Bạn đang đọc: Cách kiểm soát nỗi phiền muộn cho cuộc sống tốt đẹp hơn
Cuộc sống không phải lúc nào cũng luôn dễ dàng và thoải mái. Mỗi người chúng ta đều có phiền muộn và phản ứng với chúng theo cách riêng. Một vài người thì coi những muộn phiền đó là vấn đề không đáng quan tâm, số khác lại giận dữ, còn một số người thì luôn phủ nhận những phiền muộn của bản thân họ. Vậy có cách nào giúp chúng ta kiểm soát được nỗi phiền muộn để cảm thấy tốt hơn không?
Nội Dung
- 1 Hãy cứ để bản thân chìm trong nỗi buồn một lúc
- 2 Tự đánh giá lại mức độ tồi tệ của sự việc
- 3 Lựa chọn phản ứng tích cực cho vấn đề tiêu cực
- 4 Đừng đắm chìm trong nỗi buồn quá lâu
- 5 Giảm các phản ứng tiêu cực bằng cách giảm stress
- 6 Hãy nhìn vấn đề theo những cách khác nhau
- 7 Đừng quá bận tâm đến ý kiến của người ngoài
- 8 Hạn chế tiếp xúc với những người hay phản ứng tiêu cực
- 9 Viết những cảm xúc tiêu cực ra
- 10 Tập suy nghĩ tích cực
- 11 Hít thở để cảm thấy tĩnh tâm
Hãy cứ để bản thân chìm trong nỗi buồn một lúc
Bạn sẽ bình tĩnh hơn nếu thả trôi cơ thể theo những dòng cảm xúc tiêu cực đó trong một khoảng thời gian. Khi nghe phải những tin không vui, hãy cho bản thân được buồn bã và chìm trong nỗi buồn một lúc. Bên cạnh việc chìm vào nỗi buồn, bạn cũng nên xác định cảm xúc hiện tại của bản thân là thất vọng, giận dữ hay sợ hãi. Việc xác định được cảm xúc hiện tại giúp ta dễ dàng tìm cách điều chỉnh nó hơn. Bạn hãy cứ để những cảm xúc tiêu cực tồn tại một lúc. Bạn cũng có thể hét to và thể hiện cảm xúc của mình ngay lúc đó, miễn là giải toả được bức xúc trong lòng. Sau khi tất cả các cảm xúc tiêu cực đều được giải tỏa, bạn sẽ đủ bình tĩnh để xem xét vấn đề một cách thông minh và khách quan hơn.
Tự đánh giá lại mức độ tồi tệ của sự việc
Sau khi thả trôi với các cảm xúc, bạn hãy tự ngưng lại một lúc và dành thời gian để phân tích vấn đề. Có thể với bạn đó là tình huống tồi tệ nhất, nhưng cũng có thể là do bạn chỉ đang cường điệu hóa tất cả lên thôi. Cảm xúc nhất thời đôi khi không được đánh giá khách quan và dễ khiến vấn đề tồi tệ hơn thực tế. Vì vậy, khi đã bình tĩnh hơn, bạn hãy khách quan phân tích lại vấn đề, việc này sẽ giúp bạn tránh cường điệu hóa sự việc và khiến bạn cảm thấy tốt hơn.
Lựa chọn phản ứng tích cực cho vấn đề tiêu cực
Chúng ta không thể điều chỉnh cảm xúc khi gặp chuyện buồn nhưng lại có rất nhiều lựa chọn để phản ứng với mọi tiêu cực xảy đến với bản thân. Việc phản ứng tích cực sẽ ngăn bản thân có những cảm xúc tệ hơn như cáu gắt, giận dữ, ghen tị và đau khổ.
Đừng đắm chìm trong nỗi buồn quá lâu
Chìa khóa của việc kiểm soát nỗi buồn đó là đừng để những cảm xúc tiêu cực tồn tại quá lâu. Chỉ cần bạn không để bản thân rơi vào trạng thái tuyệt vọng hoặc trầm cảm thì nỗi buồn hoàn toàn có thể kiểm soát được. Thay vì cứ mãi suy nghĩ về những chuyện tồi tệ, bạn có thể biến chúng thành động lực hoặc suy nghĩ lạc quan để thay đổi tâm trạng và cảm thấy thoải mái hơn.
Giảm các phản ứng tiêu cực bằng cách giảm stress
Bạn có thể tìm đến những biện pháp thư giãn giảm căng thẳng nhanh nhằm giải tỏa cơn bực tức như thiền, đi bộ, nghe nhạc, ngâm mình trong bồn tắm hoặc xem một bộ phim hài. Việc giải tỏa căng thẳng rất quan trọng, vì mức độ căng thẳng cao có thể khiến bạn nhạy cảm hơn và dễ phản ứng tiêu cực trước mọi vấn đề. Do đó, việc gì đó để làm mọi ngày nhằm thư giãn sẽ giúp bạn bình tĩnh và tích cực hơn khi gặp những chuyện không vui.
