Máy xông mũi họng – Cứu tinh của các bệnh hô hấp mạn tính

Máy xông mũi họng – Cứu tinh của các bệnh hô hấp mạn tính

Máy xông mũi họng – Cứu tinh của các bệnh hô hấp mạn tính

Máy xông mũi họng (máy xông khí dung) là thiết bị y tế dùng trong điều trị các bệnh về đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ nang, giãn phế quản, đặc biệt là bệnh hen suyễn. Sản phẩm này giúp đưa thuốc vào đường hô hấp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mời bạn tìm hiểu kỹ hơn về thiết bị này nhé.

Bạn đang đọc: Máy xông mũi họng – Cứu tinh của các bệnh hô hấp mạn tính

Máy xông mũi họng giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh hen suyễn và nhiều bệnh hô hấp khác hiệu quả bằng cách chuyển đổi thuốc từ dạng lỏng sang dạng sương mù để thuốc có thể dễ dàng đi vào phổi hơn.

Máy xông mũi họng được dùng trong những trường hợp nào?

Máy xông khí dung thường được dùng cho nhiều đối tượng, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi mắc phải các bệnh mạn tính về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…

Ngoài ra, máy này cũng thường được chỉ định dùng cùng với một số loại thuốc nhất định như thuốc làm giãn phế quản có tác dụng dài hạn, thuốc kháng cholinergic…

Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi và từng loại bệnh mà bạn có thể lựa chọn những loại máy xông mũi họng khác nhau.

Tác dụng của máy xông mũi họng

Máy xông mũi họng – Cứu tinh của các bệnh hô hấp mạn tính

Đối với bệnh hen suyễn, máy sẽ giúp cắt giảm các cơn hen một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Máy hoạt động bằng cách chuyển đổi thuốc dưới dạng chất lỏng thành hơi sương, giúp đưa thuốc trực tiếp vào phổi một cách dễ dàng. Nhờ vậy, thuốc sẽ phát huy tác dụng nhanh (trong vòng khoảng 5 phút), giúp cắt giảm các cơn hen cấp tính một cách nhanh chóng. Ngoài ra, loại máy này còn giúp bệnh nhân hạn chế các tác dụng phụ của thuốc.

Trong khi đó, các loại thuốc dạng uống sẽ có tác dụng chậm hơn (khoảng từ 30–60 phút mới có thể phát huy hiệu quả), do chúng phải đi qua dạ dày, sau đó qua đường máu rồi mới đến các tế bào ở đường hô hấp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thiết bị này để vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý.

Các loại máy xông mũi họng phổ biến

Tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng bệnh mà bạn có thể lựa chọn dùng một trong những loại máy sau:

  • Máy xông mũi họng dạng nén khí. Thiết bị này bao gồm một máy nén khí được kết nối với một cốc đựng thuốc và một mặt nạ. Chúng hoạt động bằng cách nén khí, biến thuốc ở dạng lỏng thành dạng hơi. Máy xông mũi họng dạng nén khí thường lớn, cồng kềnh, sử dụng pin hoặc điện để hoạt động.
  • Máy xông mũi họng siêu âm. Thiết bị này sử dụng các sóng siêu âm để chuyển thuốc dạng lỏng thành dạng hơi, giúp bệnh nhân hít thuốc vào phổi dễ dàng hơn. Máy thường có tốc độ phun khí nhanh, hạn chế lượng thuốc mất đi hoặc phân tán khi xông. Kích thước của máy thường nhỏ và máy sử dụng pin nên bạn có thể dễ dàng mang theo khi đi du lịch. Tuy nhiên, giá thành của nó khá cao.
  • Máy xông mũi họng dạng lưới. Chúng hoạt động bằng cách cho dung dịch thuốc đi qua một tấm lưới với vô số lỗ nhỏ để biến thuốc thành các hạt sương li ti. Loại máy này đem lại hiệu quả cao hơn hai loại máy trên nhưng đồng thời giá thành cũng khá cao.

Tìm hiểu thêm: Bí quyết cải thiện tình trạng bị chóng mặt khi mang thai

Máy xông mũi họng – Cứu tinh của các bệnh hô hấp mạn tính

>>>>>Xem thêm: Kháng thể kháng Glycan

Các bước sử dụng máy xông mũi họng

Trước khi dùng máy xông khí dung, bạn nên lưu ý làm sạch mũi họng để tránh trường hợp các vật cản trong mũi (như dịch nhầy) cản trở thuốc đi vào đường hô hấp.

Cho thuốc vào máy

Sau khi rửa tay sạch sẽ, bạn hãy cho thuốc vào cốc đựng thuốc của máy với liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau đó, lắp cốc vào máy thật chặt, đồng thời đảm bảo thuốc không bị tràn ra ngoài.

Lắp các bộ phận khác của máy vào và tiến hành xông thuốc

Khi xông thuốc, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Sau khi khởi động máy, hãy đảm bảo rằng bạn nhìn thấy được màn sương tỏa ra từ máy. Nếu không thấy, bạn hãy kiểm ra lại các kết nối.
  • Nếu sử dụng ống thở thì bạn hãy đặt nó lên lưỡi sao cho miệng ngậm thật thoải mái. Còn nếu dùng mặt nạ, bạn hãy chỉnh dây đeo cho vừa vặn với khuôn mặt.
  • Thư giãn và hít thở thật sâu bằng miệng cho đến khi hết thuốc.
  • Khi hết thuốc, máy sẽ có tiếng kêu để báo cho bạn kết thúc việc xông thuốc. Tùy thuộc vào loại thuốc và loại máy mà thời gian xông thuốc sẽ khác nhau. Thông thường thì một lần điều trị bằng máy xông mũi họng sẽ mất khoảng 5-20 phút.

Những lưu ý khi dùng máy

Người bệnh có thể dùng máy này tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng, liều lượng thuốc, thời gian xông đối với từng loại bệnh khác nhau để có thể tự sử dụng thiết bị một cách an toàn và hiệu quả.

Đối với một số tình trạng bệnh về đường hô hấp nhất định, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Do đó, bạn sẽ xông thuốc với liều lượng đúng theo đơn (thường khoảng 10–15 phút). Tuy nhiên, trong trường hợp vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, bạn không nên xông quá 15 phút (khoảng 5–10 phút).

Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên vệ sinh máy thật sạch sẽ bằng xà phòng dịu nhẹ để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc theo đường xông đi vào cơ thể. Bạn có thể khử trùng các bộ phận của máy bằng cách luộc chúng từ 15–20 phút. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nên luộc ống dẫn khí. Sau đó, lắp máy và cho không khí chạy qua trong 20 giây để các bộ phận đều khô.

Việc sử dụng máy xông khí dung để điều trị những bệnh về hô hấp là phương pháp ngày càng được sử dụng phổ biến.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *