Cận thị nặng là một nguyên nhân đáng kể gây suy giảm thị lực và là yếu tố nguy cơ của một số tình trạng nguy hiểm đến thị lực. Vậy, cận mấy độ là nặng và các biến chứng do cận thị nặng gây ra là gì?
Bạn đang đọc: Cận mấy độ là nặng và các biến chứng có thể xảy ra?
Cận thị là một tật khúc xạ rất phổ biến và thường được chẩn đoán trước tuổi 20. Cận thị ảnh hưởng đến tầm nhìn xa. Dấu hiệu cận thị là bạn có thể nhìn rõ các đối tượng ở gần nhưng gặp khó khăn để nhìn rõ các hình ảnh ở xa. Vậy, bị cận mấy độ là nặng nhất? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nội Dung
Cận mấy độ là nặng?
Cận mấy độ là nặng được xác định thông qua việc đo mắt. Mức độ cận thị được đo bằng đơn vị diop (D). Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cận thị cao hay cận thị nặng là khi đo mắt có độ cận từ 5 Diop trở lên.
Cận thị nặng thường xảy ra khi nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc giác mạc quá cong. Điều này dẫn đến tình trạng ánh sáng đi vào mắt thay vì tập trung chính xác vào võng mạc để nhìn rõ, ánh sáng lại bị khúc xạ và hội tụ ở phía trước võng mạc, khiến bạn nhìn mờ đối với các vật thể ở xa.
Cận mấy độ là nặng nhất và độ cận có tăng lên theo tuổi tác hay không?
Cận thị có thể phát triển dần dần hoặc nhanh chóng và độ cận có thể tăng lên theo tuổi tác. Đặc biệt, nếu bệnh được chẩn đoán ngay từ khi còn nhỏ và trong độ tuổi thanh thiếu niên (từ 8 đến 12 tuổi), khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển thì độ cận có thể tăng lên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ bị cận thị càng sớm thì càng có nhiều khả năng trở thành cận thị nặng.
Độ cận thường không ổn định và có thể liên tục phát triển cho đến những năm đầu ở tuổi trưởng thành với mức độ tiến triển khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và thói quen sinh hoạt của từng người bệnh. Vì vậy, không thể biết chính xác bị cận mấy độ là nặng nhất. Sau năm 18 tuổi, độ cận thị nói chung và cận thị cao nói riêng thường sẽ ổn định. Cận thị nặng có thể được điều trị bằng kính đeo kính cận, kính áp tròng hoặc phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Nên cho trẻ ăn bột hay cháo rây trong giai đoạn ăn dặm?
Cùng với quá trình tiến triển cận thị khi còn nhỏ tuổi, đến tuổi trưởng thành, không ít người đã tiến đến mức độ cận thị nặng. Bên cạnh đó, căng thẳng thị giác do sử dụng mắt quá tải hoặc các bệnh lý khác ở mắt như đục thủy tinh thể, biến chứng do tiểu đường… cũng có thể khiến tình trạng thị lực ở mắt người cận thị nặng trở nên trầm trọng hơn.
Biến chứng do cận thị nặng
Sau khi hiểu rõ cận mấy độ là nặng thì bạn cũng nên biết rằng cận thị nặng không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề thị lực nghiêm trọng, bao gồm:
Tăng nhãn áp
Những người có độ cận thị từ trung bình đến cao có nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp (tăng áp lực bên trong mắt) hơn gần 50% (hoặc cao gấp rưỡi) so với những người có độ cận thị thấp.
Đục thủy tinh thể
Thực tế cho thấy rằng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể cao hơn ở những người có độ cận thị cao. Những người có độ cận nặng sẽ có nhiều khả năng cần phẫu thuật đục thủy tinh thể cao hơn 17% so với những người bị cận thị trung bình.
Rách võng mạc hoặc bong võng mạc
Những người bị cận thị cao đối mặt với nguy cơ bị bong võng mạc cao hơn gấp 5-6 lần so với những người có độ cận thị thấp. Bong võng mạc là tình trạng mô lót phía sau mắt (võng mạc) bị nâng ra hoặc tách ra khỏi thành mắt. Những người có độ cận thị cao có nhãn cầu dài hơn mức bình thường, nghĩa là võng mạc bị kéo căng hơn và do đó dễ bị rách võng mạc ngoại vi. Ngoài ra, mắt cận thị có thủy tinh thể bị thoái hóa dễ bị sụp xuống và tách khỏi võng mạc, cũng làm tăng nguy cơ bị rách võng mạc. Các vết rách võng mạc, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bong võng mạc.
Đây là một vấn đề nghiêm trọng về mắt có thể gây mù lòa và cần điều trị khẩn cấp để ngăn ngừa mất thị lực. Đối với người bị cận thị nặng, để tránh nguy cơ rách, bong võng mạc, một lưu ý quan trọng là phải thăm khám bác sĩ nhãn khoa thường xuyên để kiểm tra tình trạng võng mạc.
>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm đi khám dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ và chữa hiếm muộn
Thoái hóa điểm vàng
Nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng (tổn thương võng mạc trung tâm) do cận thị tăng mạnh theo tuổi và độ cận thị ngày càng cao. Mất thị lực trung tâm do thoái hóa điểm vàng gây ra bởi cận thị nặng có thể ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi lao động, vì vậy, hãy kiểm tra điểm vàng và thăm khám mắt định kỳ nhé!
Mù lòa
Trong một số trường hợp hiếm hoi, cận thị nặng dù đã được điều trị vẫn có thể dẫn đến suy giảm thị lực, đặc biệt nếu độ cận trên 5D. Cận thị nặng có thể rất nghiêm trọng và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Cận thị cao làm tăng nguy cơ mù lòa.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề mắt cận mấy độ là nặng và các biến chứng có thể gặp phải. Cận thị làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp, bong võng mạc và thoái hóa điểm vàng, thậm chí là dẫn đến mù lòa. Vì vậy, việc thăm khám mắt định kỳ để phát hiện ra các vấn đề về thị lực là vô cùng quan trọng.