Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bạn đo được chỉ số đường huyết là 7.2 và đang lo lắng không biết tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không, phải làm sao. Nếu vậy thì đừng bỏ qua bài viết này.

Bạn đang đọc: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Lượng đường trong máu của mỗi người sẽ thay đổi tùy vào thời điểm trong ngày, lượng tinh bột và đường trong chế độ ăn,… Muốn biết tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không, bạn phải lưu ý đến những điều này.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Chỉ số đường huyết là nồng độ đường trong máu, tính bằng miligam trên decilit (mg/dL) hoặc milimol trên lít (mmol/L). Con số 7.2 trong câu hỏi này chính xác là 7.2 mmol/L. Vậy “tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không” phải hỏi chính xác là “đường huyết 7.2 mmol/L có nguy hiểm không”

Ngưỡng chẩn đoán bệnh tiểu đường theo từng thời điểm đo như sau:

  • Lúc đói (nhịn ăn, chỉ uống nước lọc trong vòng 8 giờ trước đó): dưới 5.6 mmol/L là bình thường, 5.6 – 6.9 mmol/L là tiền tiểu đường, từ 7 mmol/L trở lên trong hai lần đo riêng biệt là bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose (sau khi uống dung dịch glucose 2 giờ): dưới 7.8 mmol/L là bình thường, 7.8 – 11.0 mmol/L là tiền tiểu đường, từ 11.1 mmol/L là bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết đo sau bữa ăn chính 2 giờ không được đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường, nhưng nếu con số này cao hơn 10,0 mmol/L được coi là tăng đường huyết.

Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Vì vậy, tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không thì sẽ tùy vào thời điểm mà bạn đo. Nếu bạn đo đường huyết lúc đói cho kết quả 7.2 mmol/L, nguy cơ bạn đã bị bệnh tiểu đường. Còn nếu như đây là kết quả sau khi uống glucose 2 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ thì không nguy hiểm.

Trong trường hợp bạn là bệnh nhân tiểu đường và đo được chỉ số đường huyết lúc đói là 7.2 mmol/L, con số này tạm thời không nguy hiểm nhưng nên được kiểm soát, sớm đưa nó xuống mức đường huyết mục tiêu là biến chứng bệnh tiểu đường trên thận, mắt, bàn chân, dây thần kinh, tim mạch… Trong đó, đáng sợ nhất là tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, đe dọa tính mạng.

Biết tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không thì phải làm sao?

Để giảm những ảnh hưởng lâu dài của bệnh tiểu đường, bạn nên giữ cho huyết áp, đường huyết và mức cholesterol máu trong phạm vi bình thường. Điều này được thực hiện thông qua việc điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê đơn (nếu có), một lối sống và chế độ ăn uống thật lành mạnh.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc trị tiểu đường với 4 loại thảo dược quý giúp đẩy lùi biến chứng

Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Tiết lộ thời gian tiêu hóa của các loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày

Khắc phục tiểu đường 7.2 bằng thực đơn khoa học

Điều bạn cần là chọn thực phẩm bổ dưỡng nhưng không tác động nhiều tới đường huyết.

Bạn nên xây dựng thực đơn theo hướng dẫn tại đây, đảm bảo đa dạng nhóm thực phẩm, giàu chất xơ, ít chất béo, ít muối.

Hạn chế rượu bia

Nếu bạn là nam giới có uống rượu bia, hãy giảm rượu ở mức dưới 2 ly hoặc bia ở mức dưới 2 lon mỗi ngày. Nếu bạn là nữ, chỉ uống dưới 1 ly rượu hoặc 1 lon bia mỗi ngày.

Giữ cân nặng khỏe mạnh

Cân nặng khỏe mạnh được tính theo chỉ số BMI. Nếu bạn thừa cân, chỉ giảm một chút, nhất là ở vùng bụng sẽ giúp bạn giảm được đường huyết 7.2 mmol/L, huyết áp và cả mức cholesterol.

Bạn nên giảm cân lành mạnh bằng chế độ ăn và tập thể dục.

Tập thể dục đều đặn

Hãy vận động nhiều nhất có thể. Mọi chuyên gia sức khỏe đều khuyên chúng ta cần vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập vừa sức, dần dần tăng thêm thời gian và độ nặng của bài tập. Người đang cần giảm cân hãy dành tối thiểu 60 phút hằng ngày cho việc tập luyện.

Rèn luyện thể chất thường xuyên sẽ tăng sức khỏe tổng thể, giảm tình trạng kháng insulin – căn nguyên của bệnh tiểu đường tuýp 2, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, nâng cao sức chịu đựng cho cơ tim và vô vàn lợi ích khác.

Bỏ thuốc lá

Bạn đang lo lắng tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không thì điều không thể bỏ qua là phải xem xem mình có hút thuốc hay đang phải hít khói thuốc thụ động hay không. Bỏ thuốc và tránh xa khói thuốc không giúp giảm chỉ số đường huyết, nhưng, điều này sẽ cắt bỏ được nguy cơ rủi ro lớn nhất để phát triển các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Thuốc lá làm tăng nhịp tim và huyết áp, hẹp mạch máu. Từ đây, các tế bào máu có điều kiện để kết dính và chất béo xấu tích tụ trên thành mạch. Những điều này có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các bệnh mạch máu khác.

Qua bài viết này, bạn đã đã giải đáp được việc tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không và giải pháp để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Hãy nhớ, mọi vấn đề sức khỏe bất thường đều cần được thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, đừng bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ và dùng thuốc nếu cần, bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *