Bạn có bao giờ băn khoăn nguyên nhân nào khiến vùng kín bỗng có cảm giác đau nhói? Khi “cô bé” bị đau nhói hay bị đau nhói ở vùng kín bạn cần làm gì?
Bạn đang đọc: 12 nguyên nhân bị đau nhói ở vùng kín và cách giải quyết
Tình trạng bị đau nhói ở vùng kín có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị và kiểm soát khác nhau. Bài viết sau đây của Kenshin.vn sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các nguyên nhân gây ra các cơn đau nhói ở vùng kín và cách xử lý hiệu quả. Mời bạn cùng tìm hiểu!
Nội Dung
- 1 “Điểm mặt” 12 nguyên nhân khiến bạn bị đau nhói ở vùng kín
- 1.1 1. Nhiễm trùng nấm men
- 1.2 2. Mụn rộp sinh dục khiến bạn bị đau nhói ở vùng kín
- 1.3 3. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác
- 1.4 4. Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV – Bacterial vaginosis)
- 1.5 5. Bị đau nhói ở vùng kín do khô âm đạo
- 1.6 6. Đau âm hộ (Hội chứng vulvodynia)
- 1.7 7. U nang tuyến Bartholin
- 1.8 8. Lạc nội mạc tử cung
- 1.9 9. Bị đau nhói ở vùng kín do bệnh viêm vùng chậu (PID – pelvic inflammatory disease)
- 1.10 10. Ung thư cổ tử cung
- 1.11 11. Các vấn đề khác ở vùng chậu
- 1.12 12. Bị đau nhói ở vùng kín do các nguyên nhân thông thường khác
- 1.13 Có thể bạn quan tâm
- 2 Khi bị đau nhói ở vùng kín cần phải làm gì?
“Điểm mặt” 12 nguyên nhân khiến bạn bị đau nhói ở vùng kín
Bỗng nhiên “cô bé bị đau nhói”, bị đau nhức âm đạo hay bị đau nhói ở vùng kín là do đâu? Theo các chuyên gia, tình trạng đau vùng kín có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như:
1. Nhiễm trùng nấm men
Tình trạng nhiễm trùng do nấm men trên âm hộ có thể gây đau nhói ở âm đạo. Dấu hiệu thường thấy hơn là ngứa, rát, sưng và đau đặc biệt khi quan hệ tình dục. Dịch tiết âm đạo của người nhiễm nấm men sẽ có màu trắng, đặc hơn và được mô tả giống như phô mai mềm.
2. Mụn rộp sinh dục khiến bạn bị đau nhói ở vùng kín
Virus Herpes simplex (HSV) gây ra bệnh mụn rộp sinh dục, xảy ra trên hoặc xung quanh gần cơ quan sinh dục. Chúng phát triển thành các mụn nước làm người bệnh cảm thấy đau ở vùng kín hay đau âm đạo. HSV lây truyền qua quan hệ tình dục, do đó, cần thực hành sinh hoạt tình dục an toàn để tránh lây lan và bùng phát bệnh.
3. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác
Tự nhiên bị đau nhói ở vùng kín khi đi tiểu là do đâu? Một nguyên nhân khiến cô bé bị đau nhói khác là bạn đang nhiễm bệnh lây qua đường tình dục. Hầu hết các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: bệnh lậu, chlamydia cũng gây đau, ngứa rát âm đạo. Khi bị đau nhói ở vùng kín và nghi ngờ các nguyên nhân từ bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thì việc đi khám và điều trị song song cho cả bạn cùng “đối tác” là cần thiết để tránh tái nhiễm.
4. Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV – Bacterial vaginosis)
Bình thường, trong âm đạo sẽ có sự phát triển cân bằng giữa một số vi khuẩn có lợi và có hại. Nhưng vì lý do nào đó mà độ pH âm đạo thay đổi có thể dẫn đến các chủng vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn và gây tình trạng viêm âm đạo. Chứng viêm này sẽ gây ngứa rát và khó chịu ở âm đạo, dịch tiết âm đạo nhiều hơn, loãng, có mùi tanh và thậm chí là khiến bạn có cảm giác đau nhói âm đạo.
5. Bị đau nhói ở vùng kín do khô âm đạo
Estrogen là hormon có vai trò kích thích sự phát triển của âm đạo, làm dày thành âm đạo, giúp bôi trơn, giữ pH âm đạo ở mức axit làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn nếu có. Khi bị thiếu estrogen từ các nguyên nhân như dùng thuốc tránh thai, cho con bú hay mãn kinh cũng sẽ làm âm đạo khô và gây ra cảm giác đau vùng kín, thậm chí là bị đau nhói ở vùng kín.
Tình trạng thiếu estrogen ở mức nghiêm trọng sẽ dẫn đến âm đạo mỏng, khô và hình thành viêm ở thành âm đạo. Tình trạng này được gọi là teo âm đạo hay viêm teo âm đạo, thường gặp ở phụ nữ giai đoạn sau khi mãn kinh. Tình trạng teo âm đạo không chỉ làm đau nhói ở vùng kín khi quan hệ tình dục mà còn đi kèm triệu chứng tiểu buốt.
6. Đau âm hộ (Hội chứng vulvodynia)
Đau âm hộ còn gọi là hội chứng vulvodynia là một chứng đau mãn tính ở số ít phụ nữ mà chưa xác định được nguyên nhân. Hội chứng này không đến từ viêm nhiễm hay các bệnh lý khác mà gây ra cảm giác bị đau nhói ở vùng kín khi quan hệ tình dục hay sử dụng tampon. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp đau mà không do bất kỳ sự tác động nào vào cơ quan sinh dục.
7. U nang tuyến Bartholin
Theo các chuyên gia sức khỏe, một nguyên nhân gây đau nhức vùng kín khác là u nang tuyến Bartholin. Nang tuyến Bartholin là những nang tuyến âm hộ lớn phổ biến, chứa chất nhầy và tiết ra ở hai bên lỗ âm đạo. Khi các tuyến này bị tắc nghẽn chúng trở thành u nang. U nang to gây ngứa âm hộ, đau khi giao hợp, kể cả khi đi lại hay đang ngồi. Nặng hơn là những u nang này bị nhiễm khuẩn và tạo thành khối áp xe khiến bạn có cảm giác đau vùng kín hay bị đau nhói ở vùng kín.
8. Lạc nội mạc tử cung
Đây là tình trạng các tế bào niêm mạc tử cung (màng trong tử cung) được tìm thấy ở ngoài tử cung phụ nữ. Trình trạng này gây đau khi quan hệ tình dục, kinh nguyệt ra nhiều. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Đi tiểu đau
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy lạc nội mạc tử cung tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở phụ nữ. Nhận biết các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư buồng trứng, như:
- Đau dạ dày, đầy hơi dai dẳng
- Đi tiểu thường xuyên hoặc khẩn cấp hơn
- Khó ăn hoặc cảm thấy no nhanh hơn.
9. Bị đau nhói ở vùng kín do bệnh viêm vùng chậu (PID – pelvic inflammatory disease)
PID là một bệnh lý nhiễm trùng cơ quan sinh sản ở phụ nữ bao gồm: tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, tình trạng này cũng làm bạn có cảm giác đau nhức vùng kín hay cô bé bị đau nhói. Nguyên nhân của PID thường từ các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như chlamydia, bệnh lậu hay từ viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra.
10. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm thường không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, ở các bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến triển sẽ có các triệu chứng bao gồm:
- Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, giữa các kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh.
- Dịch âm đạo chảy nước, có máu, có mùi hôi.
- Đau vùng chậu hoặc đau khi giao hợp.
Nếu bạn đang gặp những triệu chứng này và chưa xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung trong năm qua, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ bạn nhé.
11. Các vấn đề khác ở vùng chậu
Các triệu chứng đau nhức ở vùng chậu cũng gây ra cho bạn cảm giác bị đau nhói ở vùng kín, có thể từ các nguyên nhân:
- Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu: giãn tĩnh mạch (thường thấy ở chi dưới) cũng có thể xảy ra ở vùng chậu làm máu ứ lại vùng này gây sưng và đau.
- Kích thích dây thần kinh lưng: một trong những dây thần kinh chính của vùng xương chậu.
Triệu chứng đau vùng nhậu có thể là một dấu hiệu vô hại của bộ phận sinh sản nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho những nguyên nhân gây nguy hiểm, cần được lưu ý phát hiện kịp thời. Do đó, khi bị đau nhói vùng kín, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân, có hướng xử lý phù hợp và kịp thời.
12. Bị đau nhói ở vùng kín do các nguyên nhân thông thường khác
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, ngoài các nguyên nhân kể trên thì việc “cô bé” bị đau nhói có thể bắt nguồn từ một do một trong các vấn đề sau:
- Các biện pháp tránh thai, chẳng hạn như dụng cụ tử cung…
- Sản phẩm vệ sinh phụ nữ
- Các vấn đề tâm lý: Lo lắng, trầm cảm hay trải nghiệm tình dục đau đớn ở lần đầu cũng dẫn đến tâm lý có cảm giác bị đau nhói ở vùng kín nhiều hơn khi quan hệ tình dục.
- Mang thai và sinh con: triệu chứng đau nhức âm đạo thường phổ biến ở phụ nữ mang thai và thường không phải những dấu hiệu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Đau nhức vùng kín khi mang thai có sao không? Mẹ nên làm thế nào?
Khi bị đau nhói ở vùng kín cần phải làm gì?
Tìm hiểu thêm: Hở van ba lá
>>>>>Xem thêm: Đau cơ uống thuốc gì? 7 thuốc giảm đau cơ bạn cần biết
Trước khi đến phòng khám và được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám đưa ra chẩn đoán chính xác, bạn cần tự chăm sóc vùng kín cũng như sức khỏe sinh sản của bản thân đúng cách. Điều này giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến âm đạo và giúp bạn kịp thời phát hiện các dấu hiệu như bị đau nhói ở vùng kín.
- Ghi lại triệu chứng đau ở vùng kín: Thực tế, rất khó phân biệt đau ở âm đạo hay ở tử cung, âm hộ, bị chuột rút ở vùng chậu, vùng bụng. Do đó, bạn có thể ghi lại các triệu chứng của bản thân khi bạn cảm thấy đau ở vùng kín, đau bộ phận sinh dục nữ hay bị đau nhói ở vùng kín.
- Kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ: Dù không có bất cứ dấu hiệu nào của các bệnh phụ khoa, chị em chúng mình cũng cần thực hiện các kiểm tra phụ khoa định kỳ.
- Thực hiện nguyên tắc an toàn trong sinh hoạt tình dục: Sử dụng bao cao su hoặc duy trì mối quan hệ chung thủy một vợ một chồng, tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Tiêm phòng HPV, vi-rút liên quan đến ung thư cổ tử cung.
- Thực hành các bài tập Kegel.
- Hạn chế uống rượu và không hút thuốc lá.
- Biết rõ về các loại thuốc bạn đang dùng: Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thông tin về các tác dụng phụ của thuốc đến sức khỏe vùng kín.
Theo khuyến cáo, bạn cần đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay khi lần đầu bị đau nhói ở vùng kín. Bạn cũng nên theo dõi các triệu chứng kèm theo như: dịch tiết âm đạo hay các bất thường nào khác và trình bày chúng với bác sĩ điều trị.