Nổi mụn vùng kín, làm sao đây?

Nổi mụn vùng kín, làm sao đây?

Nổi mụn vùng kín, làm sao đây?

Khi bị nổi mụn vùng kín, bạn chẳng những cảm thấy khó chịu mà còn lo lắng không biết đây có phải dấu hiệu của bệnh Herpes hay không. Nhiều cô nàng cuống quýt tìm cách chữa mụn trên mặt, cổ hay lưng song lại bối rối vô cùng khi tìm cách khắc phục tình trạng mụn vùng kín!

Bạn đang đọc: Nổi mụn vùng kín, làm sao đây?

Mụn không hề phân biệt nơi chốn mà có thể xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào có lỗ chân lông bị tắc, ngay cả ở vùng kín. Tình trạng nổi mụn vùng kín xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc do chất bẩn và vi khuẩn. Tình trạng khó nói này có thể khiến bạn nhầm lẫn với bệnh Herpes. Vì thế, bạn nên tìm hiểu thật kỹ khi bị nổi mụn vùng kín để chữa trị đúng cách nhé.

Phân biệt nổi mụn vùng kín với Herpes

Bệnh Herpes là một bệnh lây qua đường tình dục (STD) và cũng có thể gây ra những đốm đỏ ở vùng kín rất giống mụn. Nếu không quan sát kỹ, bạn có thể nhầm lẫn và điều trị sai cách. Điều này rất nguy hiểm vì tuy nổi mụn vùng kín ít để lại biến chứng nhưng Herpes lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể dựa vào những điểm sau để phân biệt nổi mụn vùng kín với bệnh Herpes và có cách chữa trị thích hợp.

Nổi mụn vùng kín bình thường

Nổi mụn vùng kín, làm sao đây?

Những nốt mụn bình thường, không do bệnh lý sẽ có những đặc điểm như:

– Mụn thường sẽ mọc thành từng cụm nhỏ và thường có dạng tròn. Nếu bạn bị nổi mụn vùng kín do mặc quần chật, mụn sẽ nổi ở những nơi vải quần thít chặt vào da.

– Mụn thường chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian bạn đổ nhiều mồ hôi như đi tập thể dục hay vào mùa nóng.

– Mụn cứng và có thể gây ngứa nhưng không đau. Nhân mụn có thể có mủ trắng.

– Mụn thường lặn nhanh và không để lại biến chứng gì ngoài một số vết sẹo nhỏ.

Nổi mụn vùng kín do bệnh Herpes

Tìm hiểu thêm: Nhược thị

Nổi mụn vùng kín, làm sao đây?

Mụn do bệnh Herpes thường có những đặc điểm như:

– Mụn thường nhỏ và có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào ở vùng kín. Thậm chí đôi khi mụn xuất hiện ở miệng.

– Mụn có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào sau khi bạn bị lây nhiễm bệnh Herpes.

– Mụn hơi mềm và có thể gây đau. Nhân mụn có chứa mủ bên trong.

– Mụn khá lâu hết, thường là sau 4 tuần.

– Đặc biệt, mụn do bệnh Herpes thường đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, đau, sốt trên 38 độ C…

Bệnh Herpes đòi hỏi bạn dùng cả thuốc uống, thuốc bôi và dừng sinh hoạt tình dục cho tới khi chữa hết bệnh. Bạn không nên nặn mụn mà hãy tới bác sĩ để được chữa trị nhé. 

Cách khắc phục tình trạng nổi mụn vùng kín

Khi gặp tình trạng nổi mụn vùng kín bình thường, bạn có thể thử áp dụng một số cách trị tại nhà sau đây trước khi đến bác sĩ.

1. Hạn chế tẩy lông vùng kín

Có lẽ phái đẹp cảm thấy tự tin hơn khi vùng kín được dọn dẹp sạch sẽ. Tuy nhiên, việc nổi mụn vùng kín còn gây nhiều khó chịu hơn cả việc không tẩy lông đấy. Việc tẩy lông nếu làm không đúng cách sẽ khiến vùng da nhạy cảm này bị tổn thương và dẫn tới tình trạng lông mọc ngược.

Lông mọc ngược có thể gây viêm nang lông, một tình trạng nhiễm trùng thường xảy ra sau khi cạo hoặc tẩy lông và có thể gây nổi mụn vùng kín. Nếu gặp tình trạng này, bạn không nên nặn mụn để tránh nhiễm trùng và những vấn đề nghiêm trọng khác. 

Bạn hãy dừng ngay việc cạo lông vùng kín hoặc ít nhất là hạn chế tối đa việc này. Nếu cần tẩy lông, bạn hãy chọn một spa uy tín để được tẩy lông và chăm sóc da ở vùng nhạy cảm an toàn hơn.

2. Tránh mặc quần lót quá chật

Mặc dù những kiểu quần lót bó hoặc quần lọt khe rất quyến rũ nhưng những loại quần này lại có thể là nguyên nhân gây nổi mụn vùng kín.

Việc mặc quần lót rộng rãi hoặc không mặc quần lót vào ban đêm sẽ giúp da vùng kín thông thoáng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Vi khuẩn gây nổi mụn vùng kín thường thích môi trường ẩm ướt và tối tăm nên việc giữ vùng này khô thoáng có thể hạn chế mụn.

3. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Nổi mụn vùng kín, làm sao đây?

>>>>>Xem thêm: [Infographic] Những khó khăn mẹ sinh mổ gặp phải sau sinh? Cách ngồi dậy, mẹo giúp mẹ mau hồi phục và giúp bé phát triển khỏe mạnh

Tắm rửa tưởng như một thói quen hết sức bình thường nhưng sẽ có nhiều vấn đề cần quan tâm khi bạn vệ sinh vùng kín. Từ việc chọn xà phòng tới việc điều chỉnh lực chà đều rất quan trọng nếu bạn bị nổi mụn vùng kín.

Các sản phẩm vệ sinh cho cơ thể như sữa tắm thường có độ pH là 8 nên có thể phá vỡ sự cân bằng ở khu vực âm đạo. Việc dùng sữa tắm thường để vệ sinh vùng kín có thể dẫn đến ngứa ngáy, dị ứng và gây mùi khó chịu.

Độ pH âm đạo bình thường sẽ ở mức 3,5 – 4,5 nên bạn hãy tìm sản phẩm vệ sinh có độ pH trong ngưỡng này. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn sản phẩm có các chất kháng khuẩn tự nhiên như kinh giới hay tràm trà để vệ sinh sạch sẽ hơn. 

4. Dùng thuốc uống không kê đơn

Khi tình trạng nổi mụn vùng kín vượt quá ngưỡng kiểm soát, bạn nên ngừng những liệu pháp điều trị tại nhà và dùng thuốc. Hiện có một số loại thuốc bôi dành riêng cho việc trị mụn vùng kín đấy. Khi dùng thuốc, bạn không nên bôi ở những vùng không có mụn để tránh làm kích ứng da vùng này.

5. Cân bằng hormone trong cơ thể

Nguyên nhân gây nổi mụn vùng kín có thể xuất phát từ những nguyên nhân gây mụn trên da mặt: sự mất cân bằng hormone đi kèm với sự gia tăng vi khuẩn. Chính vì vậy, một trong những phương pháp kiểm soát mụn vùng kín là cân bằng lại lượng hormone trong cơ thể. Lượng testosterone hoặc estrogen dư thừa sẽ khiến tình trạng nổi mụn vùng kín thêm trầm trọng.

Để tự cân bằng hormone tại nhà, bạn có thể ăn các loại thực phẩm như hạt lanh, rau họ cải, các chất béo có lợi và đậu nành hữu cơ không biến đổi gen. Nếu sự mất cân bằng hormone vẫn không cải thiện thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách chữa trị khác. 

Tình trạng nổi mụn vùng kín thường ít gây biến chứng nhưng bạn vẫn cần chữa trị và ngăn ngừa để bảo vệ vùng da nhạy cảm này. Hãy luôn giữ vệ sinh vùng kín và mặc quần áo thoáng mát, bạn sẽ có thể bảo vệ vùng da nhạy cảm của mình rồi đấy!

Như Vũ Kenshin.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *