Sự phát triển của thai 33 tuần tuổi – Mẹ cần lưu ý điều gì?

Sự phát triển của thai 33 tuần tuổi – Mẹ cần lưu ý điều gì?

Sự phát triển của thai 33 tuần tuổi – Mẹ cần lưu ý điều gì?

Khi thai nhi 33 tuần tuổi, tin vui là bé đang dần hoàn thiện hệ miễn dịch của riêng mình. Một yếu tố quan trọng khi bé chuẩn bị chào đời và sống ở môi trường ngoài bụng mẹ.

Bạn đang đọc: Sự phát triển của thai 33 tuần tuổi – Mẹ cần lưu ý điều gì?

Vậy sự phát triển của thai nhi tuần này có gì đáng chú ý? Mẹ bầu sẽ cảm thấy như thế nào và cần làm gì? Mời bạn cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây nhé!

Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi

Thai nhi 33 tuần phát triển như thế nào?

Bé lúc này có kích thước cỡ tương đương một bắp cải thảo với chiều dài khoảng 43.7 cm tính từ đầu đến gót chân và cân nặng hơn 1.807 – 2.419 kg.

Trong những tuần cuối cùng trước khi sinh, hàng tỷ tế bào thần kinh phát triển trong não bé sẽ giúp bé tìm hiểu về môi trường trong tử cung. Thai nhi 33 tuần tuổi có thể lắng nghe, cảm nhận và thậm chí có thể nhìn thấy phần nào. Đôi mắt của bé có thể phát hiện ánh sáng và con ngươi có thể co và giãn ra khi phản ứng với ánh sáng. Giống như một trẻ sơ sinh đang lớn, bé ngủ hầu hết trong suốt thời gian này và thậm chí bé còn trải qua giai đoạn ngủ với mắt chuyển động nhanh. Đây là giai đoạn ngủ mà các giấc mơ thường hay xuất hiện nhất.

Phổi của bé gần như đã hoàn toàn trưởng thành. Chất béo sẽ tiếp tục tích tụ trong cơ thể của bé để bảo vệ và giữ ấm cho bé. Thai nhi khi được 33 tuần sẽ tăng trọng lượng trong vài tuần cuối cùng trước khi sinh.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 33

Mang thai 33 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Sự phát triển của thai 33 tuần tuổi – Mẹ cần lưu ý điều gì?

Vào tuần thứ 33, thai nhi trở nên lớn hơn và lấp đầy bụng của mẹ, khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Mẹ có thể cảm thấy bản thân nặng nề từ việc tìm kiếm tìm một chỗ ngồi thích hợp tới việc ngủ cũng trở thành một thách thức lớn.

Mẹ có thể cảm thấy một số cơn đau và tê ở ngón tay, cổ tay và bàn tay. Cũng giống như nhiều mô khác trong cơ thể, các mô trong cổ tay của mẹ có thể giữ nước và làm tăng áp lực trong ống cổ tay của mẹ.

Các dây thần kinh chạy qua ống cổ tay có thể bị chèn ép và tạo ra cảm giác tê, ngứa ran, đau rát hoặc đau âm ỉ. Hãy thử mang một cái nẹp để cố định cổ tay của mẹ hoặc chống đỡ cánh tay của mẹ bằng một cái gối khi mẹ ngủ. Nếu công việc của mẹ đòi hỏi động tác tay lặp đi lặp lại (ví dụ làm việc trên bàn phím hoặc trên một dây chuyền lắp ráp), hãy nhớ co duỗi bàn tay của mẹ khi mẹ nghỉ giải lao thường xuyên.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Nếu mẹ nghe một số phụ nữ khác chia sẻ rằng họ bị rò rỉ sữa từ ngực trong tháng thứ chín và mẹ không có thì đừng lo lắng. Sữa sẽ không được sản xuất ra cho đến khi bé sẵn sàng để bú. Sữa bị rò rỉ là sữa non, một chất lỏng màu vàng và là tiền thân của sữa mẹ. Một số phụ nữ trải qua điều này và một số thì không, nhưng cuối cùng thì họ vẫn có thể sản xuất tạo ra sữa cho con bú.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 33 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Khi thai nhi được 33 tuần tuổi, nếu mẹ muốn dùng thuốc ngủ, mẹ cần phải xin ý kiến của bác sĩ trước. Hiện nay, không có bất kỳ loại thuốc ngủ nào hoàn toàn an toàn cho thai phụ. Bác sĩ có thể giúp cân nhắc những rủi ro và lợi ích của việc dùng thuốc và thảo luận các giải pháp thay thế để giải quyết vấn đề mất ngủ khi mang thai.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Tìm hiểu thêm: Nội soi tử cung có đau không? Chi phí thế nào và quy trình thực hiện ra sao?

Sự phát triển của thai 33 tuần tuổi – Mẹ cần lưu ý điều gì?

>>>>>Xem thêm: Bà bầu ăn hạt điều được không? Lợi ích và nguy cơ mẹ cần lưu ý

Thai nhi 33 tuần tuổi, giai đoạn này mẹ sẽ dành nhiều thời gian tại phòng khám của bác sĩ hơn bao giờ hết. Những lần khám này sẽ có nhiều điều thú vị hơn: bác sĩ sẽ ước tính kích thước của thai nhi theo tuần và thậm chí có thể dự đoán về thời gian mà mẹ sắp sinh. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và cách khám của bác sĩ, mẹ sẽ được thực hiện cách kiểm tra:

  • Đo cân nặng (thường thì mẹ sẽ tăng chậm lại hoặc dừng vào giai đoạn này)
  • Đo huyết áp (có thể hơi cao hơn giai đoạn giữa thai kỳ)
  • Đo đường và đạm trong nước tiểu
  • Tình trạng sưng bàn tay và chân, giãn tĩnh mạch chân
  • Kiểm tra cử cung của mẹ (cổ tử cung) bằng cách bác sĩ kiểm tra bên trong cửa mình để xem hiện tượng tử cung mỏng nong dần và bắt đầu giãn nở
  • Đo chiều cao của đáy tử cung
  • Đo nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của thai nhi (ước tính tương đối), hướng sinh (đầu hay mông ra trước), vị trí (úp mặt hay ngửa mặt) bằng cách sờ nắn
  • Mẹ hãy hỏi các câu hỏi và mối quan tâm mà mẹ muốn thảo luận, đặc biệt là những điều liên quan đến chuyển dạ và sinh nở, bao gồm tần số và thời gian kéo dài của cơn gò tử cung Braxton Hicks và các triệu chứng khác mà mẹ đã trải qua, đặc biệt là các triệu chứng không bình thường.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 33

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Nếu mẹ đang lo ngại việc tiếp xúc thuốc chống côn trùng trong khi đang mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thì hãy biết rằng điều này sẽ an toàn nếu sử dụng theo khuyến cáo. Hầu hết các chất đuổi côn trùng được xem là an toàn trong thời gian mang thai, nhưng hãy nhớ đọc nhãn dán một cách cẩn thận trước khi sử dụng.

Ngoài ra, mẹ cần phải cẩn thận nếu muốn ăn pho mát mềm trong tuần thai thứ 33. Nếu pho mát được làm từ sữa tiệt trùng thì rất tốt. Nhưng một số pho mát lại được làm từ nguyên liệu sữa thô chưa được tiệt trùng và nó không an toàn để ăn hoặc uống khi đang mang thai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *