Thai nhi tuần 37 đã được coi là đủ tháng và có thể chào đời trong một vài tuần tới. Trong tuần này, em bé có thể tụt xuống dưới khung xương chậu để sẵn sàng được sinh qua ngả âm đạo. Vì vậy, nhiều mẹ bầu bắt đầu có những đợt lo lắng về quá trình chuyển dạ sinh con.
Bạn đang đọc: Thai nhi 37 tuần: Mẹ cần biết gì về sự phát triển và thay đổi ở tuần này?
Trong bài viết sau, Kenshin.vn sẽ tổng hợp một số thông tin giúp mẹ tìm hiểu nhiều hơn về sự phát triển của thai nhi ở tuần 37 và những thay đổi đang diễn ra. Nếu cảm thấy lo lắng quá mức, mẹ nên sớm tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ nhé!
Nội Dung
Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi
Thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào? Bé của mẹ khi được 37 tuần tuổi sẽ có kích thước cỡ một trái đu đủ hoặc một trái dưa lưới, dài khoảng 48.6 cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 2.537 – 3.403 kg. Trong giai đoạn này, bé yêu của bạn sẽ tăng khoảng từ 14g cân nặng/ngày hoặc tầm khoảng 450g/tuần. Lúc này, tử cung của bạn có thể hơi chật chội so với kích thước của bé nên con có thể không đạp hay vận động nhiều.
Nếu quan sát trên hình ảnh siêu âm, bạn có thể thấy đầu của bé yêu ở giai đoạn này khá to, có chu vi tương đương với vòng ngực khi bé ra đời. Ngoài ra, qua hình ảnh siêu âm, mẹ cũng có thể thấy bé khá mũm mĩm với các ngấn ở khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, vai…
Phổi của thai nhi 37 tuần đã phát triển nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh và còn cần thêm thời gian để trưởng thành. Trong hai tuần tới, phổi và não của bé mới hoàn toàn trưởng thành.
Đến bây giờ, bé đã phát triển với đầy đủ khả năng phối hợp các bộ phận để các ngón tay bé có thể nắm bắt, con tập thở bằng cách hít vào và thở ra nước ối. Khi thấy ánh sáng chói, bé có thể quay mặt về phía trong của tử cung.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 37
Ngoài việc tìm hiểu thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào, nhiều mẹ bầu cũng quan tâm đến việc cơ thể mẹ bầu ở tuần thai này có những thay đổi gì đặc biệt.
Mang thai 37 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Sau tuần 37, mẹ sẽ mất đi các lớp nhầy niêm mạc tử cung để tránh bị nhiễm trùng. Các lớp nhầy có thể bị mất đi trong vòng vài tuần, vài ngày hoặc vài giờ trước khi bạn thực sự chuyển dạ. Lớp nhầy này thường dày đặc, màu vàng và có thể nhuốm chút máu. Khi cổ tử cung mở ra để chuẩn bị cho việc sinh nở, các lớp nhầy này sẽ được thải ra khỏi cơ thể. Hãy chắc chắn rằng mẹ trao đổi với bác sĩ về bất kỳ chất dịch nào mà cơ thể thải ra trong giai đoạn thai nhi được 37 tuần tuổi.
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai 37 tuần
Trong tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng sau đây, hãy đi khám ngay lập tức:
- Nếu mẹ bị chảy máu đỏ tươi tạo thành một hoặc hai đốm máu vào bất cứ lúc nào trong giai đoạn mang thai này, hãy đến bệnh viện ngay. Đây có thể là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng trong đó chẳng hạn như nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung.
- Trong tuần thai thứ 37, nếu mẹ đau bụng dữ dội và liên tục, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Mặc dù điều này không phổ biến nhưng nó có thể là một dấu hiệu của nhau bong non. Ngoài dấu hiệu bị đau, mẹ cũng có thể bị sốt, tiết dịch âm đạo và có thể bị nhiễm trùng.
- Nhiều mẹ thường thắc mắc thai 37 tuần ít đạp có sao không. Theo các chuyên gia sản khoa, các hoạt động của bé giảm phần nào trong giai đoạn này là một điều hết sức bình thường. Nguyên nhân là bởi lúc này, con đã tụt khá sâu xuống vùng xương chậu nên có ít không gian hơn để hoạt động. Tuy nhiên, việc giảm tần suất chuyển động của thai nhi có thể là một tín hiệu cảnh báo có điều gì đó không ổn. Để kiểm tra cử động của bé, hãy nằm nghiêng về bên trái và đếm số lần chuyển động của bé mà mẹ cảm nhận được. Nếu mẹ nhận thấy ít hơn 4 cử động trong mỗi giờ hoặc nếu mẹ lo lắng về chuyển động của bé giảm xuống, hãy đi khám ngay.
- Nếu bị chứng ợ nóng làm phiền, bạn có thể nhấm nháp 1 ít hạt hạnh nhân hay uống 1 thìa mật ong pha với sữa ấm để giảm bớt tình trạng khó chịu.
- Việc bé cưng tụt sâu xuống khung xương chậu có thể khiến đầu của bé tạo áp lực lên khung chậu, bàng quang khiến bạn khó chịu. Nếu cảm thấy thực sự không thoải mái, hãy đầu tư một chiếc đai đỡ bụng bầu để có thể hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng của bụng và giảm áp lực lên lưng và khung xương chậu.
- Nếu chứng chuột rút ở chân khiến bạn khó chịu về đêm, hãy uống nhiều nước hơn trong ngày và đảm bảo rằng bạn ăn nhận đủ lượng magiê và canxi từ viên uống bổ sung và thực phẩm. Ngoài ra, dù cơ thể mẹ bầu lúc này đã khá nặng nề, nhưng việc uống đủ 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt được tình trạng phù khi mang thai.
Có thể bạn quan tâm
Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Điều mẹ cần biết về thai máy
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 37 tuần
Tìm hiểu thêm: Tình dục tuổi trung niên và 6 lời đồn oái ăm
>>>>>Xem thêm: Bố mẹ cần lưu ý về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Cần lưu ý rằng việc sợ hãi và lo lắng trong khi chuyển dạ có thể sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi sinh hơn. Sự căng thẳng sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng trong cơ thể và cuối cùng có thể gây trở ngại cho việc sinh nở. Các chuyên gia gọi nó là chu kỳ căng thẳng – sợ hãi – đau đớn. Trong giai đoạn mang thai 37 tuần, để giữ cho bản thân khỏi bị quá căng thẳng, mẹ cần bàn luận với bác sĩ hoặc chồng để tìm ra cách để thư giãn nhất có thể, nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Ở giai đoạn này, các cơn co thắt Braxton Hicks (cơn đau chuyển dạ giả) có thể thường xuyên xuất hiện và kéo dài hơn khiến mẹ bầu khó chịu. Do đó, khi đi khám thai bạn nên hỏi bác sĩ để được hướng dẫn về những dấu hiệu chuyển dạ chính xác cũng như xác định được thời điểm phải nhập viện.
Có thể bạn quan tâm
Mách mẹ bầu cách phân biệt 3 loại cơn gò tử cung khác nhau
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Từ tuần thai này, mẹ bầu cần gặp bác sĩ mỗi tuần cho đến khi em bé ra đời. Đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ thực hiện một hoặc nhiều lần kiểm tra vùng xương chậu. Việc kiểm tra này có thể giúp bác sĩ xác nhận vị trí thai nhi như ngôi thai thuận, ngôi ngang hay ngôi ngược. Hầu hết, thai nhi sẽ nằm ở vị trí ngôi thai thuận.
Trong suốt quá trình kiểm tra khung xương chậu, bác sĩ cũng có thể kiểm tra cổ tử cung của mẹ để xem nút nhầy cổ tử cung đã xóa mở hay chưa, cũng như quan sát xem cổ tử cung đã mềm và giãn nở đến mức nào. Thông tin này sẽ được biểu thị bằng con số và tỷ lệ phần trăm trên kết quả khám thai.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 37
Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?
Trong thời điểm thai nhi 37 tuần tuổi, nếu mẹ sử dụng thuốc có chứa hoạt chất dimenhydrinate (như thuốc Vomina®, Novomin®) để giảm tình trạng say tàu xe khi di chuyển trong khi mang thai sẽ không gây vấn đề gì nghiêm trọng. Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc này trong một thời gian dài cũng sẽ không có vấn đề nào bất thường. Tuy nhiên, nếu mẹ không chắc chắn về sự an toàn của nhiều loại thuốc trên thị trường, hãy gọi cho bác sĩ để xin được tư vấn.
Việc sử dụng thuốc dimenhydrinate cho say tàu xe khi di chuyển trong khi mang thai sẽ không gây vấn đề gì nghiêm trọng. Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc này trong một thời gian dài cũng sẽ không có vấn đề nào bất thường. Nếu mẹ không chắc chắn về sự an toàn của thuốc trên thị trường trôi nổi, hãy gọi cho bác sĩ để xin tư vấn.
Kenshin.vn hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi 37 tuần, sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu và những điều cần chú ý trong giai đoạn này của thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ Sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).