Bên cạnh những phương pháp điều trị y tế, người bị viêm túi thừa còn có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp để xoa dịu các triệu chứng đang phát tác.
Bạn đang đọc: Bật mí người bị viêm túi thừa nên và không nên ăn gì
Ngày nay, viêm túi thừa đang trở thành một trong nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến nhất liên quan đến hệ tiêu hóa. Các phương pháp điều trị chủ yếu gồm sử dụng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia còn khuyến nghị người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống đặc biệt trong suốt quá trình điều trị nhằm nâng cao kết quả đạt được.
Một số nghiên cứu còn cho thấy những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng, chẳng hạn như tăng cường chất xơ và hạn chế thịt đỏ, có thể hỗ trợ xoa dịu các triệu chứng viêm túi thừa.
Nếu bạn vẫn biết người bị viêm túi thừa nên và không nên ăn gì, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung
Chế độ dinh dưỡng giúp gì cho người bị viêm túi thừa?
Theo một đánh giá từ nhiều chuyên gia vào năm 2018, yếu tố nguy cơ gây phát triển tình trạng viêm túi thừa có thể bao gồm:
- Lão hóa
- Tăng mỡ quanh bụng
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, không khoa học
- Ít rèn luyện thể chất hoặc thậm chí là lười vận động
Như vậy, có thể thấy một trong những biện pháp cải thiện bệnh hiệu quả là chú trọng thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, vì chưa có đủ bằng chứng thuyết phục nên hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng về chế độ ăn uống hợp lý nhất cho trường hợp này.
Mặc dù vậy, họ vẫn tin rằng chế độ ăn giàu chất xơ có khả năng hữu ích đối với tình trạng trên bằng cách đẩy lui những triệu chứng tiêu hóa đi chung với viêm túi thừa như đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy…
Thêm vào đó, tiếp tục áp dụng chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ trong quá trình hồi phục từ tình trạng viêm túi thừa còn giúp phòng ngừa một số biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như:
- Áp xe hoặc thủng đại tràng
- Viêm phúc mạc (nhiễm trùng niêm mạc bụng)
- Xuất hiện lỗ rò
- Quá trình vận chuyển thức ăn hoặc phân qua ruột bị tắc nghẽn
Người bị viêm túi thừa nên ăn gì?
Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, khi nói về thực phẩm có lợi cho người bị viêm túi thừa, bạn nên nghĩ đến:
Thực phẩm giàu chất xơ, “người bạn” của mọi nhà
Về cơ bản, bác sĩ sẽ khuyến nghị người bị viêm túi thừa chuyển sang dùng thức ăn dạng lỏng ngay khi phát hiện bệnh. Sau đó, họ có thể bắt đầu cải thiện dần dần bữa ăn với một lượng chất xơ nhất định. Khi các triệu chứng có xu hướng chuyển biến tích cực, chế độ ăn giàu chất xơ sẽ được áp dụng.
Theo một số nghiên cứu, trong trường hợp này, lượng chất xơ bạn nên tiêu thụ sẽ là 14g/1.000 calorie. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc bổ sung những thực phẩm sau vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày:
- Ngũ cốc như tấm lúa mì, diêm mạch, lúa mạch, lúa mì…
- Các loại đậu như đậu trắng, đậu gà, đậu Hà Lan, đậu lăng…
- Một số loại trái cây quen thuộc như lê, bơ, mận…
- Rau củ quả tươi xanh, chẳng hạn như khoai tây, bí đao, củ cải vàng…
Tuy nhiên, những thực phẩm trên chỉ là khuyến nghị tổng quan. Nếu bạn bị dị ứng hoặc phát hiện các dấu hiệu có xu hướng trở nặng sau khi dùng bất kỳ thực phẩm nào, hãy ngưng ngay lập tức và mau chóng đến bệnh viện để được kiểm tra toàn diện.
Ngoài ra, một số bác sĩ cũng có thể đề nghị người bị viêm túi thừa bổ sung thêm chất xơ với methylcellulose (Citrucel) hoặc psyllium (Metamucil).
Probiotic đóng vai trò hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả
Lợi khuẩn hay probiotic là những vi khuẩn có lợi đóng vai trò duy trì sức khỏe đường ruột. Một nghiên cứu tiến hành trong năm 2013 đã cho thấy bổ sung lợi khuẩn probiotic có khả năng cải thiện kết quả chữa trị viêm túi thừa đáng kể, đặc biệt khi bạn phối hợp hiệu quả với thuốc điều trị.
Bạn có thể cung cấp thêm vi khuẩn có lợi cho cơ thể bằng chế phẩm sinh học. Tuy nhiên, hầu hết mọi người ưa chuộng phương pháp bổ sung qua việc ăn uống hơn. Lợi khuẩn chủ yếu có nhiều trong sữa chua và một số thực phẩm lên men như:
- Dưa cải muối chua sauerkraut
- Nấm sữa kefir
- Tempeh, món ăn truyền thống làm từ đậu nành lên men ở Indonesia
- Tương miso, thực phẩm quen thuộc đến từ Nhật
Những người đã và đang sử dụng thuốc kháng sinh có thể cân nhắc việc đưa các loại thực phẩm trên vào chế độ ăn uống nhằm hỗ trợ tái tạo hệ vi khuẩn đường ruột theo hướng tích cực.
Người bị viêm túi thừa cần tránh ăn gì?
Trong nhiều năm trở lại đây, mọi người đang có xu hướng xây dựng chế độ ăn uống thường ngày với lượng lớn thịt đỏ và ngũ cốc tinh chế. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ lại rất ít.
Theo kết quả nghiên cứu năm 2017, chế độ dinh dưỡng này có nguy cơ khiến tình trạng viêm túi thừa trở nên tệ hơn.
Mặt khác, trong quá khứ, một số chuyên gia cho rằng người bị viêm túi thừa nên tạm thời loại bỏ các loại hạt (hạt bí, vừng, hạt trong dâu tây, dưa leo và mâm xôi…) ra khỏi khẩu phần ăn cho đến khi sức khỏe bình phục hẳn.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy những thực phẩm trên không gây bất lợi cho người bệnh. Ngoài ra, tùy theo thể trạng mà thực phẩm khiến các triệu chứng bệnh tệ hơn có thể khác nhau ở mỗi người.
Mặc dù vậy, phần lớn trường hợp người bị viêm túi thừa sẽ cần hạn chế hoặc tốt nhất là tránh xa:
Nhóm thực phẩm FODMAP
Thực phẩm thuộc nhóm FODMAP thường chứa nhiều carbohydrate và có thể gây ra một số vấn đề tiêu hóa như đầy hơi chướng bụng hay tiêu chảy. Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng, hạn chế các loại thực phẩm này có thể giúp giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng, đồng thời xoa dịu các dấu hiệu viêm túi thừa.
Tìm hiểu thêm: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt – Làm sao để hạ nhiệt cho trẻ?
Những thực phẩm FODMAP quen thuộc bao gồm:
- Hành tây, nấm, súp lơ và tỏi
- Táo, mơ, trái cây sấy khô, đào
- Sữa và một số thực phẩm làm từ nó, chẳng hạn như phô mai
- Đường và chất tạo ngọt
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia đề ra giả thiết nếu kết hợp chế độ ăn giàu chất xơ kết hợp với thực phẩm FODMAP có nguy cơ sinh ra khí dư, góp phần thúc đẩy triệu chứng viêm túi thừa phát triển nặng hơn. Do đó, bạn nên cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm tiêu dùng.
Thịt đỏ
Thường xuyên tiêu thụ nhiều thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn cũng góp phần gây bất lợi cho người bị viêm túi thừa. Nếu bạn yêu thích loại thực phẩm này, hãy dần dần hạn chế bằng cách giới hạn lượng thịt đỏ tiêu thụ mỗi ngày không quá 51g, đồng thời đừng quên ăn kèm với 23g chất xơ nhé.
>>>>>Xem thêm: Phù não
Ngoài ra, để đảm bảo cơ thể nhận đủ protein, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bị viêm túi thừa nên thay thế thịt đỏ bằng thịt gia cầm hoặc cá.
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến bệnh viêm túi thừa
Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt góp phần không nhỏ trong sự phát triển của tình trạng viêm túi thừa. Ngoài ra, một số yếu tố còn có thể tác động đến bệnh bao gồm:
- Béo phì
- Hút thuốc lá
- Lạm dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID), corticosteroid hoặc nhóm thuốc giảm đau opioid
- Hàm lượng vitamin D thấp do da ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Gene di truyền, mặc dù các chuyên gia cần nhiều bằng chứng thuyết phục hơn cho giả thiết này
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến những triệu chứng viêm túi thừa. Một số thực phẩm có thể giúp xoa dịu chúng, trong khi số khác lại khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bị viêm túi thừa nên cân nhắc nên và không nên ăn gì trong thời gian này.