Dị ứng tôm : Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Dị ứng tôm : Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Dị ứng tôm : Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Động vật có vỏ bao gồm hai loại là giáp xác (tôm, cua…) và nhuyễn thể (nghêu, sò, ốc…). Có thể nói, tình trạng dị ứng động vật có vỏ là một trong những dạng dị ứng thực phẩm dễ gặp nhất ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Trong đó, ở nhóm động vật giáp xác thì tôm chính là nguyên nhân gây dị ứng phổ biến hơn cả so với những loài còn lại. Đó là lý do mà nhiều người quan tâm dị ứng tôm có điều trị được không, xử lý và phòng ngừa như thế nào?

Bạn đang đọc: Dị ứng tôm : Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Việc ăn tôm bị dị ứng có thể xảy ra đột ngột kể cả khi trước đó bạn chưa từng gặp vấn đề gì khi ăn tôm. Vì vậy, việc chủ động trang bị thông tin về các loại dị ứng thực phẩm là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo bài viết sau của Kenshin.vn để hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng tôm và cách phòng ngừa nhé!

Dị ứng tôm là gì? Xảy ra qua những con đường tiếp xúc nào?

Dị ứng động vật có vỏ nói chung và dị ứng tôm nói riêng có thể hiểu là phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một loại protein có trong cơ của chúng. Loại protein này được gọi là tropomyosin. Đối với tôm, tropomyosin thường có ở cơ bụng và cơ đuôi là chính. Nếu bạn dị ứng với tôm, các kháng thể sẽ kích hoạt giải phóng histamine để tấn công tropomyosin. Sự giải phóng histamine dẫn đến một số triệu chứng gây khó chịu từ nhẹ đến nặng, thậm chí là có  thể đe dọa tính mạng.

Thông thường, dị ứng với tôm sẽ xảy ra qua 2 con đường chính, bao gồm:

  • Bị dị ứng với tôm qua đường ăn uống
  • Dị ứng khi hít phải không khí, hơi nước có mùi tôm, thường xảy ra khi bạn chế biến và nấu ăn. Ngoài ra, công nhân làm việc trong ngành chế biến thực phẩm hải sản cũng là những đối tượng dễ gặp rủi ro nếu dị ứng với tôm, cua…
  • Các triệu chứng của tình trạng dị ứng tôm

    Dị ứng tôm : Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

    Triệu chứng dị ứng tôm, dị ứng tôm càng xanh có biểu hiện gì? Câu trả lời là nếu bạn dị ứng tôm nói chung, các triệu chứng có thể phát triển trong vòng vài phút đến 1 giờ sau khi ăn uống hoặc hít phải. Các triệu chứng bao gồm:

    • Ngứa ran trong miệng
    • Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
    • Nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè
    • Dị ứng biểu hiện qua da như ngứa, phát ban hoặc chàm
    • Sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng, tai, ngón tay hoặc bàn tay
    • Choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

    Đôi khi, người bị dị ứng tôm có thể gặp phải phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ. Đây là trường hợp cần được xử lý y tế khẩn cấp vì có thể gây tử vong. Các triệu chứng bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Cổ họng bị sưng gây khó thở
  • Mạch nhanh
  • Cực kỳ chóng mặt hoặc mất ý thức
  • Sốc, tụt huyết áp nghiêm trọng.
  • Điều trị và xử lý sau khi ăn tôm bị dị ứng như thế nào?

    Bị dị ứng tôm nên làm gì hay trẻ bị dị ứng tôm phải làm sao, bị dị ứng tôm uống thuốc gì? Đối với tình trạng dị ứng tôm, hiện vẫn không có cách nào điều trị ngoài việc tránh ăn các món có chứa tôm. Nhiều bác sĩ khuyến cáo những người dị ứng động vật có vỏ nói chung và dị ứng với tôm nói riêng nên mang theo thuốc epinephrine để dùng trong trường hợp bạn vô tình ăn phải tôm, cua… và bị sốc phản vệ. Đối với tình trạng dị ứng nhẹ như ngứa, phát ban… bác sĩ có thể khuyến nghị bạn dùng thuốc kháng histamine, chẳng hạn như Benadryl.

    Lưu ý rằng nếu việc dùng thuốc dị ứng không cải thiện các triệu chứng thì người bị dị ứng tôm nói riêng và dị ứng thực phẩm nói chung cần được nhập viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ xử lý đúng cách.

    Có thể bạn quan tâm

    Dị ứng cua đồng: Triệu chứng và Cách phòng ngừa

    Làm thế nào để ngăn ngừa rủi ro do dị ứng tôm?

    Tìm hiểu thêm: Vành tai bị sưng ngứa: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý nhanh

    Dị ứng tôm : Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

    >>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị ung thư gan mới nhất bằng hóa trị

    Dị ứng tôm nên làm gì, làm sao để không bị dị ứng tôm? Về cơ bản, để ngăn ngừa dị ứng tôm hoặc bất kỳ loại dị ứng thực phẩm nào thì bạn cần tránh tiếp xúc với tác nhân đó qua đường ăn uống lẫn hít phải hơi nước. Sau đây là một số lời khuyên bạn cần lưu ý để tránh rủi ro do phản ứng dị ứng:

    Thận trọng khi ăn uống ở quán ăn, nhà hàng hoặc trên máy bay

    Nếu bạn bị dị ứng với tôm thì khả năng cao là có thể dị ứng với nhiều loại tôm khác nhau, thậm chí là dị ứng với những loại động vật có vỏ khác. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc dị ứng tôm nên làm gì là bạn cần thận trọng khi đi ăn ở các quán ăn, nhà hàng hải sản. Không chỉ là món ăn, tôm cũng có thể là thành phần của một số loại nước chấm, muối chấm… Vì vậy, bạn cần hỏi kỹ đầu bếp hoặc nhân viên nhà hàng về những món mà bạn nghi ngờ là chứa tôm hoặc hỏi thêm về việc nồi chảo nấu tôm có dùng để nấu những món khác hay không.

    Bên cạnh đó, việc hít phải hơi nước có chứa tôm cũng có thể gây hại cho người dị ứng với tôm. Do vậy, bạn cần tránh ngồi ở khu vực gần nhà bếp hoặc tốt hơn là tránh tụ tập ăn uống ở những quán ăn, nhà hàng phục vụ các món nướng, món lẩu hải sản nghi ngút khói. Trường hợp ăn uống trên máy bay, bạn cần hỏi trước tiếp viên hàng không về thực đơn trên chuyến bay đó và thông báo với họ về tình trạng dị ứng của mình.

    Thận trọng khi mua sắm ở các khu chợ, đặc biệt là khu bán hải sản

    Như đã đề cập, việc hít phải hơi nước hoặc không khí có mùi tôm cũng có thể gây ra vấn đề đối với người dị ứng tôm cua, hải sản. Do vậy, bạn nên hạn chế đến những khu chợ buôn bán hải sản. Nếu có nhu cầu đi chợ thì nên mang theo các loại thuốc cần thiết để xử lý kịp thời nếu có phản ứng dị ứng bất ngờ.

    Dị ứng tôm: Bạn cần nhớ luôn đọc kỹ nhãn các sản phẩm

    Một số món nước chấm, nước sốt, muối tôm, ruốc tôm (chà bông tôm) hoặc các thực phẩm ăn liền, chế biến sẵn có thể chứa tôm. Do đó, bạn cần nhớ luôn đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi dùng và luôn thận trọng với những sản phẩm chứa hải sản nhưng các thành phần trên nhãn lại “mơ hồ” nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *