Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

Tình trạng hở van tim 3 lá có nguy hiểm không là do bạn có sẵn sàng bước vào cuộc chiến giành giật sinh mạng của mình hay buông xuôi chấp nhận số phận. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ bị suy tim, rung tâm nhĩ, tăng áp động mạch phổi, xơ gan, viêm nội tâm mạc…

Bạn đang đọc: Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

Hở van 3 lá là một rối loạn trong đó van ba lá không đóng đủ chặt làm cho máu chảy ngược vào buồng tâm nhĩ khi tâm thất co bóp. Nếu tình trạng hở van 3 lá nhẹ, bạn có thể không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi thường xuyên. Nhưng khi hở van tiến triển nặng hơn hoặc bạn đang gặp phải những triệu chứng như mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở… thì cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

Những người bị bệnh hở van tim 3 lá có nguy cơ cao bị suy tim, rối loạn nhịp (rung tâm nhĩ), tăng áp động mạch phổi, xơ gan, viêm nội tâm mạc… làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của người bệnh. Để có thể phòng ngừa từ sớm, hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm của hở van tim 3 lá.

Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không? Điểm qua từng biến chứng của bệnh

Ngay cả một người bình thường và khỏe mạnh vẫn có thể bị hở van tim 3 lá. Khi đó, bác sĩ gọi là hở van tim sinh lý, không nguy hiểm nên cũng không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu mức độ hở van lớn hơn, máu sẽ bị ứ lại trong tâm nhĩ thì người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng về lâu dài.

1. Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không tùy thuộc vào mức độ bệnh

Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

Hở van tim ba lá được chia thành 4 mức độ nặng dần:

• Hở van tim tim ba lá 1/4: Hở van tim 3 lá nhẹ có nguy hiểm không? Hở van 3 lá nhẹ thường là hở van sinh lý, bạn không cần điều trị.

• Hở van 3 lá 1.5/4 và hở van 3 lá 2/4: Hở van 3 lá 1.5/4 có nguy hiểm không hay hở van tim 3 lá 2/4 có nguy hiểm không? Đây là mức độ hở van trung bình. Bạn có thể chưa cần điều trị nhưng cần tái khám định kỳ để theo dõi thường xuyên. Nếu kèm theo triệu chứng hoặc hậu quả của các bệnh lý như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thấp tim… thì mới cần điều trị.

• Hở van 3 lá 3/4 và hở 3.5/4: Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không? Đây là mức độ hở van nặng và khá nguy hiểm, các triệu chứng có thể rất nặng nề. Người bệnh thậm chí sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi, khó khăn khi đi lại hoặc làm việc. Thậm chí, leo cầu thang, làm việc nhà cũng rất khó khăn.

• Hở van 3 lá 4/4: Đây là mức độ hở van nặng nhất. Nếu bệnh nhân không còn đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ có thể chỉ định mổ để sửa chữa van tim hoặc thay van tim nhân tạo.

2. Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không và các biến chứng thường gặp

Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

Khi mức độ hở van tim 3 lá ngày càng nặng dần, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng sau đây:

• Suy tim: Khi bị hở van 3 lá nặng, áp lực trong tâm thất phải tăng cao, tâm nhĩ phải sau một thời gian chứa máu giãn rộng ra. Khi đó buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp lượng máu bị thiếu hụt, lâu dài có thể dẫn tới suy tim.

• Rung tâm nhĩ: Là biến chứng nguy hiểm của hở van 3 lá (suy van, thoái hóa van) nặng. Rung tâm nhĩ làm tim đập nhanh kịch phát (nhịp trên 160 nhịp/phút) làm tăng nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.

Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không? Nếu không được điều trị, hở van tim 3 lá cũng có thể dẫn tới giảm cân, mất cảm giác ngon miệng, xơ gan. Bạn cũng có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc và nhiễm trùng tim.

Cách giảm nguy cơ biến chứng khi bị hở van tim 3 lá

Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không là do cách bạn chủ động phòng ngừa và kiểm soát bệnh mỗi ngày. Nếu chú ý đến thói quen sống, chế độ ăn uống và áp dụng đúng cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh thì bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được các biến chứng.

1. Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách chế biến thực phẩm an toàn

Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

Lối sống lành mạnh chính là chìa khóa giúp bạn đẩy lùi mọi bệnh tật. Vì thế, bạn nên duy trì các thói quen sống khỏe và cải thiện những thói quen chưa tốt:

  • Vận động thể chất: Các chuyên gia tim mạch khuyên bạn nên tập tối thiểu 30 – 45 phút mỗi ngày, duy trì 5 – 6 buổi/tuần. Bạn nên tập với cường độ tăng dần nhưng không nên quá sức.
  • Chăm sóc răng miệng: Bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa 2 lần/năm. Khi bạn chuẩn bị thực hiện bất kỳ một tác động nào đến răng miệng chẳng hạn như nhổ răng, hãy thông báo cho bác sĩ biết mình bị hở van tim 3 lá.
  • Kiểm soát stress: Bạn hãy buông bỏ bớt áp lực của công việc để giảm căng thẳng, đồng thời cho phép bản thân nghỉ ngơi trong thời gian điều trị. Đừng giấu mọi phiền muộn trong lòng, bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn khi chia sẻ với người thân.
  • 2. Duy trì chế độ ăn uống tốt cho tim mạch

    Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

    Người bị hở van tim 3 lá cần lưu ý những điều sau đây trong chế độ ăn uống:

    – Hạn chế ăn chất béo từ động vật và cholesterol (gan, phủ nội tạng động vật, lòng trắng trứng, da của các loại gia cầm). Bạn cũng không nên uống rượu, bia, chất kích thích như cà phê, thuốc lá… bởi chúng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

    – Bạn nên ăn thịt trắng (thịt cá, thịt gia cầm bỏ da); hạn chế các loại thịt màu đỏ (thịt bò, bê cừu), nếu ăn nên lựa phần thịt thăn, ít mỡ. Hãy ăn nhiều nhóm thực phẩm cung cấp các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất chống oxy hóa có lợi như các loại rau có lá màu xanh thẫm, các loại quả hạch, trái cây tươi (nếu không bị tiểu đường)…

    Người hở van tim nếu đã phẫu thuật hoặc đang sử dụng thuốc chống đông cần hạn chế nhóm thực phẩm giàu vitamin K như các loại rau cải bó xôi, súp lơ, chuối… để tránh làm giảm tác dụng của thuốc chống đông.

    3. Áp dụng cách điều trị hiệu quả

    Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

    >>>>>Xem thêm: Tại sao dùng kem chống nắng bị mụn?

    Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không là tùy thuộc vào người bệnh có tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ hay không. Dựa vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây hở van 3 lá, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị hoặc phẫu thuật tim để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

    • Thuốc điều trị: Đơn thuốc có thể bao gồm thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu kết hợp với một số thuốc khác cho các triệu chứng của bệnh suy tim. Mặc dù không thể giúp van tim bị hở đóng lại hoàn toàn, nhưng thuốc điều trị có thể giúp cải thiện triệu chứng như ho, mệt mỏi, khó thở, đau ngực… và ngăn ngừa nguy cơ suy tim do hở van 3 lá.

    • Phẫu thuật tim: Nếu tình trạng hở nặng không đáp ứng với thuốc điều trị, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật hoặc thay thế van tim 3 lá. Tùy thuộc vào mức độ hở van mà bạn có thể được chỉ định sửa chữa hoặc thay van tim bằng van sinh học hay van cơ học.

    Hở van tim 3 lá ít khi tiến hành thay van tim vì nguy cơ huyết khối cao nên thường được ưu tiên sửa van trước, trừ trường hợp cấp thiết do không thể sửa chữa hoặc ca sửa chữa van 3 lá trước đó đã thất bại.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *