Cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận

Khi có những viên sỏi tiết niệu đủ lớn làm tắc nghẽn đường tiểu (gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo), chúng sẽ khiến bạn phải chịu đựng cơn đau quặn thận dữ dội. Tình trạng này nên được thăm khám và điều trị sớm nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc.

Bạn đang đọc: Cơn đau quặn thận

Vậy cơn đau quặn thận điển hình sẽ có những triệu chứng như thế nào, xử trí như thế nào khi gặp phải? Cùng tìm hiểu nhé!

Triệu chứng cơn đau quặn thận điển hình là gì?

Các triệu chứng cơn đau quặn thận có thể thay đổi tùy theo kích thước của viên sỏi và vị trí của nó trong đường tiết niệu.

Một số viên sỏi nhỏ chỉ gây đau bụng nhẹ và có thể di chuyển theo nước tiểu ra ngoài mà không gây nhiều khó chịu.

Những viên sỏi lớn hơn có thể gây đau đớn, đặc biệt nếu chúng bị kẹt và gây tắc nghẽn bất kỳ điểm hẹp nào trong đường tiết niệu, như sỏi ở thận, bàng quang hoặc niệu quản (ống dẫn nước tiểu giữa thận và bàng quang).

Các bệnh nhân mô tả cơn đau quặn thận điển hình là đau xảy ra ở phía bên thận bị ảnh hưởng (đau thận trái hoặc đau thận phải). Vị trí đau thận là vùng giữa xương sườn và hông, sau đó đau lan tỏa ra vùng bụng dưới và háng.

Cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều đợt, từng đợt kéo dài từ 20-60 phút rồi thuyên giảm.

Cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận chỉ là một trong những triệu chứng gây ra do sỏi tiết niệu. Các triệu chứng khác thường xảy ra cùng với đau quặn thận bao gồm:

  • Đau khi đi tiểu hoặc khó đi tiểu
  • Có máu trong nước tiểu làm cho nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu
  • Nước tiểu có mùi hôi, khó chịu
  • Buồn nôn
  • Các hạt sạn nhỏ trong nước tiểu
  • Liên tục mắc tiểu gấp
  • Nước tiểu đục
  • Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường

Trong một số trường hợp có thể có các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi lạnh.

Bạn nên đi cấp cứu nếu có những dấu hiệu sau đây bên cạnh đau quặn thận:

  • Hoàn toàn không có khả năng đi tiểu
  • Nôn không kiểm soát được
  • Sốt trên 38°C.

Cơn đau quặn thận có nguy hiểm không?

Khoảng 12% nam giới và 6% nữ giới bị một hoặc nhiều viên sỏi tiết niệu gây ra đau quặn thận. Nếu không được điều trị, bạn sẽ phải đối diện với các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Giãn bể thận không hồi phục
  • Thận ứ nước
  • Suy thận.

Nguyên nhân đau quặn thận là gì?

Cơn đau quặn thận xảy ra khi một viên sỏi nằm trong đường tiết niệu, thường là trong niệu quản. Viên sỏi làm căng giãn tại chỗ, gây ra cơn đau dữ dội.

Có nhiều yếu tố nguy cơ khiến bạn gặp phải cơn đau quặn thận như:

  • Chế độ ăn có nhiều chất tạo sỏi như oxalate hoặc quá nhiều protein
  • Có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị sỏi tiết niệu
  • Mất nước do không uống đủ nước hoặc mất quá nhiều mồ hôi, ói mửa hoặc tiêu chảy
  • Bệnh béo phì
  • Phẫu thuật dạ dày, làm tăng hấp thụ canxi và các chất hình thành nên sỏi
  • Rối loạn chuyển hóa, bệnh di truyền, cường cận giáp và các tình trạng khác có thể làm tăng lượng sỏi hình thành trong cơ thể
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chẩn đoán cơn đau quặn thận

Bác sĩ thường sử dụng các xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ gia tăng của các chất tạo sỏi trong cơ thể.

Họ cũng chỉ định các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang thông thường, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc siêu âm để tìm sỏi trong đường tiết niệu.

Cách điều trị cơn đau quặn thận?

Điều trị cơn đau quặn thận thường phụ thuộc vào loại sỏi mà bệnh nhân có. Có một số loại sỏi khác nhau bao gồm:

  • Sỏi canxi là loại sỏi phổ biến nhất được tạo thành từ oxalat canxi
  • Sỏi axit uric phát triển khi axit uric tập trung trong nước tiểu
  • Sỏi cystine rất hiếm gặp, gây ra do rối loạn cystinuria
  • Sỏi struvite là loại sỏi ít gặp do một loại vi khuẩn nhất định trong đường tiết niệu gây ra.

Hầu hết các viên sỏi nhỏ đều có thể di chuyển theo nước tiểu ra ngoài. Trên thực tế, có tới 80% lượng sỏi thoát ra khỏi cơ qua nước tiểu. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn uống đủ nước và có thể kê toa thuốc giảm đau để giúp giải quyết cơn đau trong khi theo dõi sỏi đi ra ngoài.

Tìm hiểu thêm: Cải xoăn: Siêu thực phẩm cho mọi độ tuổi

Cơn đau quặn thận

>>>>>Xem thêm: Bí quyết chữa run tay bằng Đông y vừa an toàn lại hiệu quả

Có một loạt các thủ thuật giúp loại bỏ sỏi lớn hơn và giảm cơn đau quặn thận, bao gồm:

  • Nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng: đây là một thủ thuật phẫu thuật xâm lấn, bác sĩ đưa một ống mỏng có gắn đèn và máy ảnh vào đường tiết niệu để xác định vị trí sỏi và loại bỏ nó.
  • Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL): phương pháp điều trị không xâm lấn này là quá trình sử dụng sóng xung kích chiếu tập trung vào vùng thận để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ. Những mảnh này sau đó sẽ thoát ra ngoài qua nước tiểu.
  • Tán sỏi qua da: tán sỏi thận qua da thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Thông qua việc mở một lỗ nhỏ ở phía sau hông – lưng, bác sĩ sử dụng một ống nội soi để tiếp cận đường tiết niệu. Ống này mang theo đèn giúp chiếu sáng và mang theo các dụng cụ nhỏ để chiếu sóng siêu âm hay laser vào nhằm phá vỡ viên sỏi.
  • Đặt stent: đôi khi, bác sĩ sẽ đặt một ống mỏng vào niệu quản để giúp làm giảm tắc nghẽn và thúc đẩy sỏi đi qua.
  • Phẫu thuật mở: một số viên sỏi quá lớn hoặc bị mắc kẹt, gây ra cơn đau quặn thận dữ dội. Chúng không thể đi ra ngoài được do vậy cần phẫu thuật mở, cách này cần thời gian phục hồi lâu hơn. Ngày nay có phương pháp mổ nội soi lấy sỏi sau phúc mạc, mở ba đường hầm qua da để đưa ống nội soi và dụng cụ vào gắp sỏi ra ngoài nên tỷ lệ mổ hở đã ít đi rất nhiều. Phương pháp này chỉ còn dành cho một số bệnh nhân béo phì, sỏi bị mắc kẹt…

Điều trị cũng có thể bao gồm các loại thuốc giúp giảm các triệu chứng đau quặn thận hoặc giảm sự tích tụ của sỏi. Những phương pháp điều trị này có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh
  • Chất chống oxy hóa
  • Corticosteroid
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Ức chế chọn lọc alpha-1

Biện pháp giảm cơn đau quặn thận tại nhà

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với cơn đau quặn thận:

  • Chườm nóng vùng lưng dưới để làm dịu cơn co thắt cơ liên quan đến đau quặn thận.
  • Bác sĩ có thể khuyên bạn tăng cường uống nước và giảm lượng muối ăn vào.
  • Nhiều người cũng được hưởng lợi từ việc ăn uống lành mạnh phong phú với một loạt các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và protein nạc. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên tăng lượng trái cây có múi trong chế độ ăn uống như cam, chanh hoặc bưởi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *