để phòng ngừa viêm lưỡi di trú?
Bạn có thể tự làm giảm cảm giác khó chịu do viêm lưỡi di trú gây ra bằng cách tránh hoặc hạn chế những thứ có khả năng làm cho các mô nhạy cảm bên trong miệng trở nên trầm trọng hơn, bao gồm:
- Các loại thực phẩm nóng, có vị cay, mặn hoặc có tính axit;
- Các sản phẩm liên quan đến thuốc lá;
- Kem đánh răng có chứa chất phụ gia kiểm soát cao răng, hương liệu nặng hoặc các tác nhân làm trắng răng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị phát sinh nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: 8 cách nấu cháo đậu Hà Lan cho bé ăn dặm bổ dưỡng, ngon khó cưỡng