Các bệnh lý tai mũi họng như viêm họng, viêm xoang, viêm tai… thường phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trong đó, môi trường sống, sự thay đổi thời tiết khi giao mùa… là những tác nhân chính khiến bạn dễ mắc bệnh. Dù các bệnh lý này ít khi nghiêm trọng nhưng các triệu chứng của bệnh có thể khiến bạn thấy khó chịu, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và bệnh cũng thường tái đi tái lại nếu không điều trị đúng cách.
Bạn đang đọc: Top 3 các bệnh lý tai mũi họng thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Do đó, việc chủ động tìm hiểu về các bệnh lý tai mũi họng phổ biến cũng như cách điều trị, phòng ngừa là rất cần thiết. Sau đây, bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé!
Nội Dung
Top 3 các bệnh lý tai mũi họng thường gặp trong thời điểm giao mùa
Thời tiết thay đổi hoặc sự chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển, gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, cảm cúm…[1], [2]. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lý về tai mũi họng như:
1. Viêm họng
Viêm họng là tình trạng niêm mạc của họng bị viêm, gây đau rát, ngứa và kích ứng tăng cảm. Các triệu chứng khó chịu thường tăng lên khi nuốt [3]. Nguyên nhân gây viêm họng rất phong phú, trong đó các nguyên nhân xuất phát từ môi trường, liên quan tới thời tiết thường bao gồm [4]:
- Nhiễm virus: chẳng hạn như virus gây cảm lạnh hoặc cúm
- Nhiễm vi khuẩn: chẳng hạn như liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes)
- Dị ứng
- Kích ứng do khói thuốc: Do hút thuốc hoặc tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá
Tùy thuộc và nguyên nhân gây viêm họng mà bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau. Chẳng hạn, đối với viêm họng do virus, các triệu chứng thường bao gồm [4]:
- Đau rát họng
- Ho
- Khàn tiếng
- Sổ mũi
- Có thể có kèm viêm kết mạc mắt
Đối với viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A, các triệu chứng thường bao gồm [4]:
- Sốt
- Đau nhiều, tăng lên khi nuốt
- Amidan sưng đỏ
- Xuất hiện các mảng trắng hoặc mủ trên amidan
- Có các mảng đỏ trên vòm họng
- Đau, sưng hạch ở cổ
Hầu hết các cơn đau họng thường tự khỏi trong vòng một tuần [4]. Nếu không nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số giải pháp tại nhà để làm dịu, giúp các triệu chứng mau thuyên giảm như [5]:
- Súc miệng bằng nước muối ấm
- Uống nhiều nước
- Ăn thức ăn mềm
- Ngừng hút thuốc và tránh hít khói thuốc thụ động
- Sử dụng thuốc không kê đơn chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc trị nghẹt mũi, thuốc kháng viêm, viên ngậm hoặc xịt họng để giảm đau…
Trường hợp viêm họng do vi khuẩn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng thuốc này không có tác dụng trong điều trị virus. Do đó, tốt nhất bạn nên theo dõi kỹ các triệu chứng. Trường hợp viêm họng không thuyên giảm và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như khó thở, khó nuốt, ứ đọng nước miếng, khò khè… bạn nên đi khám [6].
2. Viêm xoang
Xoang là những hốc rỗng chứa đầy không khí, sắp xếp cân đối ở hai bên và nằm trong khối xương mặt, có chức năng làm giảm bớt trọng lượng của đầu, đệm đỡ giảm chấn khi va đập, làm ấm và làm ẩm không khí khi hít thở, cộng hưởng khi phát âm. Hệ nhầy – lông chuyển của niêm mạc xoang – có tác dụng giúp xoang luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu niêm mạc của mũi xoang bị viêm, sự sung huyết, phù nề làm bít tắc lỗ thông mũi xoang, sẽ gây cản trở sự lưu thông khí và dẫn lưu dịch nhầy, dẫn đến ứ đọng và yếm khí, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển sẽ thúc đẩy viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn [7]. Lúc này, viêm xoang thực thụ sẽ xuất hiện với các dấu hiệu như [7]:
Chảy dịch mũi sau (chất nhầy chảy xuống cổ họng) hoặc chảy dịch mũi trước (chảy ra cửa mũi, nước mũi có thể loãng hoặc đặc, có màu vàng hoặc xanh lá cây)
- Nghẹt mũi: có thể nghẹt 1 bên hoặc 2 bên. Nghẹt 1 phần hoặc hoàn toàn
- Nặng mặt, đau vùng mặt: đặc biệt là khu vực xung quanh mũi, mắt và trán. Đau tăng khi ấn vào hoặc khi xoay đầu, khi cúi xuống.
- Đau đầu vùng thái dương, sau gáy, có thể có đau tai
- Sốt
- Ho
- Mệt mỏi
- Hơi thở hôi
Tùy theo các giai đoạn viêm hoặc tùy theo mức độ nhẹ, vừa và nặng mà sẽ có những phương pháp điều trị viêm xoang thích hợp. Đối với trường hợp viêm xoang nhẹ, chưa có biến chứng thì nên ưu tiên các giải pháp điều trị không dùng thuốc kháng sinh và không phẫu thuật như [8]:
- Uống nhiều nước
- Nghỉ ngơi nhiều
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch đường mũi và giảm nghẹt mũi
- Tránh khói thuốc và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
- Có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen
Nếu triệu chứng viêm xoang không cải thiện, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ mũi steroid. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc xịt/nhỏ mũi chống nghẹt quá 3 đến 5 ngày để tránh viêm mũi do thuốc, làm cho tắc nghẽn trở nên nặng nề hơn [7]. Chỉ khi đã điều trị nội khoa tích cực mà vẫn không hiệu quả thì chỉ định điều trị bằng phẫu thuật mới được đặt ra.
3. Viêm tai
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý dành cho người bị cao huyết áp và thoái hóa khớp
Viêm tai được hiểu là tình trạng nhiễm trùng tai gây đau, chảy dịch, ảnh hưởng tới thính lực của người bệnh. Trong đó, phổ biến là:
Các triệu chứng của viêm tai ngoài bao gồm [9]:
- Đau tai: đặc biệt là khi kéo hoặc giật vành tai. Cơn đau có thể lan ra cả một bên mặt
- Đỏ và sưng ở tai ngoài
- Ngứa bên trong tai
- Đôi khi có cảm giác đầy tai hoặc có gì đó trong tai
- Chảy dịch ra cửa tai
- Đôi khi có giảm hoặc mất thính lực tạm thời nếu sưng phù bít lấp ống tai
- Sốt nhẹ
Đối với viêm tai giữa, các triệu chứng thường cũng giống như viêm tai ngoài. Tuy nhiên, khác ở chỗ là khi tác động lên vành tai thì không ảnh hưởng tới triệu chứng đau, nghe kém nhiều hơn và chảy dịch nhiều hơn nếu có thủng màng nhĩ… [11].
Thông thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể đủ sức để chống lại nhiễm trùng tai nên không phải lúc nào cũng cần dùng đến kháng sinh. Một số cách điều trị viêm tai tại nhà được khuyến khích gồm [12]:
- Nghỉ ngơi
- Bổ sung đủ nước
- Vệ sinh và làm thông thoáng mũi họng
- Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt
Nếu viêm tai không đỡ mà trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở trẻ em, thì nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ tai hoặc can thiệp tiểu thủ thuật phù hợp với tình trạng bệnh.
Lưu ý khi điều trị các bệnh lý tai mũi họng:
Theo Ths.Bs Nguyễn Ngọc Bách (Chuyên khoa tai mũi họng tại Jio Health), khi điều trị các bệnh lý tai mũi họng thì cần điều trị cả nguyên nhân và triệu chứng. Trong quá trình điều trị, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà một số trường hợp sẽ được chỉ định thực hiện các thủ thuật tai mũi họng. Đối với các trường hợp này, để giảm đau, giảm viêm, giảm phù nề sau khi thực hiện, người bệnh có thể được chỉ định dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau. Các loại thuốc này thường được phân thành 3 nhóm là:
- Nhóm NSAID: Được sử dụng để giảm đau, giảm viêm và hạ sốt [13]
- Nhóm Corticoid: Có tác dụng ức chế miễn dịch, làm giảm đi phản ứng viêm quá mức, gây hại [14]
- Kháng viêm dạng men: Nhóm thuốc có nguồn gốc tự nhiên, do các tuyến hoặc do vi sinh vật tiết ra. Thuốc có đặc tính kháng viêm, giảm phù nề, tan đờm, cải thiện vi tuần hoàn tại chỗ ở mô viêm, do đó giúp bảo vệ và thúc đẩy quá trình lành thương, kể cả sau phẫu thuật.
Tuy nhóm corticoid và NSAID có đặc tính kháng viêm mạnh hơn nhóm dạng men nhưng cũng tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ. Vì thế, các bác sĩ luôn cân nhắc khi dùng. Tác dụng phụ của corticoid thường đáng lo ngại nhất, người ta hay ví nó như “con dao 2 lưỡi” vì có thể gây ra những tác động tiêu cực tới hệ nội tiết, tim mạch, tiêu hóa, cơ xương…thậm chí cả hệ thần kinh tâm thần… [14]
So với hai nhóm thuốc “truyền thống” kể trên, nhóm kháng viêm dạng men ít tác dụng phụ, an toàn và dễ dung nạp hơn. Vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn sao cho vừa đạt được mục đích điều trị, vừa giữ được độ “an toàn” tốt nhất. Đối với các trường hợp không cần thiết phải dùng đến kháng viêm quá mạnh thì kháng viêm dạng men là lựa chọn được ưu tiên để hạn chế những tác dụng phụ nguy hiểm.
Mời bạn cùng theo dõi video sau đây để hiểu hơn về việc kháng viêm an toàn cho các bệnh lý tai mũi họng từ bác sĩ từ Ths. Bs. CKI Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Khoa Nội tổng quát tại Jio Health và Ths. Bs. Nguyễn Ngọc Bách – Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Jio Health.
Cách phòng ngừa các bệnh lý tai mũi họng trong thời điểm giao mùa
>>>>>Xem thêm: Cách trị kinh nguyệt ra ít tại nhà hiệu quả, không cần thuốc
Khi giao mùa, thời tiết hay rơi vào trạng thái “ẩm ương”, cơ thể chưa thích nghi kịp, hơn nữa các yếu tố gây hại từ môi trường dường như cũng “bùng nổ”. Các cơ quan “cửa ngõ” sẽ là những nơi đầu tiên hứng chịu các bất lợi đó, điển hình là hệ hô hấp mà tai mũi họng là đại diện. Các bệnh lý về tai mũi họng tuy phổ biến nhưng cách phòng ngừa đôi khi lại rất đơn giản, cho nên, cần lưu ý những vấn đề sau để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và duy trì được sức khỏe chung [15], [16]:
- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý
- Đảm bảo chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ
- Đảm bảo chế độ vệ sinh thường xuyên, đúng cách
- Duy trì lối sống lành mạnh, không lạm dụng các chất kích thích
- Phòng hộ cá nhân, tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây các bệnh về hô hấp, dị ứng…từ môi trường
- Tập thể dục thường xuyên, nâng cao thể chất
Tóm lại, hầu hết các bệnh này khá “phổ thông”, không nguy hiểm nhưng rất dễ mắc phải. Tuy nhiên, nếu áp dụng những biện pháp “tự chữa” tại nhà mà không kết quả, bạn nên đi khám để được điều trị triệt để hơn. Bạn cần nhớ tuân thủ điều trị, đặc biệt là vấn đề sử dụng thuốc luôn rất quan trọng, đảm bảo hiệu quả và an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho lành bệnh và hồi phục sức khỏe.