Người bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện và phục hồi bệnh viêm đường tiết niệu, hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi ăn đúng, uống đúng loại thực phẩm sẽ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tăng tốc độ đào thải các tác nhân gây bệnh. Do đó, bạn nên biết người bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, uống gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ tốt nhất cho việc chữa trị.

Bạn đang đọc: Người bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

Dưới đây là những lời khuyên về các loại thực phẩm bạn cần bổ sung và nên hạn chế khi bị viêm đường tiết niệu.

Người bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và uống gì?

Người bị bệnh viêm đường tiết niệu cần chú ý bổ sung các loại đồ ăn, thức uống sau đây:

Nước

Uống nhiều nước là cách đơn giản nhất để loại bỏ vi khuẩn bên trong đường tiết niệu và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nước còn giúp làm loãng nước tiểu trong bàng quang để người bệnh bài tiết dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia, bạn nên uống từ 6 đến 8 cốc nước (2 – 2.5 lít) mỗi ngày, kể cả khi không có cảm giác khát.

Người bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

Nước ép nam việt quất  

Nước ép nam việt quất là một loại thức uống phổ biến và được khuyên dùng cho người bị viêm đường tiết niệu. Theo nghiên cứu, nam việt quất chứa nhiều proanthocyanidin – một hoạt chất có thể ngăn chặn vi khuẩn bám dính vào thành đường tiết niệu. Bên cạnh đó, loại trái cây này cũng chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Để phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên pha chế nước ép tự nhiên, không thêm đường hoặc chất tạo ngọt. Ngoài nước ép, bạn cũng có thể sử dụng viên uống nam việt quất để thay thế. Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ một sản phẩm thực phẩm bổ sung nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý: Nếu bạn đang dùng thuốc warfarin làm loãng máu, bạn nên tránh các sản phẩm nam việt quất vì chúng có thể tương tác với warfarin, gây chảy máu.

Các sản phẩm chứa probiotic (men vi sinh)

Probiotic không chỉ tốt cho đường ruột, chúng cũng góp phần ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Probiotic cung cấp các vi khuẩn có lợi để “đánh bay” các vi khuẩn gây hại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng probiotic có thể giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm và chống lại các căn bệnh liên quan đến niệu đạo. Bên cạnh đó, chúng còn tạo nên hàng rào bảo vệ trải dài từ âm đạo đến bàng quang, giúp phòng ngừa các bệnh phụ khoa.

Vì vậy, nếu đang tự hỏi “Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và uống gì?” thì bạn nên lựa chọn các sản phẩm giàu probiotic như sữa chua không đường, kefir, kim chi, nấm thủy sâm…

Ăn tỏi giúp tiêu diệt vi khuẩn

Từ lâu, tỏi đã được xem là một loại dược liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn mạnh. Tỏi chứa các hoạt chất có thể giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong cơ thể, bao gồm cả vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, tỏi chính là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi viêm đường tiết niệu nên ăn gì.

Nếu không ăn được tỏi sống, bạn có thể dùng tỏi để pha trà uống hàng ngày hoặc làm gia vị trong bữa ăn. Để có hương vị dễ uống hơn, bạn nên thêm một ít đinh hương vào trà trước khi uống.

Tìm hiểu thêm: Mổ đục thủy tinh thể kiêng ăn gì? 4 loại thực phẩm cần tránh

Người bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì? Đừng bỏ qua thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli – một trong những nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, nó giúp giảm tính axit trong nước tiểu, cải thiện các triệu chứng của viêm đường tiết niệu và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.

Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như bưởi, cam quýt, ổi, kiwi, cà chua, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, rau bó xôi… vào khẩu phần ăn của mình.

Kiêng gì bên cạnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì?

Để quá trình điều trị thuận lợi hơn, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm có thể tác động xấu đến đường tiết niệu sau đây:

Cà phê

Cà phê là thức uống được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nó không phải là loại đồ uống được khuyến nghị cho người đang bị viêm đường tiết niệu. Trong cà phê chứa rất nhiều caffeine – một hợp chất có thể gây kích thích bàng quang và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người phụ nữ uống hơn 2 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ bị tiểu gấp cao hơn 64% so với người bình thường. Do đó, bạn nên thay thế cà phê bằng những loại thức uống khác tốt cho sức khỏe hơn, chẳng hạn như trà thảo mộc.

Chocolate

Cũng như cà phê, trong thành phần của chocolate cũng chứa một lượng caffeine nhất định. Dù không nhiều nhưng nó vẫn đủ để kích thích bàng quang vốn đã nhạy cảm của người bị viêm đường tiết niệu. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng chocolate khi đang điều trị bệnh này.

Người bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

>>>>>Xem thêm: 6 bài tập với cầu thang bộ giúp giữ gìn vóc dáng

Rượu

Khi được hỏi “Người bị viêm đường tiết niệu nên kiêng ăn gì và uống gì?” thì câu trả lời chắc chắc là bia rượu. Rượu và các loại đồ uống có cồn nói chung có thể nhanh chóng tạo ra một lượng lớn nước tiểu, gây áp lực lên bàng quang và khiến cơ sàn chậu kiểm soát việc đi tiểu bị suy yếu.

Bên cạnh đó, rượu còn là tác nhân gây kích thích bàng quang, đặc biệt là ở người bị viêm đường tiết niệu. Chính vì thế, trong quá trình điều trị căn bệnh này, bạn nên hạn chế uống rượu để tránh cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm đường tiết niệu nên kiêng ăn gì? Đồ ăn cay

Các món ăn có vị cay có thể khiến bàng quang bị kích thích, thậm chí là làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Do đó, thay vì sử dụng các loại gia vị như tiêu, ớt để chế biến món ăn, bạn nên dùng các loại thảo mộc lành tính có thể tạo vị cay như hương thảo hoặc húng tây.

Soda dành cho người ăn kiêng

Đây được coi là “kẻ thù” của bệnh viêm đường tiết niệu bởi chúng chứa lượng lớn caffeine và chất tạo ngọt nhân tạo. Ngoài ra, trong thành phần của loại thức uống này còn chứa nhiều hợp chất gây kích thích bàng quang và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu cho một số đối tượng. Do đó, tốt nhất là bạn nên thay thế chúng bằng nước lọc hoặc các loại trà thảo mộc.

Ngoài ra, những thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo khác cũng sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn nên ăn các thực phẩm chứa lượng đường tự nhiên ở mức vừa phải.

Thay đổi chế độ ăn uống là một trong những cách đơn giản và hữu hiệu để hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu. Vì vậy, bạn nên chú ý bổ sung các thực phẩm có lợi, đồng thời tránh các món ăn và thức uống gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng bệnh. Hy vọng bài viết trên đã giúp giải đáp được thắc mắc “Người bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, uống gì và kiêng ăn gì?”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *