Rối loạn nhân cách nhóm A và những điều cần lưu ý

Rối loạn nhân cách nhóm A và những điều cần lưu ý

Rối loạn nhân cách nhóm A và những điều cần lưu ý

Rối loạn nhân cách nhóm A là một trong ba nhóm chính của bệnh rối loạn nhân cách. Loại rối loạn này thường liên quan đến các hành vi dài hạn và không thay đổi nhiều theo thời gian.

Bạn đang đọc: Rối loạn nhân cách nhóm A và những điều cần lưu ý

Chứng rối loạn nhân cách là một tình trạng sức khỏe tâm thần. Nó ảnh hưởng đến cách người bệnh suy nghĩ, cảm nhận và hành xử. Theo đó, chất lượng cuộc sống của người bệnh bị sụt giảm đáng kể.

Các chuyên gia xác định trên thế giới hiện nay có khoảng 10 loại rối loạn nhân cách. Chúng được phân thành 3 nhóm: nhóm A, nhóm B và nhóm C. Mỗi nhóm đều có những đặc trưng riêng.

Rối loạn nhân cách nhóm A gồm các dạng nào?

Thực chất, rối loạn nhân cách nhóm A là cách gọi chung cho nhóm bệnh nhân có cùng một số triệu chứng. Nó có phạm vi rộng hơn so với các dạng rối loạn nhân cách. Cụ thể, một người sẽ được xem là bị rối loạn nhân cách nhóm A nếu có một trong các vấn đề sau:

  • Rối loạn nhân cách hoang tưởng (PPD)
  • Rối loạn nhân cách phân liệt (SPD)
  • Rối loạn nhân cách thể phân lập

Theo đó, người bệnh thường sẽ có các biểu hiện lập dị, dẫn đến các vấn đề về xã hội.

Rối loạn nhân cách nhóm A và những điều cần lưu ý

Rối loạn nhân cách hoang tưởng

Chứng bệnh này được đặc trưng bởi sự không tin tưởng. Người mắc chứng rối loạn nhân cách thường cảm thấy nghi ngờ về động cơ của người khác. Những đặc điểm của bệnh bao gồm:

  • Mất niềm tin vào tất cả mọi người
  • Nghi ngờ không căn cứ vào sự trung thành của người khác
  • Rất miễn cưỡng nếu phải tâm sự với ai đó
  • Cho rằng những nhận xét đều là mối đe dọa, xúc phạm
  • Có xu hướng hận thù
  • Lo lắng thái quá về sự chung thủy của người yêu
  • Rối loạn nhân cách phân liệt

    Rối loạn nhân cách phân liệt là một tình trạng không quá phổ biến. Nó khiến người bệnh tránh né khỏi các hoạt động xã hội, đồng thời gặp nhiều khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc. Các dấu hiệu của bệnh thường gặp là:

  • Chỉ thích ở một mình
  • Không muốn kéo dài các mối quan hệ
  • Tất cả những trải nghiệm đều không mang lại niềm vui
  • Khó khăn khi phản ứng với các tình huống cảm xúc
  • Ít hoặc không ham muốn tình dục
  • Rối loạn nhân cách thể phân lập

    Những người mắc chứng rối loạn nhân cách thể phân lập thường có những tính cách rất khác thường. Họ không tin tưởng người khác và có dấu hiệu rối loạn lo âu xã hội. Đặc điểm phổ biến của chứng bệnh này bao gồm:

    • Phong cách ngôn ngữ bất thường
    • Không có bạn thân
    • Sở thích ăn mặc không giống người khác
    • Luôn tin rằng bản thân có siêu năng lực. Chẳng hạn như khả năng ảnh hưởng đến các sự việc bằng suy nghĩ
    • Đôi lúc nghe được các giọng nói trong đầu
    • Nghi ngờ người khác mà không có lý do
    • Có các phản ứng không phù hợp trong giao tiếp

    Chẩn đoán rối loạn nhân cách nhóm A

    Rối loạn nhân cách nhóm A và những điều cần lưu ý

    Rối loạn nhân cách thường khó chẩn đoán hơn các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như lo lắng hoặc bệnh trầm cảm. Nguyên nhân là vì tính cách của mỗi người đều có những nét riêng. Nó định hình cách chúng ta suy nghĩ và tương tác với thế giới.

    Rối loạn nhân cách nhóm A cần được các bác sĩ tâm thần học hoặc nhà tâm lý học chẩn đoán. Theo đó, để chẩn đoán bệnh, các chuyên gia sẽ đặt ra bảng câu hỏi, bao gồm:

    • Nhận thức về bản thân, người khác và các tình huống xã hội, các sự kiện quan trọng
    • Phản ứng cảm xúc trước các sự kiện
    • Cách đối xử với người khác, đặc biệt là trong các mối quan hệ thân thiết
    • Khả năng kiểm soát cơn giận

    Các chuyên gia sẽ tiến hành những câu hỏi này trong một cuộc trò chuyện. Họ cũng có thể xin phép được nói chuyện với ai đó hiểu rõ người bệnh để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

    Sau khi thu thập đủ thông tin, bác sĩ sẽ tham khảo “Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần” (do Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ xuất bản). Tài liệu này có đủ các tiêu chí chẩn đoán, bao gồm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn nhân cách.

    Cũng cần lưu ý là các triệu chứng tâm thần thường chồng chéo nhau, đặc biệt là các rối loạn trong cùng một nhóm.

    Các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách nhóm A

    Hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị rối loạn nhân cách nhóm A. Thông thường, bác sĩ tâm thần sẽ dựa vào chứng rối loạn nhân cách của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị. Đối với mỗi bệnh nhân, thời gian điều trị bệnh là không giống nhau.

    Không phải bệnh nhân nào cũng thích hợp với các phương pháp trị liệu. Vì vậy, người bệnh cần có sự kiên trì trong khi chờ đợi bác sĩ tìm ra phương pháp tốt nhất. Quá trình điều trị không dễ dàng, người bệnh sẽ có nhiều lúc cảm thấy rất khó chịu.

    Dưới đây là các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách nhóm A phổ biến nhất hiện nay.

    Tìm hiểu thêm: Thuốc mê: Liệu pháp kiểm soát cơn đau khi phẫu thuật

    Rối loạn nhân cách nhóm A và những điều cần lưu ý

    Tâm lý trị liệu

    Liệu pháp tâm lý luôn được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn do hiệu quả lâu dài của nó. Để tiến hành, chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ lên kế hoạch cho các buổi nói chuyện với người bệnh. Trong đó, các suy nghĩ, cảm xúc, nhận thức của bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều chỉnh dần dần theo chuẩn mực của xã hội.

    Nhiều loại trị liệu tâm lý có thể diễn ra trong các môi trường khác nhau, tùy vào mục đích của bác sĩ. Liệu pháp này có thể diễn ra ở cấp độ cá nhân, gia đình hoặc nhóm nhỏ. Trong đó, liệu pháp tâm lý theo nhóm liên quan đến việc nhà trị liệu sẽ dẫn dắt một cuộc trò chuyện, giữa nhóm người có tình trạng và triệu chứng tâm lý tương tự nhau. Điều này thật sự tốt trong việc kết nối những người có cùng chứng bệnh. Nó giúp họ hiểu về bản thân và giảm đi cảm giác bị cô lập.

    Bên cạnh đó cũng có các loại trị liệu tâm lý khác như:

    Trị liệu hành vi nhận thức

    Một loại trị liệu nói chuyện, tập trung vào việc giúp bệnh nhân nhận thức rõ hơn về kiểu suy nghĩ của họ, cho phép họ kiểm soát chúng tốt hơn.

    Trị liệu hành vi biện chứng

    Loại trị liệu này liên quan chặt chẽ với liệu pháp nhận thức hành vi. Nó thường liên quan đến sự kết hợp giữa liệu pháp nói chuyện cá nhân và các buổi họp nhóm. Mục đích của phương pháp là giúp bệnh nhân học được kỹ năng quản lý các triệu chứng bệnh.

    Trị liệu tâm lý

    Đây cũng là một loại trị liệu nói chuyện, tập trung vào việc phát hiện và giải quyết những cảm xúc và ký ức vô thức hoặc bị chôn vùi của bệnh nhân.

    Tâm lý học

    Loại trị liệu này tập trung vào việc giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và những vấn đề liên quan.

    Điều trị rối loạn nhân cách nhóm A bằng thuốc

    Theo Medical News Today, hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào được phê duyệt để điều trị chứng rối loạn nhân cách nhóm A. Các bác sĩ chỉ có thể sử dụng một số thuốc có tác dụng an thần để làm giảm các triệu chứng bệnh. Cần lưu ý, tác dụng của thuốc còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

    Các loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng cho bệnh nhân gồm:

    • Thuốc chống trầm cảm: giúp điều trị các triệu chứng trầm cảm, chúng cũng có thể làm giảm hành vi bốc đồng hoặc cảm giác tức giận, thất vọng
    • Thuốc chống lo âu: điều trị lo âu có thể giúp kiểm soát các triệu chứng sợ hãi
    • Chất ổn định tâm trạng: giúp ngăn ngừa sự thay đổi tâm trạng và giảm sự cáu kỉnh, hung hăng
    • Thuốc chống loạn thần: dùng để điều trị rối loạn tâm thần, nó hữu ích cho những bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng

    Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về tất cả những loại thuốc đã dùng trong quá khứ. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định dễ dàng hơn khả năng hấp thụ thuốc của người bệnh. Trong trường hợp phải thử một loại thuốc mới, hãy cho bác sĩ biết về cảm giác khi sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh liều lượng để giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh.

    Bạn cần làm gì nếu người thân bị rối loạn nhân cách nhóm A?

    Rối loạn nhân cách nhóm A và những điều cần lưu ý

    >>>>>Xem thêm: 9 cách tăng ham muốn tình dục cho cả nam và nữ

    Nếu có người thân bị rối loạn nhân cách nhóm A, bạn có thể làm một số việc để khiến họ cảm thấy thoải mái hơn.

    Hãy kiên nhẫn

    Bệnh nhân cần được điều trị trong thời gian dài, điều này nhiều lúc khiến họ chán nản và bản thân bạn cũng vậy. Do đó, bạn cần kiên nhẫn để giữ cho họ không bỏ cuộc giữa chừng.

    Hãy thực tế

    Người thân nên mang đến cho bệnh nhân những hỗ trợ thiết thực, đồng thời không ngừng củng cố niềm tin cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị.

    Hãy sẵn sàng

    Bệnh nhân cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Vì vậy, bạn cần cho họ biết bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ họ.

    Hãy khen ngợi

    Bạn hãy nói cho họ biết bạn đánh giá cao những nỗ lực của họ như thế nào, việc này giúp người bệnh có thêm động lực để điều trị.

    Hãy chú ý đến ngôn ngữ của bạn

    Sử dụng đại từ “tôi’ thay cho “bạn’. Chẳng hạn, thay vì nói “bạn làm tôi sợ” thì hãy thử nói rằng “tôi cảm thấy sợ vì bạn”.

    Hãy tử tế với chính mình

    Dành thời gian để chăm sóc bản thân và nhu cầu của bạn, đó cũng là việc làm cần thiết.

    Rối loạn nhân cách nhóm A là một dạng rối loạn nhân cách khá phức tạp. Vì vậy, bạn cần trao đổi với bác sĩ tâm thần ngay khi nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh có các triệu chứng trên.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *