Hướng dẫn lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn: 6 điều cần lưu ý

Hướng dẫn lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn: 6 điều cần lưu ý

Hướng dẫn lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn: 6 điều cần lưu ý

Thói quen lấy gỉ mũi bằng cách dùng ngón tay chọc ngoáy vào sâu trong mũi có thể là điều bình thường đối với nhiều người. Tuy nhiên, đây là thói quen không được khuyến khích và việc lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn cũng cần được quan tâm.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn: 6 điều cần lưu ý

Nguyên nhân là vì bàn tay bạn có thể mang vi khuẩn, virus và lây lan sang bất cứ chỗ nào bạn chạm vào, bao gồm cả khi bạn dùng tay ngoáy mũi. Chưa kể việc lấy gỉ mũi quá mạnh có thể gây tổn thương niêm mạc mũi hoặc kích ứng bên trong mũi. Vì vậy, bạn nên chú ý đến vấn đề vệ sinh và cẩn thận hơn khi lấy gỉ mũi. Trong bài viết sau của Kenshin.vn, bạn có thể tham khảo cách lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Gỉ mũi hình thành như thế nào?

Nhiều người thắc mắc không biết gỉ mũi từ đâu ra và tại sao lại có gỉ mũi? Về bản chất, gỉ mũi được tạo ra từ chất nhầy bên trong mũi của bạn. Chất nhầy giữ vai trò giúp cho niêm mạc mũi luôn ẩm và làm ấm không khí bạn hít thở vào. Trong quá trình này, chất nhầy từ mũi cũng giúp ngăn cản bụi, chất bẩn, vi trùng và phấn hoa… xâm nhập vào sâu bên trong phổi gây bệnh.

Theo đó, khi chất nhầy, bụi bẩn và một số mảnh vụn khác trong mũi khô lại thì sẽ tạo thành gỉ mũi. Tùy vào điều kiện thời tiết hoặc tình trạng sức khỏe mà gỉ mũi sẽ có những kết cấu khác nhau, chẳng hạn như sệt dính, khô cứng hoặc vụn, rời rạc.

Hướng dẫn lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn

Chắc hẳn bạn đã biết, việc loại bỏ gỉ mũi sẽ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ. Điều này tuy đơn giản nhưng quan trọng là bạn cần chú ý đến vấn đề an toàn khi lấy gỉ mũi để tránh gây tổn thương bên trong mũi như kích ứng, chảy máu mũi hoặc lây lan mầm bệnh qua đường hô hấp. Sau đây là chi tiết các bước lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn:

1. Rửa sạch tay trước khi lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn

Rửa tay trước khi lấy gỉ mũi là điều rất quan trọng để ngăn ngừa virus, vi khuẩn từ tay lây sang đường thở. Do đó, bạn không nên lấy gỉ mũi mọi lúc mọi nơi mà nên ưu tiên làm điều này trong nhà vệ sinh để thuận tiện cho việc rửa tay bằng xà phòng và nước. Đây là bước cần thiết nhằm ngăn chặn mầm bệnh truyền nhiễm.

Hướng dẫn lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn: 6 điều cần lưu ý

2. Dùng khăn giấy để lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn đúng cách

Việc ngoáy mũi bằng tay thường nhanh chóng và dễ dàng nhưng lại tiềm ẩn một số rủi ro. Vì vậy, lời khuyên là bạn nên dùng thêm khăn giấy sạch khi lấy gỉ mũi. Điều này vừa tránh làm bẩn tay vừa giúp bạn dễ xử lý gỉ mũi sau khi lấy ra.

3. Không nhét ngón tay vào sâu trong mũi

Một lưu ý về việc lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn là bạn không nên chọc ngón tay vào quá sâu bên trong lỗ mũi để lấy gỉ. Nguyên nhân là vì hành động này có thể gây tổn thương cho mũi của bạn, đồng thời vô tình đẩy sâu dị vật mắc kẹt trong mũi.

4. Không sử dụng tăm bông

Cách lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn đúng cách là không sử dụng tăm bông. Vì đầu tăm bông khá nhỏ và cứng, khi đưa vào sâu trong mũi có thể gây trầy xước, chảy máu…

5. Hạn chế kiểm tra một vị trí trong mũi quá nhiều lần

Niêm mạc bên trong mũi rất nhạy cảm, do đó, nếu bạn kiểm tra quá nhiều lần một vị trí trong mũi có thể khiến mũi bị tổn thương, trầy xước, viêm nhiễm.

6. Xử lý gỉ mũi sau khi lấy ra đúng cách cho người lớn

Sau khi lấy gỉ mũi xong, bạn nên xì mũi vào khăn giấy để tống hết chất nhầy và bụi bẩn sót lại trong mũi ra ngoài. Gỉ mũi sau khi được lấy ra ngoài nên được cho vào thùng rác cùng với giấy chứa gỉ mũi. Sau đó bạn rửa lại tay và lau khô là được.

Cách xử lý khi có nhiều gỉ mũi hơn bình thường

Tìm hiểu thêm: Ung thư da sống được bao lâu kể từ khi chẩn đoán?

Hướng dẫn lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn: 6 điều cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Khám ung thư vú và các xét nghiệm bạn cần biết

Như vậy là bạn đã biết cách lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn. Thực chất, gỉ mũi là điều bình thường. Hơn nữa, chúng còn có vai trò ngăn các tác nhân có hại xâm nhập vào sâu hơn bên trong đường thở.

Tuy nhiên, nếu có nhiều gỉ mũi hơn bình thường chắc hẳn sẽ khiến bạn khó chịu và không tự tin khi giao tiếp với người khác. Để cải thiện vấn đề này, về cơ bản là bạn nên ngăn ngừa tình trạng khô mũi. Sau đây là một số giải pháp hữu ích bạn có thể áp dụng:

  • Uống nhiều nước: Nếu cơ thể không được bổ sung đủ nước, chất nhầy trong mũi thường dễ bị khô hơn. Vì vậy, việc uống nhiều nước là cách ngăn chặn gỉ mũi hình thành nhanh và nhiều.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Các thiết bị này có tác dụng làm ẩm không khí trong nhà hoặc phòng của bạn. Điều này góp phần ngăn ngừa khô mũi khi bạn hít thở không khí đủ ẩm.
  • Đeo khẩu trang: Việc hít phải các tác nhân kích thích từ môi trường như khói bụi, chất bẩn… có thể gây kích ứng xoang mũi của bạn. Từ đó khiến mũi tiết ra nhiều chất nhờn hơn và hình thành nhiều gỉ mũi. Do đó, để hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn thì cách tốt nhất là bạn nên đeo khẩu trang khi di chuyển hay làm việc ngoài trời nhé!
  • Kiểm soát một số bệnh lý: Đôi khi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang… chính là nguyên nhân khiến nhiều chất nhầy tích tụ trong mũi. Vì vậy, bạn nên kiểm soát tốt những bệnh lý này bằng thuốc phù hợp, có thể kết hợp với rửa mũi đúng cách để hạn chế tình trạng gỉ mũi quá nhiều.

Lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn không khó mà cần ở bạn đó là sự cẩn thận và ý thức ngừa bệnh truyền nhiễm. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho quá trình vệ sinh hàng ngày của bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *