Duy trì thói quen ngủ đúng giờ và tránh xa ánh đèn khi ngủ là rất quan trọng, vì đồng hồ sinh học có thể bị tác động bởi ánh sáng nhân tạo xung quanh bạn. Khi đó, hệ miễn dịch và sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Bạn đang đọc: 4 điều bí ẩn về đồng hồ sinh học của cơ thể mà bạn cần biết
Đồng hồ sinh học là khái niệm khá gần gũi, nhưng bạn đã biết hết bí mật về nó chưa? Kenshin.vn sẽ bật mí cho bạn 4 điều bí ẩn về đồng hồ sinh học nhé!
Nội Dung
Ánh sáng nhân tạo đang hủy hoại đồng hồ sinh học của bạn
Bóng tối là dấu hiệu tự nhiên quan trọng nhất báo hiệu cho cơ thể biết đã đến giờ đi ngủ. Ánh sáng nhân tạo từ tivi, đèn hay ánh sáng xanh từ điện thoại cũng có thể khiến não suy nghĩ rằng đó là ban ngày.
Công nghệ đã phần nào làm rối loạn lịch trình 24 giờ 1 ngày theo tự nhiên của con người và ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta. Vì thế, tình trạng thiếu ngủ ngày càng nhiều và thường xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Khi quyết tâm “chia tay’ với các thiết bị điện tử trước khi ngủ, nhịp sinh học sẽ nhanh chóng trở lại bình thường. Tuy nhiên, để cưỡng lại sự cám dỗ của các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop,… thì không dễ chút nào. Vì thế, bạn cần có sự quyết tâm và kiên trì.
Đi cắm trại có thể giúp thiết lập lại nhịp sinh học
Khi không có cách nào để kết nối với các thiết bị công nghệ, cơ thể của bạn có thể sẽ dễ dàng thiết lập lại nhịp sinh học hơn. Trong một nghiên cứu nhỏ của Đại học Colorado ở Boulder, một chuyến đi cắm trại dài một tuần có khả năng làm cho nhịp điệu sinh học của các trại viên trở lại bình thường. Chu kỳ sáng và tối tự nhiên tạo ra một tín hiệu mạnh mẽ giúp cho những “cú đêm” nhanh chóng sinh hoạt và ngủ nghỉ theo giờ giấc cơ thể yêu cầu.
Nếu bạn ở thành phố, việc thiết lập lại đồng hồ sinh học là rất cần thiết. Cuộc sống đô thị dường như làm tăng tốc độ nhịp sinh học tự nhiên, nguyên nhân có thể là do ánh sáng nhân tạo và tiếng ồn.
Tự khiến mình bị hội chứng lệch múi giờ mà không cần đi máy bay
Bạn vẫn có khả năng khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi như sau một chuyến bay dài do thói quen xấu thức khuya và dậy sớm. Thói quen thức – ngủ lệch giờ có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, dẫn đến tình trạng khó ngủ vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày.
Để tránh tình trạng này, bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một khoảng thời gian cố định các ngày trong tuần (kể cả cuối tuần). Nếu bạn không thể làm được điều này thì bạn nên cố gắng thức dậy và đón ánh nắng vào mỗi sáng sớm để có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học hoạt động lại bình thường.
Một số gen vận hành dựa trên đồng hồ sinh học và khiến bạn không thỏa mãn với giấc ngủ của mình
Những gen này kiểm soát tất cả mọi thứ trong cơ thể, từ nhiệt độ đến lượng đường trong máu và thậm chí là tâm trạng. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên một số đối tượng bằng cách cho những người tham gia sinh hoạt trong lịch trình 1 ngày dài 28 giờ cho đến khi giờ ngủ của họ bị lệch 12 giờ so với bình thường. Kết quả cho thấy gần như tất cả các gen này không hoạt động. Hơn 97% các gen kiểm soát nhịp sinh học trở nên không đồng bộ với giấc ngủ và điều này giải thích tại sao chúng ta cảm thấy mệt mỏi khi bị hội chứng lệch múi giờ hoặc phải làm việc và sinh hoạt không theo lịch trình tự nhiên.
Thật bất ngờ đúng không nào? Cơ thể con người hàm chứa rất nhiều điều bí ẩn mà hiện nay khoa học vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Nhưng dù sao đi nữa, giữ cho đồng hồ sinh học hoạt động bình thường là điều rất cần thiết cho sức khỏe. Hãy nhớ tắt đèn, rời xa điện thoại và đi ngủ đúng giờ nhé!
>>>>>Xem thêm: 3 cách làm bột chiên nóng giòn, hấp dẫn tại nhà