Hãy nhìn vấn đề theo những cách khác nhau
Tiến sĩ tâm lý học Dr. Jim Loehr đã từng có bài phát biểu về việc đóng khung các sự kiện trong cuộc sống theo cách kiến tạo. Dù vấn đề bạn gặp phải là tiêu cực hay buồn phiền, hãy tìm cho mình bất cứ yếu tố tích cực nào để dựa vào và tìm ra cách giải quyết vấn đề từ yếu tố đó. Việc xây dựng nhìn nhận các vấn đề theo cách tích cực sẽ giúp chúng ta kiểm soát nỗi buồn dễ dàng hơn.
Đừng quá bận tâm đến ý kiến của người ngoài
Những ý kiến mang ý xúc phạm hoặc đả kích có thể dễ khiến một người cảm thấy buồn và tổn thương. Do đó, bạn nên cởi mở và tiếp thu những ý kiến có tính đóng góp, xây dựng và không nên quá để tâm đến những ý kiến hoặc phản hồi tiêu cực và mang ý xúc phạm nhiều hơn là đóng góp. Việc để ý đến những phản ứng tiêu cực như vậy chỉ khiến bạn nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn mà thôi.
Hạn chế tiếp xúc với những người hay phản ứng tiêu cực
Mặc dù việc lắng nghe và chia sẻ khá quan trọng, bạn không nên tiếp xúc với những người có quá nhiều cảm xúc tiêu cực và hay cường điệu hóa mọi việc. Khi một người có quá nhiều cảm xúc không tốt, họ dễ nổi nóng, gây ảnh hưởng hoặc làm cho mọi người cảm thấy mọi việc tệ hơn. Vì vậy bạn nên tránh tiếp xúc với những người có quá nhiều năng lượng tiêu cực như vậy. Nếu gặp trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với họ, bạn hãy để những cảm xúc tiêu cực “đi từ tai này sang tai kia’ và quên đi ngay sau đó. Đặc biệt là khi bạn cũng đang cảm thấy tồi tệ thì càng không nên tiếp xúc với những người như vậy.
Viết những cảm xúc tiêu cực ra
Việc viết ra cảm xúc của bản thân có thể sẽ khiến bạn cảm thấy khá hơn. Viết nhật ký là một ý kiến hay nhằm giúp bạn giải tỏa mọi cảm xúc và lo lắng một cách thoải mái nhất. Nhật ký chỉ biết lắng nghe và không hề đánh giá đúng sai với mọi điều bạn chia sẻ. Khi cảm thấy thoải mái vì được lắng nghe, bạn sẽ dễ dàng viết xuống mọi cảm xúc cá nhân. Việc viết ra sẽ giúp bạn trưởng thành hơn, học được nhiều điều từ những việc đã xảy ra và thay đổi. Viết nhật ký còn có tác dụng giảm nhẹ các nỗi đau tinh thần và khơi lại những cảm xúc tích cực trong bạn.
Tập suy nghĩ tích cực
Khi bạn quá tập trung vào những điều tiêu cực, bạn sẽ không còn nhìn thấy những điều tốt đẹp khác xung quanh do não đang bị ép tập trung vào những điều không hay ấy. Tuy nhiên bạn có thể giúp não tập trung vào những điều tích cực hơn. Hãy lập một danh sách 10 đến 20 điều mà bạn cảm thấy biết ơn mỗi ngày sẽ giúp não bạn tập trung hơn vào những suy nghĩ tích cực. Việc tập trung vào những điều tích cực còn mang lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm thiểu suy nghĩ tiêu cực.
Hít thở để cảm thấy tĩnh tâm
Trung tâm cảm xúc của não sẽ không thể suy nghĩ khách quan khi bạn đang ở trong trạng thái căng thẳng. Vì vậy, giải pháp đơn giản dành cho bạn lúc này chính là hít thở sâu vài nhịp, bởi hít thở sâu sẽ làm tiêu tan các hormone gây căng thẳng thông qua việc tăng độ oxy trong máu và giúp não bạn trở về trạng thái bình thường và không còn căng thẳng nữa. Ngoài ra việc hít thở sâu còn có tác dụng khiến tinh thần thoải mái và tịnh tâm hơn. Tuy nhiên khi các vấn đề quá căng thẳng hoặc nặng nề, bạn có thể chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc các chuyên gia tâm lý
Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ chịu. Bạn có thể sẽ gặp phải những tình huống tồi tệ và không như ý rất nhiều trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, nếu có trải qua những tình huống như vậy, bạn chỉ cần tự nhủ rằng những điều này rồi sẽ qua và mọi thứ sẽ trở lại bình thường thôi. Hãy luôn giữ cho mình một thái độ tích cực để cuộc sống dễ dàng và vui vẻ hơn bạn nhé.
>>>>>Xem thêm: Điếc một bên tai: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị