Bạn đã bao giờ bỏ bữa sáng? Việc tưởng chừng như không có gì nguy hại này lại có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, bỏ qua bữa ăn sáng có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Bạn đang đọc: Bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2
Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ đã khuyên rằng bữa sáng bổ dưỡng là một phần thiết yếu của cuộc sống, nhưng vẫn có nhiều người bỏ qua bữa sáng. Một cuộc khảo sát từ Tập đoàn NPD cho biết cứ 10 người Mỹ thì có 1 người bỏ bữa sáng.
Một bài viết vào tháng 11 năm 2018 trên Tạp chí Dinh dưỡng cho biết bữa sáng có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy rằng bỏ bữa sáng chỉ một ngày trong tuần cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lên 6%, và nếu bỏ ăn sáng bốn đến năm ngày một tuần, nguy cơ đó sẽ tăng lên 55%.
Một nghiên cứu ở Anh cho thấy những người lúc trẻ không ăn sáng mỗi ngày sẽ tăng cao nguy cơ kháng insulin, đây là yếu tố cấu thành trong hầu hết trường hợp tiểu đường tuýp 2 lúc trưởng thành.
Hormone insulin có trách nhiệm xử lý lượng đường trong máu được tiết ra chủ yếu vào buổi sáng. Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa sáng thì sự bài tiết của insulin không được khuyến khích. Điều này khiến insulin được tiết ra ngày càng ít và có thể dẫn tới ngừng sản xuất insulin. Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nội Dung
Bỏ bữa sáng gây nguy cơ tiểu đường tuýp 2 bất kể cân nặng
Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) chỉ liên quan một phần đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do bỏ bữa sáng. BMI là thước đo lượng mỡ của cơ thể dựa trên cân nặng và chiều cao, người có chỉ số BMI trên 30 được coi là béo phì.
Thường thì người béo phì sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người bình thường. Tuy nhiên, nếu bỏ qua bữa sáng thường xuyên, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này dù khối lượng cơ thể bạn cân đối.
Hầu hết những người bỏ bữa sáng luôn thừa cân hoặc béo phì và đây có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Dù sau khi cơ thể đã trở nên cân đối, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 vẫn còn đó nếu bạn vẫn bỏ bữa sáng.
Bỏ bữa sáng có thể đi kèm với các thói quen không lành mạnh khác
Tìm hiểu thêm: Các bệnh ung thư ở trẻ em thường gặp
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ mắc tiểu đường cao do bỏ bữa sáng có thể liên quan đến các thói quen không lành mạnh khác. Những người bỏ bữa sáng thường có xu hướng dạy trễ, ít tập thể dục nhưng lại tăng thói quen hút thuốc và uống rượu, bia nhiều hơn.
Những người bỏ qua bữa sáng cũng nạp nhiều calo hơn trong ngày. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, chế độ ăn nhiều calo từ bất kỳ nguồn nào góp phần tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Những người mắc bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn và ăn từ ba đến năm bữa một ngày để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn.
Bữa ăn sáng lành mạnh cũng đem lại các lợi ích khác. Một bài báo xuất bản vào tháng 11 năm 2012 trên Tạp chí Y học Lối sống Hoa Kỳ cho thấy, những người ăn sáng thường xuyên có xu hướng lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn và kiểm soát cân nặng tốt hơn, do đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ăn sáng còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Bữa sáng lành mạnh dành cho những người mắc bệnh tiểu đường là gì?
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc ung thư phổi di căn sống được bao lâu?
Bữa sáng nhiều chất xơ nhưng ít đường, ít carbohydrate và ít muối là lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Một bữa sáng lành mạnh cho người bị tiểu đường không nhất thiết phải giới hạn ở một số ít món. Một vài hướng dẫn có thể giúp mọi người ăn uống tốt và ngon miệng hơn:
- Sử dụng thêm chất đạm và protein: Hạt có vỏ cứng, đậu (đậu nành, đậu hũ) là những nguồn protein tốt.
- Chất xơ: Hầu hết các loại rau và nhiều loại trái cây, hạt, cám mì và cám yến mạch đều giàu chất xơ.
- Hạn chế sử dụng đường: Đường không chỉ có trong đồ ăn mà cả trong nước uống. Nước lọc là sự lựa chọn tốt nhất, không nên sử dụng nước ép trái cây, nước ngọt, soda, cà phê và trà.
- Không nên ăn nhiều muối: Muối có thể làm suy yếu tim và tăng huyết áp. Những người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt thận trọng về lượng muối. Hầu hết muối là từ thực phẩm đóng gói sẵn, do đó tốt hơn là sử dụng thực phẩm tươi và chế biến tại nhà.
- Ăn uống vừa đủ: Bữa sáng lành mạnh có thể gây tăng cân do ăn với số lượng lớn. Nên ăn lượng thức ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều vào bữa sáng.