Thai nhi 30 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Thai nhi 30 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Thai nhi 30 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Em bé của bạn đang phát triển nhanh chóng ở tuần thứ 30 của thai kỳ. Điều này đồng nghĩa rằng bụng bầu của bạn có thể ngày càng to hơn một cách nhanh chóng. Trong đó, sự tăng trưởng đáng chú ý nhất là bộ não đang phát triển nhanh chóng của em bé.

Bạn đang đọc: Thai nhi 30 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Khi thai kỳ chạm mốc 30 tuần, mẹ bầu có thể phải “chào đón” một số triệu chứng mang thai ban đầu quay trở lại mà bạn nghĩ rằng mình đã “tạm biệt” vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất, chẳng hạn như chứng đi tiểu thường xuyên.

Sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi

1. Thai nhi 30 tuần nặng bao nhiêu kg? Chỉ số thai nhi 30 tuần

Thai nhi tuần 30 có kích thước bằng khoảng một quả bí đỏ cỡ vừa, nặng khoảng 1.313 – 1.753 kg và sẽ tiếp tục tăng thêm cân. Cụ thể, chỉ số thai nhi 30 tuần:

  • Chiều dài từ đầu đến mông khoảng 39.9 cm
  • Chiều dài xương đùi khoảng 56mm
  • Đường kính lưỡi đỉnh khoảng 76mm.

Tuy nhiên, các thông số trên chỉ mang tính chất tương đối, tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng của mỗi thai, bảng tham chiếu các thông số của mỗi máy siêu âm, các bác sĩ siêu âm sẽ đo đạc và đánh giá, tư vấn chính xác về các thông số này cho em bé nhà mình nhé.

2. Thai 30 tuần phát triển như thế nào?

Ở tuần thứ 30 của thai kỳ, các hệ cơ quan chính của bé đang trong quá trình hoàn thiện. Đây là lúc bé bắt đầu tăng cân rất nhanh để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Ngoài ra, lớp mỡ dưới da có chức năng giúp bé giữ ấm sau khi sinh sẽ phát triển và làm cơ thể bé đầy đặn hơn.

Bé có thể thường xuyên bị nấc cụt. Tình trạng này đặc biệt phổ biến trong ba tháng cuối thai kỳ. Mẹ có thể cảm thấy được điều này bởi nó sẽ tạo nên sự co giật nhịp nhàng trong tử cung. Các nghiên cứu cho thấy rằng thai nhi nấc cụt trong khoảng 10 tuần trước khi sinh sẽ kích thích và có thể đóng một phần quan trọng trong sự phát triển não bộ của bé. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng cảm nhận được dấu hiệu này hay không phải tất cả thai nhi đều có nấc cụt, nên các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng nếu không thấy hiện tượng này ở em bé của mình nhé.

Thai nhi 30 tuần vẫn rất non tháng. Tuy nhiên, nếu chào đời ở giai đoạn này, bé vẫn có cơ hội sống sót với sự chăm sóc đặc biệt. Tỷ lệ sống sót nếu sinh sau 30 tuần cao tới 98%.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 30

Thai nhi 30 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc thai 30 tuần phát triển như thế nào thì nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn về việc bầu 30 tuần cơ thể thay đổi như thế nào? Các mẹ bầu đừng bỏ lỡ những thông tin sau để có câu trả lời nhé!

1. Mang thai 30 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Mang thai đến tuần thứ 30, tóc của mẹ sẽ dày hơn và ít rụng hơn. Tuy nhiên, vài tháng sau khi sinh, tóc bạn có thể trở nên mỏng đi vì rụng nhanh hơn. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu sẽ thấy mệt mỏi hơn trong những ngày cuối tuần thai thứ 30, đặc biệt nếu thường bị mất ngủ.

Ở giai đoạn này của thai kỳ trở đi, nhiều mẹ bầu sẽ trở nên lóng ngóng hơn bình thường. Nguyên do là vì trọng tâm cơ thể thay đổi do tăng cân nhanh, bụng to ra và do hormone thai kỳ thay đổi sẽ khiến dây chằng bị giãn và làm cho khớp gối lỏng. Tình trạng giãn dây chằng còn khiến chân mẹ to ra, vì thế hãy sớm sắm cho mình những đôi giày mới để di chuyển linh hoạt và dễ dàng hơn.

2. Những điều cần lưu ý

Sự kết hợp của các triệu chứng khó chịu khi mang thai, căng thẳng và thay đổi nội tiết tố có thể khiến tâm trạng của một số mẹ bầu thay đổi thất thường. Nếu sự thay đổi tâm trạng của bạn trở nên thường xuyên hơn hoặc dữ dội hơn hoặc kéo dài hơn hai tuần, bạn có thể đang phải đối mặt với chứng trầm cảm khi mang thai hoặc lo lắng khi mang thai. Do đó, khi đi khám thai, bạn hãy cho bác sĩ biết để có thể nhận được trợ giúp hữu ích.

Theo các chuyên gia sức khỏe, các vấn đề sức khỏe cảm xúc của mẹ bầu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của em bé và làm tăng nguy cơ sinh non và trầm cảm sau sinh. Việc áp dụng liệu pháp tâm lý và thuốc đều có thể rất hiệu quả để điều trị những tình trạng này.

Ở giai đoạn này, mẹ cũng có thể gặp phải hội chứng ống cổ tay (CTS). Căn bệnh này thường liên quan đến việc đánh máy thường xuyên nhưng đây cũng là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Ước tính có khoảng 62% các bà mẹ mang thai gặp phải tình trạng này.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể có các triệu chứng mang thai đặc trưng của tam cá nguyệt thứ ba như cơn gò Braxton Hicks, mệt mỏi, đau lưng và các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, ợ nóng….

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 30 tuần

Thai nhi 30 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Mẹ có thể cảm thấy khó thở trong thời gian này. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tử cung của mẹ đang ngày càng mở rộng và chèn ép tất cả cơ quan nội tạng khác, đặc biệt là phổi, để có thể tạo ra đủ không gian cho bé phát triển. Mẹ bầu 30 tuần tuổi nên trao đổi sớm với bác sĩ nếu hiện tượng khó thở xảy ra thường xuyên.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Bước vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ sẽ gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Nếu bạn đi khám thai trong tuần này, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, cân nặng của mẹ và hỏi mẹ về bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mà mẹ đang gặp phải. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ mô tả cử động và giờ giấc hoạt động của bé. Cũng như các lần khám trước, vào tuần thai thứ 30, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách đo kích thước của tử cung và kết hợp với siêu âm.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 30

Tìm hiểu thêm: U trung biểu mô

Thai nhi 30 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Phụ nữ mang bầu 30 tuần có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe nào?

1. Rốn lồi ra 

Khi mang thai 30 tuần, rốn của bạn có thể trông rất khác. Trong tam cá nguyệt thứ ba, tử cung lớn dần lên có thể tạo áp lực đủ lớn đẩy rốn ra ngoài. Điều này có thể khiến không ít mẹ bầu cảm thấy rốn khá nhạy cảm khi chạm vào hoặc khó chịu khi quần áo cọ xát vào. Để giảm thiểu cảm giác khó chịu này, bạn có thể mặc áo bầu rộng hơn hoặc dán băng dính lên rốn.

Trong một số trường hợp rất hiếm, phụ nữ mang thai có thể bị thoát vị rốn gây đau đớn. Nếu điều này xảy ra và cơn đau không có xu hướng giảm, bạn cần đến bệnh viện sớm vì đây có thể là một trường hợp cấp cứu ngoại khoa.

2. Dịch âm đạo màu nâu

Khi mang thai, cơ thể bạn tăng sản xuất estrogen dẫn đến việc dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Đôi khi bạn có thể nhận thấy dịch âm đạo có màu nâu sau khi quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa. Nguyên nhân là do cổ tử cung của bạn nhạy cảm hơn khi mang thai nên việc quan hệ tình dục hay khám phụ khoa có thể gây kích ứng và dẫn đến chảy máu một chút.

Cần lưu ý là dịch tiết âm đạo khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng như nhau tiền đạo, nhau bong non, sinh non hoặc nhiễm trùng…. Hãy đến bệnh viện để được hỗ trợ ngay nếu:

  • Bạn bị ra máu đỏ tươi và nhiều hơn khoảng hai thìa canh (đủ ướt miếng băng vệ sinh hằng ngày)
  • Xuất hiện khi bạn mang thai dưới 36 tuần
  • Dịch âm đạo có màu xanh hoặc có mùi khó chịu…

3. Mệt mỏi

Trong tam cá nguyệt thứ ba, cảm giác mệt mỏi khi mang thai sẽ quay trở lại. Lúc này, bạn có thể sẽ không cảm thấy kiệt sức như trong ba tháng đầu tiên, nhưng bạn có thể nhận thấy bản thân dễ mệt mỏi hơn và cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Nguyên nhân là bởi cân nặng của bạn đang tăng lên và có thể tình trạng ngủ không ngon giấc thường xuyên quấy rầy. 

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, tình trạng mệt mỏi khi mang thai có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân đáng chú ý sau:

  • Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
  • Trầm cảm khi mang thai

Để giảm bớt cảm giác mệt mỏi, hãy cố gắng đảm bảo bạn có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và uống đủ nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng đừng quên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội… Thi thoảng đừng quên nhờ người thân, đồng nghiệp giúp đỡ để có thể nghỉ ngơi, giảm tải công việc. Điều này có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.

4. Bị phù khi mang thai

Thai nhi 30 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

>>>>>Xem thêm: Nhịn ăn tối có giảm cân không? Bạn có nên nhịn bữa tối để giảm cân?

Khi bầu 30 tuần, bạn có thể thấy mắt cá chân và bàn chân của mình sẽ sưng phù lên rõ rệt. Nguyên do là tử cung đang phát triển đè ép vào các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới.  Sự đè ép này làm chậm quá trình quay trở lại của máu từ chân khiến máu dồn lại và ép chất lỏng từ tĩnh mạch vào các mô của bàn chân và mắt cá chân dẫn đến sưng phù.

Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố và cơ chế giữ nước của cơ thể để hỗ trợ thai kỳ có thể làm tăng thêm tình trạng sưng phù. Sưng phù khi mang thai thường không phải là vấn đề đáng lo ngại, mặc dù trong một số trường hợp, nó có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tiền sản giật hoặc cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu -DVT). Hãy đi khám ngay nếu bạn nhận thấy bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng quá mức và đột ngột, tay hoặc mặt bị sưng nhiều hơn mức vừa phải hoặc sưng ở một chân nhiều hơn đáng kể so với chân kia.

5. Hụt hơi

Vào cuối tam cá nguyệt thứ ba, nhiều mẹ bầu có thể nhận thấy rằng việc đi bộ lên cầu thang khiến bản thân kiệt sức. Khi quá trình mang thai diễn ra, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi dù thực hiện các công việc thông thường. 

Cơ thể bạn cần nhiều oxy hơn khi mang thai và tử cung đang phát triển gây áp lực lên cơ hoành dẫn đến khó thở, thở hụt hơi. Cần lưu ý là tình trạng khó thở khi mang thai nhất là ở 3 tháng cuối cũng có thể trở nên trầm trọng hơn do tình trạng bệnh lý có từ trước, chẳng hạn như hen suyễn, thiếu máu hoặc huyết áp cao.

Mặc dù khó thở là tình trạng phổ biến khi mang thai, nhưng hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu bạn bị khó thở đột ngột hoặc dữ dội, hen suyễn nặng hơn, nhịp tim nhanh hoặc không đều, cảm giác như muốn ngất xỉu, đau ngực hoặc đau khi bạn thở.

Kenshin.vn hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã hiểu hơn về sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi 30 tuần cùng những vấn đề sức khỏe đáng lưu tâm của mẹ bầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *