Tình trạng huyết áp tâm thu cao nhưng huyết áp tâm trương vẫn ở ngưỡng an toàn có phải là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại? Nguyên nhân nào gây nên tình trạng này và cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng Kenshin.vn đi tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này trong bài viết ngay sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Huyết áp tâm thu cao có nguy hiểm không? Nguyên nhân và điều trị
Huyết áp tâm thu cao là bệnh gì?
Huyết áp tâm thu cho biết áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim đập. Huyết áp tâm thu bao nhiêu là cao? Theo Hướng dẫn về Huyết áp của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2017, huyết áp tâm thu cao là từ 130 mmHg trở lên đối với mọi người ở mọi lứa tuổi.
Huyết áp tâm thu cao là bệnh gì? Huyết áp tâm thu cao huyết áp tâm trương thấp xảy ra khi huyết áp tâm trương bình thường hoặc dưới 90 mmHg trong khi chỉ số huyết áp tâm thu cao trên 140 mmHg. Tình trạng này còn được gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Đây là một dạng bệnh tăng huyết áp phổ biến nhất ở những người trên 65 tuổi. Người ta ước tính rằng khoảng 15% những người từ 60 tuổi trở lên sẽ bị tăng huyết áp tâm thu. Tuy nhiên, một số người trẻ tuổi cũng có thể mắc căn bệnh này.
Huyết áp tâm thu cao có nguy hiểm không? Tăng huyết áp tâm thu theo thời gian có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và bệnh thận mãn tính. Do đó, nếu một người bị tăng huyết áp tâm thu mãn tính không được điều trị có thể mắc phải kết cục tử vong hay bệnh tật đáng kể.
Nguyên nhân huyết áp tâm thu cao
Nguyên nhân huyết áp tâm thu cao là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, làm suy giảm tính đàn hồi tự nhiên của hệ thống động mạch. Theo thời gian, mảng bám tích tụ khiến thành động mạch trở nên xơ cứng và dày hơn, dẫn đến kích thước lòng mạch nhỏ đi, làm tăng áp lực máu đi qua động mạch khi tim đập. Hậu quả là huyết áp tâm thu cao huyết áp tâm trương thấp hoặc bình thường.
Tìm hiểu thêm: Chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều bạn cần biết
Bên cạnh đó, tình trạng tăng huyết áp tâm thu có thể là do:
Điều trị
Mục tiêu khuyến nghị về huyết áp tâm thu cho người lớn dưới 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch là dưới 130 mmHg. Đối với người từ 65 tuổi trở lên khỏe mạnh, mục tiêu điều trị được khuyến nghị cho huyết áp tâm thu cũng là dưới 130 mmHg.
Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc để kiểm soát huyết áp tâm thu cao và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác. Tùy thuộc vào mức độ cao huyết áp và nguy cơ tổng thể của bệnh nhân đối với cơn đau tim hoặc đột quỵ, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn dùng các loại thuốc để giúp giảm huyết áp nhiều hơn, bao gồm:
Tuy nhiên, điều quan trọng là điều trị huyết áp tâm thu cao nhưng không làm cho huyết áp tâm trương giảm xuống quá thấp. Huyết áp tâm trương quá cao hoặc quá thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
>>>>>Xem thêm: Xơ cứng bì
Ngoài việc dùng thuốc, bác sĩ cũng sẽ khuyên bệnh nhân nên thay đổi lối sống để giúp cải thiện chỉ số huyết áp tâm thu, bao gồm:
- Ăn một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với nhiều rau, trái cây, các loại ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa ít béo, protein nạc, quả hạch, hạt và các loại đậu.
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì.
- Tăng cường các hoạt động thể chất lên ít nhất 150 phút mỗi tuần.
- Bỏ hút thuốc lá và hạn chế rượu.
Bạn có thể quan tâm: Những cách làm hạ huyết áp nhanh trong vòng 10 phút
Bác sĩ có thể cần theo dõi và hẹn tái khám để đảm bảo rằng việc điều trị và thay đổi lối sống đang giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng tăng huyết áp tâm thu.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về tình trạng huyết áp tâm thu cao. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn chủ động điều trị và phòng ngừa tình trạng này. Tăng huyết áp tâm thu hay cao huyết áp nói chung đều là vấn đề sức khỏe phổ biến và đáng quan tâm, trước khi gây ra những biến cố đáng tiếc.