Thai nhi 17 tuần đã hình thành đầy đủ tay chân và các cơ quan quan trọng. Em bé 17 tuần cũng có thể rất năng động và bắt đầu có những cử động trong bụng mẹ. Thai 17 tuần tuổi cũng có thể nghe và phản ứng với tiếng ồn bên ngoài cơ thể mẹ.
Bạn đang đọc: Thai nhi 17 tuần phát triển như thế nào? Những lưu ý dành cho mẹ
Khám phá ngay sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi thông qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn.
Nội Dung
Sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi
Bạn đang thắc mắc thai nhi 17 tuần tuổi phát triển như thế nào, hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu nhé. Thai nhi 17 tuần tuổi có kích thước của một quả bơ, nặng từ 0,155 – 0,207kg (155-207g) và có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 12cm.
Cùng với sự phát triển của thai nhi tại thời điểm 17 tuần này, nhau thai cũng phát triển, với các mạch máu nhiều và mở rộng hơn nhằm tối ưu hoá việc trao đổi oxy và dưỡng chất cần thiết cho thai.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 17
1. Thai nhi 17 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Khi thai nhi được 17 tuần tức là mẹ bầu đã đi được gần nữa đường của một thai kỳ, từ khoảng thời gian này mẹ bầu có thể cảm nhận thấy sự thay đổi tương đối rõ ở ngực của mình (quá trình này đã bắt đầu từ khi mang thai). Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone đang hoạt động để chuẩn bị cho ngực mẹ sản xuất sữa: máu sẽ chảy vào ngực nhiều hơn và các tuyến sữa đang phát triển để chuẩn bị cho bé bú sữa mẹ, các tĩnh mạch nông dưới da cũng có thể dễ thấy hơn, sữa non cũng đã được bắt đầu được sản xuất. Mẹ nên lựa chọn kích cỡ áo ngực phù hợp cho bản thân mình để tránh làm cho bầu ngực khó chịu.
2. Thai nhi 17 tuần, những điều mẹ cần lưu ý là gì?
Mẹ có thể cảm thấy nóng và đổ mồ hôi nhiều trong những ngày này. Nguyên nhân là vì hormone đang tăng lưu lượng máu đến da; bên cạnh đó, sự trao đổi chất khi mang thai tuần 17 cũng tăng mạnh và khiến cho mẹ luôn có cảm giác vô cùng ẩm ướt.
Bạn có thể quan tâm:
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 17 tuần
1. Mẹ bầu 17 tuần nên nói gì với bác sĩ?
Đôi khi mẹ cảm thấy chóng mặt và cực kì lo lắng khi bị như vậy? Hãy bình tĩnh, đây không phải là một hiện tượng nguy hiểm cho thai nhi 17 tuần và mẹ bầu 17 tuần đâu.
Khi cảm thấy chóng mặt, hãy nằm nghiêng sang bên trái và nâng chân lên cao nhất có thể; hoặc mẹ mang thai 17 tuần tuổi cũng có thể ngồi xuống và gục đầu vào giữa hai đầu gối. Hãy hít thở sâu và nới lỏng bất kỳ quần áo chật chội nào.
Ngay sau khi mẹ cảm thấy đỡ hơn, hãy ăn uống một chút và báo cho bác sĩ biết về triệu chứng chóng mặt này ở lần khám tiếp theo. Việc ngất xỉu trong thực tế rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu mẹ bị ngất xỉu, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
2. Những xét nghiệm nào mẹ bầu 17 tuần cần biết?
Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và cách khám của bác sĩ, mẹ sẽ được thực hiện các kiểm tra và xét nghiệm sau đây:
- Đo cân nặng và huyết áp
- Tiến hành các xét nghiệm tổng quát nếu trước đó chưa làm
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
- Siêu âm đánh giá hình thái học, các marker lệch bội, tầm soát các dị tật sớm, làm triple test nếu quý 1 chưa làm Combined test
- Kiểm tra xem liệu bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không
- Kể cho bác sĩ nghe về các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường
- Nêu ra những câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận. Mẹ nên lên một danh sách câu hỏi sẵn trước ngày khám.
Đọc thêm
Siêu âm thai 17 tuần tuổi kiểm tra những gì? Những điều mẹ cần biết
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 17: Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau covid
>>>>>Xem thêm: 9 cách giúp bạn xử lý tình trạng trẻ đánh nhau
1. Chụp X-quang khi mang thai 17 tuần
Chụp X-quang trong thai kỳ tuần 17 thường khá an toàn vì thai nhi hầu như đã hoàn tất quá trình biệt hóa cơ quan và liều bức xạ sử dụng trong chẩn đoán thường nhỏ hơn liều có thể gây hại cho thai nhi. Tuy vậy, mức độ an toàn đối với mẹ và thai nhi 17 tuần sẽ phụ thuộc vào loại X-quang mà mẹ cần thực hiện và lượng bức xạ mà mẹ sẽ được tiếp xúc. Nếu chụp X quang ở các vị trí như tay, chân, đầu, cổ thì hầu như thai nhi không bị phơi nhiễm với tia X. Bên cạnh đó kĩ thuật viên cũng sẽ sử dụng phương tiện che thai để tăng độ an toàn cho thai nhi.
Trong một số trường hợp nếu cân nhắc việc sử dụng các phương tiện thăm dò, chẩn đoán ở mẹ là quan trọng và cần thiết cho điều trị (lợi ích) lớn hơn nguy cơ cho thai thì bác sĩ sẽ thảo luận với thân nhân để lựa chọn.
2. Nhiệt độ cơ thể tăng cao khi mang thai 17 tuần
Trong suốt thai kỳ nói chung và khi mang thai 17 tuần nói riêng, mẹ bầu có thể cảm thấy nóng hơn và dễ đổ mồ hôi hơn bình thường, nguyên nhân là do sự tăng lên của hormone thai kỳ.
Để luôn cảm thấy mát mẻ, mẹ nên tránh tập thể dục bên ngoài trời nắng nóng ban ngày. Hãy đi bộ trước khi ăn sáng hoặc sau bữa ăn khi khí trời mát mẻ, dễ chịu. Mẹ cũng có thể tham dự các lớp học thể dục tại một trung tâm thể dục có gắn điều hòa. Dù mẹ chọn cách nào đi chăng nữa, hãy chú ý ngừng tập ngay lập tức trước khi mẹ cảm thấy quá nóng bức nhé!
Đọc thêm
Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được thai nhi 17 tuần tuổi phát triển như thế nào.