Hỏi đáp Bác sĩ: Bị ra máu sau khi khoét chóp cổ tử cung có nguy hiểm không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Bị ra máu sau khi khoét chóp cổ tử cung có nguy hiểm không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Bị ra máu sau khi khoét chóp cổ tử cung có nguy hiểm không?

Bạn đọc hỏi 

Chào bác sĩ 

Bạn đang đọc: Hỏi đáp Bác sĩ: Bị ra máu sau khi khoét chóp cổ tử cung có nguy hiểm không?

Tôi 40 tuổi, bị polyp cổ tử cung nên bác sĩ chỉ định khoét chóp cổ tử cung. Sau ca phẫu thuật, tôi đã xuất viện về nhà được 10 ngày nhưng vẫn bị ra máu. Bác sĩ cho tôi hỏi bị ra máu sau khi khoét chóp cổ tử cung có nguy hiểm không? Có cần tái khám ngay không? Tôi cần kiêng cữ gì đặc biệt không? 

Nguyễn Thị Hạnh, Bảo Lâm, Lâm Đồng 

Bác sĩ trả lời:

Chào chị Nguyễn Thị Hạnh, 

Với câu hỏi “bị ra máu sau khi khoét chóp cổ tử cung có nguy hiểm không, có cần tái khám ngay không và cần kiêng cữ gì đặc biệt?”, ThS–BS Huỳnh Kim Dung hiện đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) giải đáp như sau:

Trước khi giải đáp lần lượt các thắc mắc của chị Nguyễn Thị Hạnh, bác sĩ có vài câu hỏi đặt ra cho chị như sau: Ngoài polyp chị có bất thường gì khác ở cổ tử cung không? Nếu là polyp có cuống thông thường thì chỉ xoắn polyp. Nếu khoét chóp thì hẳn cổ tử cung chị còn bất thường gì khác nữa?

Tại sao phải khoét chóp cổ tử cung?

Việc chỉ định khoét chóp cổ tử cung thường được tiến hành cho các trường hợp sau:

  • Kết quả tế bào học (xét nghiệm Pap) bất thường nhưng soi cổ tử cung không xác định được, không quan sát được trọn vẹn vùng chuyển tiếp
  • Kết quả nạo kênh cổ tử cung có tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư vi xâm lấn 
  • Tổn thương nội biểu mô cổ tử cung (CIN) tái phát sau điều trị

Quá trình thực hiện khoét chóp cổ tử cung được thực hiện như thế nào?

Hiện nay, kỹ thuật được sử dụng để khoét chóp gồm có dùng vòng điện (LEEP), dao lạnh, laser cụ thể như sau: 

  • Thủ thuật cắt đốt điện vòng (LEEP) sử dụng một vòng dây mảnh được đốt nóng bằng điện để loại bỏ các mô cổ tử cung.
  • Cắt bỏ bằng dao lạnh sử dụng một con dao phẫu thuật (dao mổ) để loại bỏ các mô cổ tử cung.
  • Phẫu thuật laser sử dụng tia laser (một chùm ánh sáng hẹp, cường độ cao) để loại bỏ các mô cổ tử cung. Phẫu thuật bằng laser còn được gọi là cắt bỏ bằng laser.

Sau thủ thuật khét chóp, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô trong chóp từ cổ tử cung đem phẫu tích soi dưới kính hiển vi để tìm dấu  hiệu ung thư.

Sau phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung cần lưu ý những gì?

Trrong vòng 6 tuần sau khoét chóp cổ tử cung, người bệnh cần tuân thủ các yêu cầu sau: 

  • Không thụt rửa âm đạo, không đưa bất cứ vật liệu gì vào trong âm đạo (kể cả tampon) 
  • Kiêng giao hợp 
  • Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bằng bồn. Không ngâm mình trong nước (chẳng hạn như hồ bơi, bồn tắm)
  • Không làm bất kỳ công việc nặng nhọc nào, không nâng vật nặng hơn 4,5 kg
  • Không tập bất kỳ bài tập gắng sức nào (chẳng hạn như chạy bộ và thể dục nhịp điệu…).
  • Tuân thủ lịch hẹn tái khám của bác sĩ. 

Triệu chứng bình thường sau khi khoét chóp: 

Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn sốt xuất huyết và 9 dấu hiệu cảnh báo bệnh sắp chuyển nặng

Hỏi đáp Bác sĩ: Bị ra máu sau khi khoét chóp cổ tử cung có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Căng cơ

  • Tiết dịch vàng từ vài tuần đến 1 tháng
  • Xuất huyết trong khi thực hiện thủ thuật hoăc bất chợt một lúc nào đó khi về nhà nhưng lượng ít và tự cầm là bình thường
  • Co thắt nhẹ

Ngoài ra, một số trường hợp có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Chuột rút nhẹ giống như khi có kinh nguyệt
  • Chảy máu từ âm đạo trong tuần đầu tiên
  • Máu ra lấm tấm (một lượng nhỏ máu) hoặc tiết dịch màu nâu sẫm từ âm đạo trong 3 tuần tiếp theo.

Một số ít trường hợp có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Âm đạo chảy máu nhiều
  • Cơn đau không biến mất khi dùng thuốc giảm đau
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như: tình trạng đau ngày càng tăng, sốt và tiết dịch từ âm đạo có màu vàng và có mùi hôi

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Hạnh vẫn ra máu từ sau khi khoét chóp và kéo dài đã 10 ngày, nếu là máu màu đỏ, thì điều này là bất thường, có thể cục máu đông chỗ vết thương bị tan ra không cầm máu vết thương được gây chảy máu. Chị nên đi khám kiểm tra lại để được bác sĩ cầm máu nhé, kẻo để lâu ngày sẽ mất máu.

Chị Nguyễn Thị Hạnh và các độc giả có thể xem thêm các bài viết: 

Khoét chóp cổ tử cung 

Polyp cổ tử cung

Giải đáp nghi vấn: Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?

Trân trọng!

Nội dung của Kenshin.vn có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *