Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng bao nhiêu?

Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng bao nhiêu?

Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng bao nhiêu?

Thai nhi 21 tuần bắt đầu hình thành khứu giác và có thể nghe – và nhận ra – giọng nói của mẹ. Bé cũng có thể phản ứng với những tiếng ồn phát ra từ các cuộc trò chuyện, âm nhạc hoặc truyền hình.

Bạn đang đọc: Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng bao nhiêu?

Tìm hiểu ngay sự phát triển của thai nhi 21 tuần qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn.

Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi

1. Thai nhi 21 tuần phát triển như thế nào?

Hẳn rất nhiều mẹ tò mò muốn biết thai 21 tuần cân nặng bao nhiêu? Lúc này, bé đã có kích thước cỡ quả chuối với chiều dài khoảng 26,7cm tính từ đầu đến gót chân và cân nặng thai nhi 21 tuần khoảng 345 – 458 gram. 

Vậy, thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào? Ruột đã phát triển và có thể hấp thu một lượng nhỏ các loại đường trong nước ối. Tuy nhiên, hầu hết các chất dinh dưỡng cho bé 21 tuần vẫn được cung cấp thông qua nhau thai.

Đến lúc này, gan và lá lách của bé đã hoạt động và có chức năng sản xuất tế bào máu. Lá lách sẽ ngừng sản xuất các tế bào máu ở tuần thai thứ 30 và gan sẽ ngừng một vài tuần trước khi sinh.

Tủy xương cũng đã phát triển đủ để hình thành tế bào máu và đây sẽ là cơ quan chính sản xuất tế bào máu kể từ tháng thứ 9 và sau khi sinh.

2. Thai nhi 21 tuần tuổi biết làm gì?

Khi thai nhi 21 tuần, bé đã có thể bú, cầm nắm và có thể bị nấc cụt. Một trong những điều đáng chú ý nhất khi mang thai 21 tuần là bạn có thể dễ dàng nhận biết các cú đạp của bé. Thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều hơn và bạn có thể cảm nhận được tất cả các chuyển động của thai nhi khi em bé liên tục thay đổi vị trí trong bụng mẹ.

Nguyên nhân là do mô sụn hiện đang cứng lại để trở thành xương và các tế bào thần kinh đang kết nối để điều khiển các chi. Đó là lý do tại sao các cử động chân tay của bé phối hợp đều đặn hơn.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 21

Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng bao nhiêu?

Nhiều mẹ bầu lần đầu mang thai thường thắc mắc thai 21 tuần là mấy tháng, cơ thể thay đổi như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

1. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai 21 tuần?

Hẳn bạn đã rõ 21 tuần thai nhi nặng bao nhiêu và thai 21 tuần phát triển như thế nào. Những ngày này nhiều mẹ bầu sẽ thấy khá thoải mái một phần vì bụng chưa quá lớn và những triệu chứng khó chịu ở giai đoạn đầu thai kỳ cũng dần biến mất. Tuy nhiên cũng có mẹ bắt đầu cảm thấy hơi loạng choạng khi di chuyển vì bụng bầu đã to rõ và trọng tâm cơ thể đã thay đổi, các khớp lỏng lẻo hơn.

Ở giai đoạn này của thai kỳ, một số mẹ có thể sẽ phải đối phó với một số vấn đề khi thai nhi được 21 tuần tuổi, chẳng hạn như tăng sản xuất dầu trong cơ thể, gây ra mụn trứng cá.

Nếu rơi vào tình huống này, mẹ cần phải thường xuyên vệ sinh vùng da mụn 2 lần mỗi ngày. Chú ý chọn các loại kem dưỡng ẩm hoặc sản phẩm trang điểm không chứa dầu. Không dùng thuốc trị mụn bằng đường uống bởi một số thuốc rất nguy hiểm trong quá trình mang thai và cho thai nhi 21 tuần tuổi.

Bạn nhận thấy mái tóc và móng tay, móng chân của mình đang phát triển với tốc độ rất nhanh? Mái tóc dường như trở nên dày và bóng mượt hơn? Nội tiết tố thai kỳ cùng với sự tăng tuần hoàn máu trong cơ thể chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

2. Mẹ cần lưu ý gì khi thai nhi 21 tuần?

Nếu bạn đang băn khoăn thai 21 tuần là mấy tháng, thì câu trả lời là thai 21 tuần có nghĩa là bạn đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ hay tam cá nguyệt thứ 2. Đây là giai đoạn khá nên thoải mái nên mẹ có thể lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp của hành trình mang thai. Những năm tháng sau này, khi con mẹ lớn lên, chắc hẳn bé sẽ vô cùng thích thú khi được quay lại quá khứ – thời điểm trước khi bé đến với thế giới này.

Khi thai kỳ được 21 tuần, bạn có thể nhận thấy các vết rạn da xuất hiện một cách rõ rệt hơn ở khắp bụng, mông, đùi, hông và ngực. Các chuyên gia sản khoa ước tính cứ 2 phụ nữ mang thai thì có một người sẽ bị rạn da. Nguyên nhân xuất hiện các vết rạn này là do các mô nâng đỡ dưới da của bạn bị rách khi da căng ra. Việc tăng cân nhanh chóng chính là thủ phạm đứng đằng sau tình trạng rạn da. Do đó, trong tam cá nguyệt thứ hai, hãy kiểm soát việc tăng cân khi mang thai, bạn chỉ nên tăng khoảng 0,45kg mỗi tuần.

Không có cách nào có thể ngăn chặn các vết rạn này ngừng xuất hiện nhưng bạn có thể thoa kem dưỡng để giảm tình trạng ngứa, khô do bị căng da. Tin vui là sau khi sinh, các vết rạn này sẽ mờ dần.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 21 tuần

Tìm hiểu thêm: Lăn kim PRP có tốt không? Có nên lăn kim bằng máu tự thân

Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng bao nhiêu?

1. Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Khi mang thai 21 tuần tuổi, ngực của mẹ có thể bắt đầu rỉ sữa, sữa này được gọi là sữa non. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, sữa non còn chứa lượng lớn kháng thể tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Sữa non thường xuất hiện khi mẹ bầu bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ (khoảng tuần 24 – 28 trở đi) nhưng cũng có trường hợp sữa non hình thành sớm ở tháng thứ 4, 5, 6 của thai kỳ.

Một vài dấu hiệu dễ nhận biết nhất chẳng hạn như ngực căng cứng và đau, đầu ti xuất hiện đốm trắng nhỏ li ti như mụn, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Nếu chỉ bị rỉ hoặc chảy vài giọt sữa non thì không sao. Trường hợp lượng sữa tiết ra nhiều, bạn cảm thấy không thoải mái, hãy dùng miếng lót thấm sữa đặt bên trong áo ngực. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khám nếu thấy sữa non ra nhiều hoặc sữa non có lẫn máu. Tóm lại, việc tiết sữa mẹ khi mang thai là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo. Đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chuẩn bị cho sự ra đời của bé.

2. Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Việc đi khám thai đang dần trở thành thói quen của mẹ. Ở lần khám thai trong giai đoạn thai kỳ này, bác sĩ có thể:

  • Đo cân nặng và huyết áp.
  • Xét nghiệm nước tiếu 10 thông số
  • Siêu âm hình thái học (3D, 4D)
  • Tiêm ngừa uốn ván

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 21

Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng bao nhiêu?

>>>>>Xem thêm: Kể chuyện bé nghe: 20 mẫu truyện thiếu nhi ý nghĩa kể cho bé nghe mỗi đêm

Ngoài lưu ý về những điều nên và không nên làm khi mang thai 3 tháng giữa, bạn cũng cần chú ý một số điều sau khi mang thai 21 tuần:

1. Thực phẩm, thức uống có chứa caffeine và chất ngọt

Nếu quá thèm, mẹ bầu 21 tuần có thể uống soda dành cho người ăn kiêng miễn là đừng lạm dụng caffeine quá mức. Theo đó, mẹ nên giới hạn lượng caffeine ở mức 200mg mỗi ngày. Các chất làm ngọt có trong các loại đồ uống pha sẵn được coi là an toàn nếu uống có chừng mực.

Vậy nên, nếu lỡ trót “nghiện” những thức uống này, mẹ có thể cho phép mình sử dụng một hoặc hai lon mỗi ngày nhưng không được dùng thường xuyên. Tuy nhiên, hãy chắc chắn bạn cũng phải dùng thêm các loại thức uống tốt cho sức khỏe khác như sữa và nước ép trái cây nguyên chất để bù nước và tăng cường dinh dưỡng.

2. Thức ăn có chứa gan

Gan là một trong những thực phẩm giàu protein và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, gan lại chứa nhiều vitamin A chưa chuyển hóa (hay còn gọi là retinol). Việc tiêu thụ quá nhiều lượng vitamin A này trong chế độ ăn của mẹ bầu có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi đang phát triển.

Theo thống kê, một phần gan bò có thể chứa gấp ba lượng vitamin A chưa được chuyển hóa mà bác sĩ khuyến cáo tối đa cho mỗi ngày. Mẹ không nên ăn gan mỗi ngày, nhưng nếu ghiền các món từ gan, bạn có thể ăn 1 hoặc 2 lần một tháng.

3. Hãy vẫn động thể chất thường xuyên

Bạn cảm thấy việc sinh hoạt của mình không diễn ra nhẹ nhàng như trước? Hãy bắt đầu thói quen hoạt động thể chất mỗi ngày, đặc biệt là đi bộ.

Cả trong suốt thai kỳ và những tuần đầu sau sinh, việc duy trì hoạt động thể chất như đi bộ là một trong những cách tốt nhất để kích thích nhu động ruột hoạt động trơn tru và chống táo bón.

Bạn chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày kết hợp với việc uống nhiều nước, tăng lượng thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn có thể mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích.

Bạn muốn giảm đau nhức cơ và khớp? Lời khuyên là hãy thử ngâm mình trong hồ bơiỞ dưới nước, bạn chỉ nặng bằng 1/10 so với khi ở trên cạn nên giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng và uyển chuyển hơn. Nhiều phụ nữ nói rằng làn nước mát giúp giảm bớt cơn đau bụng khi mang thai. Vậy còn chần chừ gì mà bạn không thử hình thức hoạt động thể chất này?

Lưu ý là hãy bước đi thật cẩn thận trên sàn hồ bơi, hãy nhờ chồng hoặc người thân hỗ trợ bạn để tránh trượt ngã nhé.

Có thể bạn quan tâm

Bà bầu đi bơi có tốt không và cần lưu ý những gì?

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào và thai 21 tuần nặng bao nhiêu.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ Sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *