Thai nhi 27 tuần: Mẹ bầu cần biết điều gì để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh?

Thai nhi 27 tuần: Mẹ bầu cần biết điều gì để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh?

Thai nhi 27 tuần: Mẹ bầu cần biết điều gì để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh?

Mang thai 27 tuần là lúc mẹ bầu đang bước vào tuần cuối của tam nguyệt thứ hai. Đây là giai đoạn quan trọng chuyển tiếp sang tam cá nguyệt thứ ba. Ở giai đoạn này của thai kỳ, bé cưng cũng phát triển nhanh hơn. 

Bạn đang đọc: Thai nhi 27 tuần: Mẹ bầu cần biết điều gì để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh?

Thai 27 tuần nặng bao nhiêu kg? Thai 27 tuần đã quay đầu chưa? Thai nhi 27 tuần phát triển như thế nào? Đây là những thắc mắc rất thường gặp của mẹ bầu, nhất là những mẹ lần đầu tiên mang thai. Nếu bạn đang tò mò về sự phát triển của bé cưng, hãy dành vài phút xem ngay những thông tin mà Kenshin.vn tổng hợp được để biết bé cưng đang “lớn khôn” trong bụng bạn như thế nào nhé!

Sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổi

Bầu 27 tuần là mấy tháng? 

Bạn đang băn khoăn không biết mang bầu 27 tuần là mấy tháng đúng không? Câu trả lời là khi thai nhi 27 tuần, nghĩa là bạn đã mang thai được 6 tháng và 3 tuần và bạn đang ở tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2.

Thai 27 tuần nặng bao nhiêu? Chỉ số thai nhi 27 tuần

Ở tuần 27 của thai kỳ, bé sẽ có kích thước tương ứng với một cây cải kale, với cân nặng khoảng gần 0.898 – 1.196 kg và dài khoảng 36.6 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Ngoài ra, khi siêu âm thai nhi 27 tuần, các chỉ số còn được ghi nhận như sau:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 62 – 77 mm, trung bình là 69 mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 46 – 59 mm, trung bình là 52 mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 241 – 280 mm, trung bình là 252 mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 205 – 273, trung bình là 229 mm

Thai nhi 27 tuần phát triển như thế nào?

Ở tuần 27 này, bé sẽ có hình dạng trông tương tự như trẻ sơ sinh nhưng con gầy và nhỏ hơn. Phổi, gan và hệ thống miễn dịch của bé vẫn cần phải hoàn thiện, nhưng nếu sinh non ở giai đoạn này, bé vẫn có cơ hội sống cao.

Khả năng nghe của bé tiếp tục phát triển, bé có thể bắt đầu nhận ra giọng nói của mẹ cũng như của bố. Vì vậy, đây có thể là thời điểm tốt để cha mẹ đọc sách, hát cho bé bạn nghe. Tuy nhiên, những âm thanh bé nghe có thể không rõ ràng vì tai bé vẫn còn được bao phủ bởi lớp sáp dày có tác dụng bảo vệ da bé khỏi tác động của nước ối.

Vị giác của thai nhi 27 tuần cũng rất phát triển, bé sẽ có thể cảm nhận được sự khác biệt về hương vị của các món ăn mà bạn ăn có trong nước ối. Một số mẹ bầu chia sẻ rằng, nếu họ ăn cay, bé sẽ có thể bị nấc.

Thai nhi 27 tuần tuổi đạp như thế nào cũng là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Ở tuần này, bé sẽ bắt đầu đạp nhiều hơn, xoay liên tục, thi thoảng, bạn cũng có thể cảm nhận được những cú đạp mạnh mẽ của bé.

Thai nhi 27 tuần đã quay đầu chưa?

Trong hầu hết các trường hợp thì thai nhi sẽ quay đầu khi chạm mốc 32 – 36 tuần. Tuy nhiên, một số bé có thể quay đầu sớm vào khoảng tuần 28 và một số bé sẽ quay đầu khá muộn vào khoảng sau tuần 37 của thai kỳ.

Do đó, câu trả lời cho câu hỏi thai 27 tuần đã quay đầu chưa thì vẫn chưa mẹ nhé! Lúc này, đầu bé vẫn hướng lên trên và ở những tuần tiếp theo, bé sẽ dần quay đầu xuống để sẵn sàng chào đời.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 27

Thai nhi 27 tuần: Mẹ bầu cần biết điều gì để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh?

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai 27 tuần?

Đi tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt 

Ở giai đoạn này, cơ thể mẹ vẫn giống như khi mang thai 26 tuần, mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ, dễ bị ợ nóng và mỗi đêm đi tiểu 2–3 lần do tử cung chèn ép vào bàng quang khiến mẹ tiểu nhiều và lắt nhắt.

Phù nề 

Hai tuần trước, bụng của mẹ bầu có kích thước tương ứng bằng một quả bóng đá. Khi mang thai được 27 tuần, kích thước bụng bầu của bạn đã tăng lên bằng một quả bóng rổ. Đi kèm với việc bụng bầu tăng kích thước nhanh thì nhiều mẹ bầu cũng bị phù nề ở chân và tay. 

Các chuyên gia sản khoa ước tính có khoảng gần 3/4 phụ nữ mang thai bị sưng nhẹ ở chân và tay – đặc biệt là bàn chân, mắt cá chân và bàn tay. Tin vui là hiện tượng này là bình thường khi mang thai và sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Để dễ chịu hơn, bạn nên cởi nhẫn, lắc tay, thay những đôi giày quá chật bằng những đôi có kích cỡ phù hợp hơn.

Lưu ý là nếu tình trạng sưng phù có vẻ quá mức, khi đi khám hãy trao đổi thật cụ thể với bác sĩ. Nguyên do là bởi tình trạng sưng phù quá mức có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật, nhất là khi bạn bị tăng huyết áp và có protein trong nước tiểu.

Rôm sảy 

Quá trình mang thai khiến cơ thể mẹ bầu có sự tăng thân nhiệt và làm da thường xuyên bị ẩm ướt do đổ mồ hôi quá nhiều. Bên cạnh đó sự ma sát của da giữa các bộ phận cơ thể, sự cọ xát với với quần áo khiến nhiều mẹ bầu bị rôm sảy gây ngứa ngáy, khó chịu.

Để giảm ngứa, bạn có thể chườm mát, dùng kem dưỡng da, mặc trang phục rộng rãi và mềm mại hơn… để tạm thời làm dịu cảm giác khó chịu. Nếu phát ban hoặc kích ứng kéo dài hơn một vài ngày, hãy hỏi bác sĩ để có các giải pháp hữu hiệu hơn.

Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai 27 tuần?

Mang thai 27 tuần, nghĩa là thai kỳ của bạn đã đi được 2/3 quá trình mang thai, chẳng bao lâu nữa bé cưng sẽ chào đời. Do đó, hãy xem xét đăng ký các lớp học tiền sản tại các trung tâm cộng đồng địa phương hoặc bệnh viện để tìm hiểu về các chủ đề như chuyển dạ – sinh nở, các phương án giảm đau khi sinh, những vấn đề sức khỏe thông thường ở trẻ sơ sinh, cách nuôi con sữa mẹ… Hãy học và tìm hiểu tất cả những gì về sinh nở và trẻ nhỏ để cảm thấy tự tin hơn, đặc biệt là nếu đây là lần đầu mang thai.

Khi mang thai 27 tuần, một số mẹ bầu có thể bị đau thần kinh tọa, dẫn đến tình trạng nhói đau, ngứa ran, tê ở mông hoặc lưng dưới và lan xuống một trong hai chân. Để giảm đau thần kinh tọa, mẹ hãy thử các mẹo sau:

  1. Tránh đứng quá lâu  để giảm bớt một số cơn đau chân và đau lưng. Nằm xuống cũng có thể làm giảm áp lực này, miễn là mẹ tìm ra vị trí nằm mà mình cảm thấy tốt nhất.
  2. Chườm ấm lên vùng đau nhức có thể giúp xoa dịu cơn đau. Việc ngâm mình lâu trong bồn nước ấm cũng có tác dụng tương tự.
  3. Tập thể dục: Việc thực hành các bài tập nghiêng xương chậu hoặc làm một số động tác co duỗi cũng có thể giúp mẹ cởi bỏ áp lực đang phải chịu đựng.
  4. Bơi lội và tập thể dục dưới nước có thể giúp mẹ giảm đau hông hiệu quả. Bơi sẽ giúp kéo giãn và tăng cường cơ bắp ở lưng và hỗ trợ cho việc giảm đau.
  5. Các phương pháp khác như châm cứu, nắn khớp xương hoặc massage trị liệu với chuyên gia có thể giúp giảm đau thần kinh tọa cho mẹ.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 27 tuần

Tìm hiểu thêm: 9 phương pháp điều trị sẹo lồi chuyên nghiệp

Thai nhi 27 tuần: Mẹ bầu cần biết điều gì để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh?

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Thai 27 tuần có nguy cơ sinh non khá thấp nhưng mẹ vẫn nên hết sức lưu ý các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non như:

  • Đau bụng dưới thường xuyên như trong kỳ kinh nguyệt, có kèm tiêu chảy, buồn nôn hoặc khó tiêu
  • Cơn co thắt đau đớn thường xuyên mỗi 10 phút (hoặc sớm hơn) mà không thuyên giảm khi bạn đã thay đổi tư thế
  • Liên tục đau lưng dưới hoặc có sự thay đổi bản chất của cơn đau lưng dưới
  • Thay đổi dịch tiết âm đạo, đặc biệt nếu dịch tiết ở dạng lỏng như nước hoặc nhuốm màu hồng nhạt hoặc nâu lẫn với máu
  • Mẹ bị đau hoặc cảm giác có áp lực trên vùng xương chậu, đùi hoặc háng
  • Bị rò rỉ nước từ âm đạo ở dạng dòng chảy nhỏ giọt đều đặn hoặc phun thành dòng.

Trong thực tế, đa số phụ nữ có các triệu chứng sinh non thường không sinh sớm. Nhưng chỉ bác sĩ mới có thể chắc chắn về điều này, vì vậy mẹ hãy đi khám nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Đây là cách tốt nhất để chắc chắn rằng bạn và bé cưng đều an toàn trong thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Rỉ ối có chảy liên tục không? Phân biệt rỉ ối, vỡ ối, són tiểu và dịch âm đạo

Xét nghiệm khi mang thai 37 tuần mẹ cần biết

Khi mang thai 27 tuần, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra sau:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Giãn tĩnh mạch ở chân, sưng bàn tay và bàn chân
  • Xét nghiệm đường huyết tầm soát bệnh tiểu đường
  • Xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ thiếu máu…

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 27

Thai nhi 27 tuần: Mẹ bầu cần biết điều gì để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh?

>>>>>Xem thêm: Sữa cho bé 7 tháng tuổi có những loại nào? Những thông tin bố mẹ cần biết

1. Mang thai 27 tuần nên ăn gì?

Mang thai 27 tuần mẹ bầu nên ăn gì để vào con mà không vào mẹ, thai 27 tuần ăn gì để bé lớn nhanh… là những băn khoăn thường gặp.

Cũng giống như tuần thai trước, ở tuần 27, mẹ cần tiếp tục duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng dành cho bà bầu để đảm bảo sức khỏe bản thân cũng như giúp bé cưng phát triển tốt nhất.

Trong chế độ ăn mỗi ngày, mẹ cần chú ý ăn đa dạng các nhóm thực phẩm với các món ăn tốt cho sức khỏe, giàu protein, axit folic, sắt, canxi, vitamin D, axit béo tốt… như rau củ, trái cây, thịt nạc, trứng, các loại hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa…

Chú ý uống nhiều nước, tránh ăn đồ cay, nóng, nhiều đường, thực phẩm sống, không đảm bảo vệ sinh, các món ăn và thức uống chứa caffeine hoặc cồn như cà phê, rượu, bia…

2. Các vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai 27 tuần 

Hội chứng chân không yên (RLS) 

Khi thai kỳ bước đến tuần 27, một số chị em bầu bí có thể cảm thấy như thể đôi chân trở nên ngứa ran và bồn chồn, nhất là khi mẹ bầu nằm vào ban đêm. Tình trạng này được gọi là hội chứng chân không yên ở phụ nữ mang thai.

Theo các chuyên gia, hội chứng này có liên quan đến tình trạng thiếu sắt, thiếu máu hoặc nhạy cảm với một số loại thực phẩm của mẹ bầu. Việc thực hành các bài tập yoga hoặc các kỹ thuật thư giãn khác có thể giảm nhẹ triệu chứng.

Nghẹt mũi 

Mang thai 27 tuần, đi cùng với việc bụng bầu tăng kích thước, bàn chân và bàn tay sưng phù… là tình trạng sưng nề đường thở gây nghẹt mũi. Điều này khiến các mẹ bầu gặp không ít phiền toái, mệt mỏi. Tuy nhiên, các mẹ bầu không thể tùy ý sử dụng các loại thuốc xịt mũi mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Giảm bớt đôi mắt mệt mỏi 

Bước vào giai đoạn này của thai kỳ, bạn thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, hai mí mắt trĩu nặng vì sưng húp? Bạn có biết hai thủ phạm chính gây ra tình trạng này là do cơ thể giữ nước và mệt mỏi khi mang thai? Do đó, hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể. Việc được cung cấp đủ lượng chất lỏng giúp cơ thể ít giữ nước hơn.

Để giảm quầng thâm và bọng mắt, mẹ bầu có thể đắp túi lọc trà hay những lát dưa leo ướp lạnh lên mắt mỗi sáng ngay khi thức dậy nhé!

Kenshin.vn hy vọng rằng với những thông tin được tổng hợp trong bài, các mẹ bầu đã nắm được những điều cơ bản về sự phát triển của thai nhi 27 tuần và những thay đổi của cơ thể mình. Từ đó sẽ có kế hoạch chăm sóc thai kỳ tốt hơn. Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Mang thai của Kenshin.vn để cập nhật những thông tin hữu ích xoay quanh chuyện bầu bí mẹ nhé!

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái 315 Healthcare. Phòng khám chuyên khám và theo dõi các vấn đề sản phụ khoa, hiếm muộn… với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, công tác tại các bệnh viện lớn và hiện có hơn 20 chi nhánh tại TP.HCM.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *