Dị ứng xà phòng: Nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?

Dị ứng xà phòng: Nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?

Dị ứng xà phòng: Nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?

Tình trạng dị ứng xà phòng thường xảy ra khi các hóa chất trong xà phòng gây kích ứng da và dẫn đến viêm da. Việc biết được nguyên nhân gây dị ứng sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị tình trạng này hiệu quả.

Bạn đang đọc: Dị ứng xà phòng: Nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?

Dị ứng xà phòng là tình trạng dị ứng da khiến cơ thể sinh ra phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với xà phòng. Phản ứng dị ứng thường xảy ra nhanh chóng nhưng có thể thay đổi tùy theo mức độ nhạy cảm hoặc nồng độ thành phần các hóa chất trong xà phòng. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau của Kenshin.vn.

Triệu chứng dị ứng xà phòng là gì?

Nếu da tay bị dị ứng khi tiếp xúc với một số loại xà phòng nhất định thì bạn có thể mắc một trong hai loại viêm da tiếp xúc: viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc kích ứng.

1. Viêm da tiếp xúc kích ứng

Các vết phát ban dị ứng thường xuất hiện ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong vài phút hoặc vài giờ sau khi dùng xà phòng. Những triệu chứng của viêm da tiếp xúc kích ứng gồm:

  • Phát ban đỏ
  • Da ngứa
  • Da khô nứt nẻ
  • Da có vảy, sưng tấy
  • Cảm giác nóng khi chạm vào
  • Đau nhức.

2. Viêm da tiếp xúc dị ứng

Thực tế, tình trạng dị ứng xà phòng hiếm khi là do viêm da tiếp xúc dị ứng. Khi mắc loại viêm da này, người bệnh sẽ có phát ban ngứa xuất hiện trong vài phút, vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi tiếp xúc. Tình trạng này cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sưng mặt, môi và khó thở.

3 thành phần trong xà phòng khiến bạn bị dị ứng

1. Sodium lauryl sulfate

Dị ứng xà phòng: Nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?

Sodium lauryl sulfate là một thành phần phổ biến trong xà phòng và dầu gội đầu. Đây là một chất tẩy rửa, nghĩa là nó có công dụng phân hủy dầu mỡ. 

Vậy sodium lauryl sulfate góp phần gây dị ứng xà phòng như thế nào? Mặc dù chất tẩy rửa này giúp phá vỡ các chất nhờn bên ngoài nhưng nó cũng phá vỡ lớp dầu tự nhiên của da, từ đó làm suy yếu hàng rào bảo vệ da. Khi lớp dầu tự nhiên của da bị phá vỡ thì có thể tạo điều kiện cho các yếu tố dị ứng khác xâm nhập vào cơ thể. Sau khi tiếp xúc nhiều lần với những yếu tố này, bạn có thể phát triển phản ứng với những chất không bị dị ứng trước đó.

2. Fragrance 

Fragrance (nước hoa) là một hóa chất tổng hợp, có tác dụng tạo hương thơm có mùi như hoa, trái cây hoặc các mùi hương dễ chịu khác. Hóa chất này không có tác dụng làm sạch da nhưng nó là một trong những chất phổ biến nhất gây dị ứng ở người dùng. 

Thành phần “hương thơm” là sự pha trộn bí mật của các este, andehit, rượu và các chất hóa học khác tạo ra mùi hương cho xà phòng. Hương thơm nhân tạo được biết là nguyên nhân gây ra các vấn đề về da như phát ban, viêm da, chàm và các dạng phát ban da khác. Do đó, nếu bạn bị dị ứng với xà phòng tắm thì nguyên nhân có thể là do sản phẩm có chứa fragrance. 

Tìm hiểu thêm Dị ứng nước hoa có thể nguy hiểm hơn bạn tưởng 

3. Paraben

Từ lâu, paraben là một nhóm hóa chất được sử dụng rộng rãi như chất bảo quản nhân tạo trong các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cơ thể. Paraben là hóa chất gây rối loạn nội tiết được hấp thụ vào máu và da. Ngoài việc gây ra phản ứng dị ứng trên da ở một số người, chúng cũng có thể tạo ra sự mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến ung thư vú và các bệnh ung thư liên quan đến nội tiết tố khác như ung thư buồng trứng.

Làm sao để điều trị dị ứng xà phòng?

Tìm hiểu thêm: Sảy thai nên ăn gì tốt cho sức khỏe? Kiêng ăn gì để sớm mang thai trở lại?

Dị ứng xà phòng: Nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?

>>>>>Xem thêm: Cơ chế phù trong suy tim và cách nhận biết phù do suy tim

Nếu biết rõ nguyên nhân gây dị ứng thì điều bạn cần làm là tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng đó. Nếu các triệu chứng dị ứng xà phòng nhẹ, bạn có thể:

  • Rửa sạch vùng da dị ứng nhiều lần bằng nước. Không được gãi hay chà xát mạnh lên da vì sẽ khiến vết thương thêm nghiêm trọng và nhiễm trùng.
  • Chườm lạnh trong 5 – 10 phút mỗi lần để giảm ngứa.
  • Dùng kem dưỡng ẩm để làm dịu vùng da kích thích. 

Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc điều trị, như thuốc kháng histamine, thuốc kháng sinh, steroid dùng tại chỗ hoặc dùng đường uống. 

Làm sao để phòng ngừa dị ứng xà phòng?

Một số cách có thể giúp bạn phòng tránh dị ứng xà phòng ở những lần sau như:

  • Giảm tiếp xúc với các chất kích ứng có trong xà phòng hoặc chuyển sang dùng các sản phẩm chứa thành phần tự nhiên, lành tính cho da.
  • Trước khi sử dụng một loại xà phòng hay sữa tắm mới nào, bạn hãy lấy một chút xà phòng thoa ở cổ tay để xem có phản ứng dị ứng không.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *