Phát hiện sớm triệu chứng viêm tụy, giảm nhiều rủi ro

Phát hiện sớm triệu chứng viêm tụy, giảm nhiều rủi ro

Phát hiện sớm triệu chứng viêm tụy, giảm nhiều rủi ro

Viêm tụy là trường hợp cần được điều trị càng sớm càng tốt, vì lâu dài có thể dẫn tới suy đa tạng và nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Do đó, nhận biết các triệu chứng viêm tụy từ sớm, nhập viện và điều trị kịp thời là chìa khóa để giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Bạn đang đọc: Phát hiện sớm triệu chứng viêm tụy, giảm nhiều rủi ro

Các biển hiện viêm tụy gồm những gì, khi nào cần gọi cấp cứu ngay lập tức? Cùng tìm hiểu nhé!

Những người có nguy cơ cao bị viêm tụy

Dù viêm tụy có thể xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng nếu thuộc một trong các nhóm dưới đây thì nguy cơ của bạn sẽ cao hơn. Đó là:

  • Có các thành viên trong gia đình bị viêm tụy
  • Bị sỏi mật hoặc gia đình có người bị sỏi mật
  • Người béo phì, thừa cân, chỉ số chất béo trung tính trong máu cao
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Người nghiện rượu nặng, uống từ 3 ly rượu nặng trở lên mỗi ngày hoặc uống rượu lâu năm
  • Hút thuốc lá nhiều năm
  • Từng phẫu thuật bụng hoặc tổn thương ở bụng
  • Bệnh xơ nang
  • Ung thư tuyến tụy
  • Mức canxi máu cao

Trong những trường hợp này, bạn càng cần phải lưu tâm nhiều hơn đến triệu chứng viêm tụy.

Triệu chứng viêm tụy thường gặp là gì?

Triệu chứng chính của viêm tụy nói chung là đau bụng trên, tuy nhiên, người bệnh cấp tính và mạn tính sẽ có cảm nhận về cơn đau khác nhau.

Phát hiện sớm triệu chứng viêm tụy, giảm nhiều rủi ro

Trong đó, viêm tụy cấp khiến bạn:

  • Có cơn đau bụng thường khởi phát đột ngột, dữ dội, đặc biệt là sau khi ăn no, ăn nhiều mỡ
  • Cơn đau xuất phát từ vùng bụng phía trên rốn, bên trái, đôi khi lan ra sau lưng. Khi gập cong người sẽ thấy đỡ đau hơn (tư thế cò súng trong viêm tụy cấp)
  • Đau kéo dài trong vài ngày nếu không được điều trị

Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn nhiều, liên tục. Đã nôn nhưng bụng vẫn không đỡ đau. Một số trường hợp có thể nôn ra máu
  • Tim đập nhanh, mạch nhanh
  • Vàng mắt, vàng da

Rất nhiều người bệnh viêm tụy cấp là trong tình trạng nặng, cần phải đi khám ngay.

Còn triệu chứng viêm tụy mạn tính gồm có:

  • Hầu hết người bệnh bị đau vùng bụng trên thường xuyên âm ỉ, cơn đau có thể lan ra sau lưng, liên tục và ngày càng nghiêm trọng, nặng hơn sau khi ăn. Trong khi một số ít người không hề có triệu chứng gì cho tới khi họ bị biến chứng.
  • Các triệu chứng khác: tiêu chảy, buồn nôn, phân nhờn và có mùi hôi lạ, nôn, sụt cân.

Triệu chứng viêm tụy nặng cần gọi cấp cứu?

Người bệnh viêm tụy cần được điều trị khẩn cấp khi có những triệu chứng viêm tụy nặng:

  • Đau hoặc căng dữ dội ở bụng, hoặc ngày càng nặng
  • Sốt hoặc ớn lạnh, vã mồ hôi
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở
  • Buồn nôn và nôn
  • Da và mắt vàng
  • Bầm tím vùng hông trái (dấu Turner-Grey), hoặc quanh rốn (dấu Cullen) do xuất huyết dưới da.

Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh diễn tiến nặng, viêm hoặc tắc nghẽn tuyến tụy, túi mật, ống mật. Nếu không cấp cứu sớm, các tình trạng này nhanh chóng dẫn tới tử vong. 

Các bước chẩn đoán viêm tụy

Sau khi nhập viện, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để xem bạn có thực sự bị viêm tụy hay không bằng cách hỏi bệnh sử, tiền căn, khám bao quát, khám  bụng..

Bên cạnh đó, họ cũng yêu cầu người bệnh cần làm:

  • Xét nghiệm máu để đo nồng độ hai enzym tiêu hóa do tuyến tụy tiết ra, đó là amylase  hoặc lipase. Nồng độ hai enzym này cao cho thấy tuyến tụy đang bị viêm.
  • Chụp CT, MRI hoặc siêu âm để quan sát tuyến tụy, túi mật và ống mật chủ xem có sỏi hoặc tắc nghẽn gây nên viêm tụy cấp hay không.
  • Tìm hiểu thêm: Con trai chơi búp bê: Đừng hoảng bố mẹ nhé!

    Phát hiện sớm triệu chứng viêm tụy, giảm nhiều rủi ro

    >>>>>Xem thêm: Liệu bé cưng nhà bạn có mắc phải rối loạn hành vi ở trẻ em?

    Chẩn đoán viêm tụy mạn tính có nhiều yếu tố liên quan hơn. Viêm tụy mạn tùy theo mức độ có những triệu chứng suy tụy nội tiết và ngoại tiết (kém hấp thu): thiếu hụt hormone insulin gây đái tháo đường, thiếu enzyme tiêu hóa gây tiêu phân mỡ, tiêu chảy. Vì vậy, bạn sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm như:

    • Kiểm tra chức năng tuyến tụy  bằng test kích thích tiết Secretin: Secretin là hormone do ruột non tiết ra, có nhiệm vụ kích hoạt tuyến tụy tiết ra dịch tiêu hóa. Xét nghiệm này sẽ đo phản ứng của tụy với hormone trên xem tuyến tụy có đang hoạt động bình thường hay không.
    • Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường: Được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ viêm tụy đã làm hư hỏng các tế bào beta đảo tụy sản xuất insulin.
    • Xét nghiệm phân: Kiểm tra chất béo trong phân nhằm đánh giá khả năng bài tiết dịch tụy tiêu hóa.
    • Siêu âm nội soi: Sử dụng ống thông mang đầu siêu âm cực nhỏ đưa vào miệng, tới ruột non và đi vào ống tụy và mật nhằm ghi lại hình ảnh chi tiết của tuyến tụy, một phần gan, túi mật và ống mật.
    • Nội soi mật tụy ngược dòng: Sử dụng ống thông mang camera, cũng đi vào ống tụy và mật từ ruột non. Dưới sự hướng dẫn của X – quang, bác sĩ sẽ quan sát được tình trạng sỏi bên trong tuyến tụy hoặc sỏi mật; đồng thời loại bỏ chúng.

    Viêm tụy tiềm ẩn nhiều rủi ro gây suy đa tạng như gây suy thận, ảnh hưởng xấu đến chức năng phổi, nhiễm trùng tụy, nang giả, tiểu đường, ung thư tuyến tụy và gây suy dinh dưỡng do hệ tiêu hóa không có đủ enzym giúp phân hủy và hấp thu thức ăn. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong ở người viêm tụy cấp nặng có thể lên tới 35%. Do đó, phát hiện và điều trị viêm tụy từ sớm là rất quan trọng. Điều trị nguyên nhân giúp giảm tỉ lệ tái phát và biến chứng viêm tụy mạn.

    Qua bài viết này, hẳn bạn đã biết những triệu chứng viêm tụy điển hình, cách nhận biết chúng và các bước để chẩn đoán. Ngay khi nghi ngờ, nhớ liên hệ để được trợ giúp y tế sớm, tránh những rủi ro đáng tiếc nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *