Ám ảnh chuyên biệt

Ám ảnh chuyên biệt

Ám ảnh chuyên biệt

Tìm hiểu chung

Ám ảnh chuyên biệt là gì?

Ám ảnh chuyên biệt là một nỗi sợ hãi rất lớn và không rõ lý do về các đồ vật hoặc tình huống ít gây ra nguy hiểm nhưng khiến người bệnh lo lắng và tránh né.

Bạn đang đọc: Ám ảnh chuyên biệt

Không giống với những lo lắng tạm thời khi bạn chuẩn bị phát biểu hoặc làm bài kiểm tra, ám ảnh chuyên biệt thường kéo dài, gây ra các phản ứng cả về thể chất và tâm lý mạnh mẽ, ảnh hưởng không ít đến các hoạt động thường ngày.

Có thể nói đây là loại ám ảnh phổ biến nhất trong chứng rối loạn lo âu. Thực tế, không phải tất cả các loại ám ảnh đều cần điều trị, chỉ những tình trạng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng mới cần được chữa trị.

Các dạng ám ảnh chuyên biệt

Tình trạng ám ảnh này gồm có 5 nhóm chính:

  • Ám ảnh động vật (như chó, rắn hoặc nhện)
  • Ám ảnh môi trường thiên nhiên (như độ cao, bão, nước)
  • Ám ảnh về chấn thương và máu (như nhìn thấy máu, lấy máu để xét nghiệm)
  • Ám ảnh về không gian (như đi máy bay, lặn, đi thang máy, căn phòng kín)
  • Ám ảnh khác (như âm thanh lớn hoặc những nhân vật cụ thể)

Triệu chứng

Ám ảnh chuyên biệt

Những dấu hiệu và triệu chứng ám ảnh chuyên biệt là gì?

  • Sợ hãi quá mức hoặc phi lý về một vật hoặc tình huống cụ thể
  • Thường xuyên né tránh một vật, tình huống cụ thể hoặc cực kì khó chịu, đau khổ khi chịu đựng tình huống đó
  • Các triệu chứng lo âu và hoảng sợ, như tim đập nhanh, buồn nôn, tiêu chảy, đổ mồ hôi, run rẩy, tê hoặc ngứa, khó thở, chóng mặt hoặc choáng váng, cảm giác như bị nghẹn.
  • Lo âu chờ đợi (Anticipatory anxiety) là tình trạng lo lắng trước khi một sự kiện xảy ra hoặc trước lúc tiếp xúc với đối tượng ám ảnh. Ví dụ, người sợ chó sẽ lo lắng khi đi dạo vì có thể gặp chó trong công viên.

Trẻ mắc ám ảnh chuyên biệt thường quấy khóc, bám lấy bố mẹ khi cảm thấy lo âu.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Một nỗi sợ hãi không rõ lý do có thể khiến một người rất khó chịu, nhưng bác sĩ sẽ không xem nó là ám ảnh chuyên biệt nếu nỗi sợ không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Nếu nỗi sợ hãi ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, công việc hoặc học tập, bạn hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Những nỗi sợ ở trẻ em, như sợ bóng tối, quái vật hay sợ ở một mình, thường là tình trạng phổ biến và sẽ hết khi trẻ lớn. Tuy nhiên, nếu những ám ảnh đó vẫn còn, tác động tiêu cực đến cuộc sống và học tập, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Hầu hết trường hợp nỗi ám ảnh sẽ được chữa trị nếu áp dụng đúng liệu pháp trị pháp. Ngoài ra, việc trị liệu sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tiến hành điều trị sớm thay vì kéo dài.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ám ảnh chuyên biệt là gì?

Các chuyên gia vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây ám ảnh chuyên biệt. Họ cho rằng các nguyên nhân sau có thể gây ra tình trạng này:

  • Đã trải qua một sự kiện tiêu cực liên quan đến đối tượng cụ thể
  • Di truyền và môi trường. Những lo lắng của trẻ có thể liên quan đến những lo âu của bố mẹ. Đây có thể là do di truyền hoặc do trẻ bắt chước.
  • Chức năng não. Những thay đổi trong chức năng não cũng có thể đóng vai trò kích hoạt một nỗi ám ảnh cụ thể.

Nguy cơ

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ám ảnh chuyên biệt?

Tình trạng ám ảnh này có thể xảy ra ở bất cứ ai và thường ảnh hưởng đến phụ nữ hơn nam giới. Tình trạng ám ảnh ở trẻ em là bình thường và sẽ biến mất theo thời gian. Ám ảnh ở người lớn thường xuất hiện đột ngột và kéo dài. Chỉ khoảng 20% trường hợp ở người lớn là tự khỏi mà không cần điều trị.

Một số yếu tố có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc loại ám ảnh này như:

  • Tuổi. Ám ảnh thường xuất hiện lần đầu khi bạn còn nhỏ, khoảng 10 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra trễ hơn.
  • Bệnh sử gia đình. Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc ám ảnh chuyên biệt nếu có thành viên nào trong gia đình mắc tình trạng này hoặc rối loạn lo âu.
  • Tính khí. Bạn sẽ dễ ám ảnh hơn nếu là người nhạy cảm, rụt rè và hay có suy nghĩ tiêu cực.
  • Trải qua một sự kiện đáng sợ. Những sự kiện này, như kẹt thang máy hoặc bị động vật tấn công, có thể kích hoạt cơn ám ảnh.
  • Nghe về một sự kiện đáng sợ. Việc nghe thấy những thông tin tiêu cực, như rớt máy bay hoặc tai nạn giao thông, có thể dẫn đến hình thành nỗi ám ảnh.
  • Chẩn đoán và điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ám ảnh chuyên biệt?

    Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh méo đầu có bất thường? Nguyên nhân, cách làm tròn đầu bé

    Ám ảnh chuyên biệt

    >>>>>Xem thêm: Đặt stent là gì? Quy trình và biến chứng thường gặp

    Nếu bạn có các triệu chứng ám ảnh rõ ràng, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử y tế và tâm thần, cũng như khám sức khỏe tổng quát. Họ cũng sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân ám ảnh có phải do tình trạng sức khỏe gây ra không. Nếu không, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ tâm lý để điều trị.

    Tại đây, bác sĩ sẽ chẩn đoán ám ảnh chuyên biệt dựa vào các triệu chứng được miêu tả, bao gồm các vấn đề chức năng mà triệu chứng gây ra, như người bệnh cảm thấy đau khổ hoặc không thể sinh hoạt, làm việc như bình thường.

    Những phương pháp nào giúp điều trị ám ảnh chuyên biệt?

    Phương pháp điều trị tốt nhất cho ám ảnh chuyên biệt là liệu pháp tiếp xúc (exposure therapy). Đôi khi bác sĩ cũng có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác hoặc thuốc. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ám ảnh thường không quan trọng bằng việc tập trung vào điều trị hành vi tránh né đã phát triển theo thời gian.

    Mục tiêu của điều trị là cải thiện chất lượng cuộc sống để bạn không còn ảnh hưởng bởi nỗi ám ảnh. Khi học được cách quản lý phản ứng, suy nghĩ và cảm xúc của mình, bạn sẽ thấy rằng sự lo lắng và sợ hãi đã giảm, không còn kiểm soát cuộc sống. Điều trị thường được hướng vào một nỗi ám ảnh cụ thể tại một thời điểm.

    Tâm lý trị liệu

    Nói chuyện với chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn quản lý nỗi ám ảnh. Liệu pháp tiếp xúc và hành vi nhận thức là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

    • Liệu pháp tiếp xúc tập trung vào việc thay đổi phản ứng của người bệnh đối với vật hoặc tình huống mà bạn sợ. Dần dần, tiếp xúc nhiều lần với nỗi ám ảnh cụ thể và những suy nghĩ, cảm giác liên quan có thể giúp bạn học cách kiểm soát sự lo lắng của mình. Ví dụ, nếu bạn sợ thang máy, liệu pháp tiếp xúc có thể tiến triển từ việc chỉ nghĩ đến việc đi vào thang máy, nhìn hình ảnh của thang máy, đến gần thang máy, bước vào thang máy. Tiếp theo, bạn có thể đi thang máy lên một tầng, sau đó đi nhiều tầng, rồi đi trong thang máy đông đúc.
    • Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) liên quan đến việc tiếp xúc kết hợp với các kỹ thuật khác để tìm hiểu cách nhìn và đối phó với nỗi sợ hãi. Bạn sẽ học được những niềm tin, cảm giác cơ thể và tác động của chúng đối với cuộc sống của bạn. Liệu pháp hành vi nhận thức nhấn mạnh việc học cách làm chủ cảm giác và tự tin với suy nghĩ và cảm xúc của bạn thay vì cảm thấy bị áp đảo bởi chúng.

    Thuốc

    Nói chung liệu pháp tâm lý, gồm liệu pháp tiếp xúc, là thành công trong điều trị ám ảnh chuyên biệt. Tuy nhiên, đôi khi các loại thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng lo lắng và hoảng loạn mà bạn gặp phải khi nghĩ về hoặc tiếp xúc với đối tượng hoặc tình huống ám ảnh.

    Thuốc có thể được sử dụng trong quá trình điều trị ban đầu hoặc sử dụng ngắn hạn trong các tình huống cụ thể, không thường xuyên gặp phải, chẳng hạn như đi máy bay, thuyết trình trước đám đông hoặc làm thủ thuật MRI.

  • Thuốc chẹn beta. Những loại thuốc này ngăn chặn tác dụng kích thích của adrenaline, như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tim đập thình thịch, giọng nói và chân tay rung rẩy do lo lắng gây ra.
  • Thuốc an thần. Các loại thuốc nhóm benzodiazepine giúp bạn thư giãn bằng cách giảm mức lo lắng. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng các thuốc này thận trọng vì chúng có thể gây nghiện và nên tránh nếu bạn có tiền sử nghiện rượu bia.
  • Ám ảnh chuyên biệt có thể gây ra các biến chứng nào?

    Mặc dù các ám ảnh này có vẻ bình thường đối với nhiều người, nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh, như:

    • Tách biệt với xã hội. Việc tránh né những nơi hoặc đồ vật bạn sợ hãi có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ. Trẻ em mắc các rối loạn này có nguy cơ không tập trung học được và bị bạn bè xa lánh.
    • Rối loạn tâm trạng. Nhiều người mắc chứng ám ảnh có thể bị trầm cảm cũng như các rối loạn lo âu khác.
    • Lạm dụng chất gây nghiện. Sự căng thẳng khi phải sống chung với nỗi ám ảnh có thể dẫn đến dẫn đến lạm dụng thuốc hoặc rượu.
    • Tự sát. Một số người mắc ám ảnh nghiêm trọng có thể có suy nghĩ tiêu cực.

    Kenshin.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *