Bị suy giãn tĩnh mạch ở chân có đi bộ hay chạy bộ được không?

Bị suy giãn tĩnh mạch ở chân có đi bộ hay chạy bộ được không?

Bị suy giãn tĩnh mạch ở chân có đi bộ hay chạy bộ được không?

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tập luyện. Tuy nhiên những người bị suy giãn tĩnh mạch lại lo sợ việc đi bộ sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vậy bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Bị suy giãn tĩnh mạch ở chân có đi bộ hay chạy bộ được không?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh khó chịu, đau đớn cản trở sinh hoạt.

Bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?

Bị suy giãn tĩnh mạch ở chân có đi bộ hay chạy bộ được không?

Bạn có biết đi bộ chính là bài tập tốt dành cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân vì thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi bước đi. Ngược lại, ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất, sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch.

Khi chạy bộ, gót chân được nhấc lên cao và máu từ đám rối tĩnh mạch ở gót và lòng bàn chân sẽ đẩy lên các tĩnh mạch sâu ở cẳng chân. Tiếp theo, khi bạn co cơ cẳng, máu tiếp tục được đẩy về cẳng chân và cứ thế sẽ được đẩy về tĩnh mạch cao hơn rồi tới tim.

Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ hay đi bộ không? Câu trả lời là có. Khi vận động sẽ giúp bơm tĩnh mạch hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu khi chân đang vận động tích cực cao hơn so với lúc đang đứng yên giúp máu đẩy mạnh về tim và giảm được tình trạng ứ đọng, đồng thời, giúp giảm áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.

Bên cạnh tác dụng bơm máu tĩnh mạch hiệu quả, việc đi bộ còn mang lại nhiều lợi ích khác cho người tập như:

  • Làm giảm mức cholesterol trong cơ thể, từ đó có thể phòng ngừa các bệnh về mạch máu.
  • Đi bộ giúp cải thiện cơ bắp chân, đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông máu ở chân. Cơ bắp chân khỏe mạnh giúp bơm máu từ cẳng chân và bàn chân trở lại tim, giảm áp lực lên các van tĩnh mạch.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh, do đó có thể giảm áp lực lên đôi chân.

Bạn có thể quan tâm:

Những lưu ý khi chạy bộ cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân

Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền? Làm ở đâu nhanh và đúng?

Bị suy giãn tĩnh mạch ở chân có đi bộ hay chạy bộ được không?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên?

Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ hay chạy bộ không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ khác nhau, nên trước khi tập luyện, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và lưu ý những thông tin sau:

  • Nếu bạn chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu với tốc độ vừa phải với quãng đường ngắn, sau đó tăng dần cự ly. Giai đoạn đầu khi mới tập, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau chân, nhưng đừng bỏ cuộc. Từ từ, đôi chân sẽ quen dần và cơn đau sẽ cải thiện trong vòng vài ngày sau đó.
  • Nên đi bộ hoặc chạy bộ trên mặt phẳng mềm như đường đất, đường cỏ… để cơ thể không bị sốc mỗi khi chân tiếp đất. Đồng thời, không chạy bộ trên đường bê tông hoặc bề mặt cứng vì sẽ khiến triệu chứng suy giãn tĩnh mạch nặng hơn.
  • Lựa chọn giày chạy bộ vừa chân, không được quá chật và phải có đệm để giảm sốc khi chạy. 
  • Mang vớ áp lực tĩnh mạch khi tập luyện vì nó sẽ giảm thiểu triệu chứng của tĩnh mạch hiệu quả.
  • Đi bộ đòi hỏi sự chuyển động linh hoạt của mắt cá chân để mang lại hiệu quả. Trong khi đó, những người bị loét chân do giãn tĩnh mạch sẽ bị hạn chế vận động ở mắt cá chân. Do đó, nếu bạn đang bị loét mắt cá chân hãy điều trị vết loét trước khi tập luyện nhé.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn có được lời giải đáp bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ hay chạy bộ không.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *