Răng xỉn màu luôn là một nỗi lo ngại, không chỉ khiến nụ cười trở nên kém xinh mà còn khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp. Vậy bạn đã biết nguyên nhân do đâu mà răng bị xỉn màu? Làm thế nào để khắc phục và phòng ngừa hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân nào khiến răng bị xỉn màu?
Răng bị xỉn màu là tình trạng màu răng của bạn bị thay đổi, trông không còn sáng và trắng như bình thường. Răng có thể sậm màu hơn, có vết ố trên bề mặt hoặc chuyển từ màu trắng sang các màu khác như vàng, nâu, xám,… Từ màu sắc của răng có thể giúp nhận biết được nguyên nhân khiến răng bị đổi màu.
Nội Dung
Các dạng răng xỉn màu
Sự đổi màu răng có thể xảy ra do các vết ố trên bề mặt răng, những thay đổi bên trong chất liệu răng hoặc do sự kết hợp của cả hai yếu tố trên. Theo các chuyên gia nha khoa, răng xỉn màu được chia làm ba dạng chính, bao gồm: do các yếu tố bên ngoài, bên trong và liên quan đến tuổi tác.
Yếu tố bên ngoài
Đây là hiện tượng răng bị xỉn màu do các nguyên nhân bên ngoài gây nên các vết ố trên bề mặt răng. Tình trạng xảy ra khi các phần tử ố vàng, chẳng hạn như cặn thức ăn hoặc đồ uống, tích tụ trên màng protein bao phủ men răng. Các vết ố thường xuất hiện do hút thuốc lá hoặc thường xuyên uống trà, cà phê, rượu vang hoặc nước ngọt đậm màu (cola). Tuy nhiên, tình trạng này có thể đáp ứng tốt với việc làm sạch răng thường xuyên bằng kem đánh răng có tác dụng làm trắng.
Yếu tố bên trong
Đối với trường hợp này thì các vết ố được hình thành bên dưới bề mặt của răng. Các phần tử ố vàng hoạt động xuyên qua mặt ngoài của răng và tích tụ bên trong men răng. Nguyên nhân chính là do sử dụng các sản phẩm chứa quá nhiều fluor, thuốc kháng sinh tetracycline hoặc có thể do bẩm sinh. Các vết ố bên trong răng thường khó loại bỏ hơn, nhưng vẫn có thể khắc phục được bằng việc sử dụng các sản phẩm tẩy trắng răng hoặc thực hiện các phương pháp phục hình thẩm mỹ.
Yếu tố tuổi tác
Theo thời gian, khi bạn già đi thì lớp men bao phủ răng bắt đầu bị mài mòn và trở nên mỏng hơn, làm lộ ra ngà răng, khiến cho răng thường có màu vàng. Hoặc đôi khi, sự đổi màu răng liên quan đến tuổi tác có thể được gây ra bởi cả yếu tố bên ngoài và bên trong răng của bạn. Dưới tác động của một số loại thực phẩm, đồ uống và thuốc lá sẽ khiến hầu hết răng của người trưởng thành đều bị đổi màu theo tuổi tác.
Nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu
Như đã đề cập ở trên, đồ ăn và thức uống là hai tác nhân gây nên tình trạng đổi màu răng. Ngoài ra, còn một số vấn đề khác cũng có thể khiến răng xỉn màu, chẳng hạn như:
- Thức ăn và đồ uống: cà phê, trà, nước ngọt đậm màu, rượu vang, chocolate, nước sốt đỏ, thậm chí là một số loại trái cây, rau quả ví dụ như táo và củ dền đỏ đã được chứng minh là nguyên nhân khiến răng bị đổi màu
- Thuốc lá: hút và nhai thuốc lá đều góp phần làm cho răng bị ố
- Vệ sinh răng miệng: không chải răng, không dùng chỉ nha khoa đủ thời gian để loại bỏ vết bẩn có thể gây tích tụ mảng bám ở răng
- Bệnh lý: một số bệnh ảnh hưởng đến men răng và ngà răng (lớp bên dưới men răng), ví dụ như các bệnh nhiễm trùng ở mẹ bầu có thể dẫn đến đổi màu răng ở trẻ do ảnh hưởng đến sự phát triển men răng.
- Thuốc: kháng sinh tetracycline và doxycycline luôn được nhắc đến với tác dụng phụ có thể làm đổi màu răng khi dùng cho trẻ đang trong giai đoạn phát triển răng (trước 8 tuổi). Nước súc miệng có chứa chlorhexidine cũng có thể làm ố răng.
- Chấn thương: ở trẻ nhỏ khi mà răng vẫn đang phát triển, tổn thương do ngã có thể làm rối loạn quá trình hình thành men răng. Răng trưởng thành khi gặp chấn thương cũng có thể bị xỉn màu.
- Vật liệu nha khoa: một số vật liệu được sử dụng trong nha khoa, chẳng hạn như hỗn hống (hợp kim của thủy ngân) và bạc sunfua có thể tạo ra màu đen xám cho răng.
- Môi trường: hàm lượng cao fluor tự nhiên trong nguồn nước hoặc do sử dụng quá nhiều các sản phẩm có chứa fluor như nước súc miệng, kem đánh răng và các chất bổ sung fluor bằng đường uống đều có thể gây đổi màu răng
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, thì yếu tố tuổi tác và di truyền cũng có thể khiến một số người có men răng kém trắng sáng hơn so với bình thường .
Làm sao điều trị răng xỉn màu?
Tìm hiểu thêm: Bệnh tiểu đường nên uống gì và không nên uống gì?
Răng xỉn màu là tình trạng rất thường gặp, tuy nhiên may mắn rằng hiện nay có nhiều phương pháp điều trị có thể giải quyết được vết ố trên răng. Tùy vào từng trường hợp cũng như nhu cầu của bản thân mà bạn có thể lựa chọn một trong các cách sau:
Điều trị tại nhà
Sử dụng các sản phẩm không kê đơn như kem đánh răng và miếng dán làm trắng có thể làm giảm các mảng bám trên bề mặt, tuy nhiên biện pháp này ít hiệu quả đối với các vết ố do yếu tố bên trong răng. Một cách khác có thể áp dụng được tại nhà đó là sử dụng khay làm trắng răng, nhưng bạn cần phải đến gặp nha sĩ để được tư vấn và hướng dẫn về phương pháp này.
Các loại trái cây có tính axit như chanh, cam, giấm táo cũng có tác dụng làm mờ vết xỉn màu của răng. Nhưng không nên lạm dụng nó, vì axit có tính mài mòn rất cao, khi tiếp xúc lâu ngày có thể khiến men răng bị hư.
Điều trị tại nha khoa
- Tẩy trắng răng: nha sĩ sẽ áp dụng quy trình chuyên nghiệp cùng với các thuốc tẩy trắng có chứa dung dịch hydrogen peroxide để làm trắng răng. Đôi khi có thể cần kết hợp thêm nhiệt độ và ánh sáng chuyên dụng để đẩy nhanh quá trình tẩy trắng. Phương pháp này sẽ có hiệu quả tốt với trường hợp răng xỉn màu do các yếu tố trên bề mặt răng. Đối với các vết ố sâu bên trong thì còn phụ thuộc vào mức độ xỉn màu, nếu nhẹ thì vẫn có thể đáp ứng với tẩy trắng răng.
- Bọc răng sứ: đây là giải pháp giúp phục hình lại thẩm mỹ cho hàm răng bằng cách sử dụng mão răng sứ để lắp lên răng thật. Qua đó, có thể giúp che phủ vùng răng bị xỉn màu hoặc lấp đầy các khoảng trống mất răng, trả lại hàm răng đẹp và trắng sáng cho bạn.
- Dán sứ veneer: là một kỹ thuật nha khoa hiện đại đang được nhiều người lựa chọn. Nha sĩ sẽ dán một lớp sứ mỏng để làm “vỏ” bao phủ mặt trước của răng, nhằm cải thiện màu sắc cũng như hình dáng nụ cười của bạn. Nếu sử dụng phương pháp dán veneer, bạn cần lưu ý tránh cắn vào thức ăn cứng bằng răng cửa để tránh bị vỡ lớp sứ.
Phòng ngừa răng xỉn màu
>>>>>Xem thêm: Bạn nên làm gì khi sổ tiêm chủng của con bị mất?
Chỉ với một số biện pháp đơn giản như thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hằng ngày, bạn đã có thể ngăn ngừa tình trạng răng xỉn màu. Để thực hiện điều đó bạn nên:
Trường hợp răng có màu bất thường kéo dài không rõ nguyên nhân, mặc dù bạn đã cố gắng vệ sinh răng miệng tốt nhất cũng như thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh, hãy đến gặp nha sĩ để có hướng giải quyết tốt nhất cho tình trạng của bạn.
Răng xỉn màu là một vấn đề thẩm mỹ, không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự tự tin trong cuộc sống. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng. Hãy thay đổi một số thói quen để có được nụ cười trắng sáng và rạng rỡ. Đồng thời, nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn có thể đến bệnh viện hoặc các trung tâm nha khoa uy tín để điều trị và lấy lại nụ cười hằng mơ ước.