Sởi và thủy đậu đều là những bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Thủy đậu do virus varicella-zoster gây nên, còn sởi có nguồn gốc từ virus sởi.
Bạn đang đọc: Đừng nhầm lẫn sởi và thủy đậu! Hãy xem chúng khác nhau thế nào
Cả sởi và thủy đậu đều từng là những căn bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em, song bây giờ, chúng đều có thể phòng ngừa được thông qua tiêm chủng.
Nhiều người thường lầm lẫn hai căn bệnh này, nhưng chúng khác nhau khá rõ ràng từ triệu chứng, thời gian ủ bệnh so với biến chứng.
Hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa sởi và thủy đậu, bạn sẽ có cách đối phó nếu chẳng may bị nhiễm một trong hai bệnh này.
Nội Dung
Triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh thủy đậu bao gồm:
Các triệu chứng phổ biến của bệnh sởi bao gồm:
- Phát ban ban đầu xuất hiện ở chân tóc hoặc trán, sau đó lan xuống các bộ phận khác trên cơ thể
- Sốt
Cả thủy đậu và sởi đều đặc trưng bởi những nốt phát ban, song vì loại virus gây ra hai bệnh là khác nhau nên đặc thù của các nốt ban cũng khác nhau. Cụ thể:
- Phát ban thủy đậu bắt đầu bằng những vết sưng đỏ hoặc sẩn. Những vết sưng này biến thành mụn nước chứa đầy chất lỏng, cuối cùng sẽ vỡ và rỉ nước trước khi đóng vảy.
- Phát ban sởi xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ phẳng, mặc dù đôi khi có cả nốt sưng to nhưng không có chất lỏng bên trong.
Thời kỳ truyền nhiễm
Cả thủy đậu và sởi đều rất dễ lây, nghĩa là nếu bị bệnh, bạn rất dễ dàng lây sang người khác.
Thủy đậu lây lan qua việc hít phải những giọt hô hấp được tạo ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nó cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm hoặc với chất lỏng từ các mụn nước bị vỡ.
Bạn có khả năng lây bệnh thủy đậu cho đến hai ngày trước khi phát ban. Bạn sẽ vẫn truyền nhiễm bệnh cho đến khi tất cả các nốt mụn nước đã vỡ.
Giống như thủy đậu, bệnh sởi lây lan qua không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi cũng như tiếp xúc với bề mặt hoặc vật thể đã bị ô nhiễm.
Tìm hiểu thêm: 3 cách pha trà hoa mộc thơm ngon chuẩn vị, giữ trọn dưỡng chất
Bệnh sởi có thể lây nhiễm cho đến 4 ngày trước khi phát ban và 4 ngày sau đó.
Điều trị
Vì cả thủy đậu và sởi đều là bệnh xảy ra do nhiễm virus, nên việc điều trị tập trung vào làm giảm các triệu chứng cho đến khi hết nhiễm trùng.
Ngoài ra, phát ban thủy đậu có thể rất ngứa. Thế nên, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng histamine để giúp giảm ngứa.
Một số người có nguy cơ cao bị biến chứng do nhiễm thủy đậu là:
- Những người có hệ miễn dịch yếu
- Người dùng thuốc steroid
- Em bé chưa được tiêm chủng
- Người lớn chưa bao giờ tiêm phòng thủy đậu
Những nhóm người này được kê đơn thuốc kháng virus, chẳng hạn như acyclovir, để giúp giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
Nếu bạn nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với bệnh sởi (hoặc thủy đậu) trong khi chưa được tiêm phòng, bạn sẽ được tiêm vaccine hoặc một loại protein có tên globulin miễn dịch. Đây được xem là liệu pháp sau phơi nhiễm. Nhờ đó, dù cho bạn có mắc sởi hoặc thủy đậu, bệnh cũng sẽ nhẹ hơn.
Sinh hoạt
Bạn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của cả hai bệnh nhiễm trùng bằng cách:
- Nghỉ ngơi và uống nhiều nước
- Sử dụng thuốc không kê đơn (OTC), chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen, để giảm sốt. Lưu ý: không cho trẻ em uống aspirin
- Nếu bạn bị ho hoặc đau họng, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm giúp giảm bớt sự khó chịu.
Thực hiện theo các mẹo dưới đây để đối phó với phát ban thủy đậu:
- Đừng gãi những vết thủy đậu – bất kể chúng ngứa thế nào. Gãi hoặc chà xát dễ dẫn đến sẹo hoặc nhiễm trùng. Nếu con bạn bị thủy đậu, hãy cân nhắc việc đeo bao tay, cắt móng tay cho bé để ngăn chặn trầy xước
- Tắm nước mát để giảm ngứa
- Sử dụng thuốc kháng histamine OTC, chẳng hạn như Benadryl, giúp giảm ngứa. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng histamine
- Nếu mụn nước hình thành trong miệng, hãy cố gắng ăn thức ăn lạnh, nhạt, đồng thời tránh thức ăn nóng, cay hoặc chứa nhiều axit
Vaccine
Cả sởi và thủy đậu đều có thể được phòng ngừa thông qua tiêm chủng.
>>>>>Xem thêm: Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi? 5 loại thuốc cần biết
Những vaccine này là một phần trong lịch tiêm chủng bình thường của trẻ. Cả hai loại vaccine sởi và thủy đậu được tiêm trong hai liều. Liều đầu tiên tiêm từ năm trẻ 12 đến 15 tháng tuổi, liều thứ hai tiêm trong độ tuổi từ 4 đến 6.
Nếu chưa tiêm vaccine cho một trong hai bệnh khi còn nhỏ, bạn nên có kế hoạch tiêm càng sớm càng tốt. Việc làm này không chỉ bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng mà còn giúp ngăn ngừa bệnh thủy đậu và sởi lan rộng trong cộng đồng, gây ra dịch.
Tổng kết: Sự khác biệt cơ bản giữa bệnh thủy đậu so với sởi
Nhiễm thủy đậu thường kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Thủy đậu thường nhẹ, nhưng có thể gây biến chứng nặng ở các nhóm đối tượng có nguy cơ.
Khi bạn đã bị thủy đậu, rất khó có khả năng bạn sẽ lại mắc bệnh này. Tuy nhiên, virus vẫn tồn tại trong cơ thể bạn và nhiều năm sau có thể hoạt động trở lại, gây ra bệnh zona.
Nhiễm sởi thường kéo dài trong khung thời gian từ hai đến ba tuần. Các biến chứng có thể có của nhiễm sởi bao gồm nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm phổi và viêm não.
Khi đã bị sởi, bạn không thể mắc lại.
Biểu đồ so sánh thủy đậu và sởi
Thủy đậu | Bệnh sởi | |
Thời gian ủ bệnh | 10 đến 21 ngày | 10 đến 14 ngày |
Thời kỳ truyền nhiễm | Lên đến 2 ngày trước khi phát ban và cho đến khi đóng vảy | 4 ngày trước khi phát ban và 4 ngày sau đó |
Phát ban | Có: phát ban đỏ ngứa và cuối cùng hình thành mụn nước | Có: phát ban phẳng không ngứa |
Sốt | Có | Có |
Sổ mũi | Không | Có |
Viêm họng | Không | Có |
Ho | Không | Có |
Kết mạc | Không | Có |
Tổn thương trong miệng | Có: mụn nước có thể hình thành trong miệng | Có: Có thể tìm thấy đốm Koplik trong miệng trước khi phát ban |
Vaccine có sẵn | Có | Có |