Sa bàng quang

Sa bàng quang

Sa bàng quang

Sa bàng quang không phải là tình trạng hiếm gặp, nhất là ở phụ nữ sau khi sinh hay người cao tuổi. Nó là loại sa nội tạng vùng chậu phổ biến nhất. Vậy nhưng, đây vẫn còn là khái niệm xa lạ với nhiều người.

Bạn đang đọc: Sa bàng quang

Biết được triệu chứng sa bàng quang, khi nào cần đi khám bác sĩ, cách điều trị, bạn sẽ chủ động hơn để đối phó với tình trạng này.

Tìm hiểu chung

Sa bàng quang là gì?

Sa bàng quang xảy ra khi các mô hỗ trợ giữa thành bàng quang và âm đạo bị suy yếu và giãn dài ra, khiến bàng quang di chuyển xuống nằm ở trong âm đạo.

Các cơ nâng đỡ cơ quan trong khung chậu bị căng giãn quá mức có thể dẫn đến bàng quang bị sa xuống. Các trường hợp thường gặp là sa bàng quang sau sinh nở hoặc táo bón mạn tính, ho dữ dội, nâng vật nặng quá sức. Tình trạng này cũng có xu hướng xảy ra sau khi mãn kinh, khi nồng độ estrogen giảm sút.

Đối với trường hợp sa bàng quang nhẹ hoặc vừa, điều trị không phẫu thuật thường mang lại hiệu quả tích cực. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ cần phẫu thuật để giữ cho âm đạo và các cơ quan khác trong vùng chậu ở đúng vị trí.

Sa bàng quang được phân chia thành 4 mức độ dựa trên tình trạng bàng quang dịch chuyển xuống dưới âm đạo bao nhiêu:

  • Độ 1 (nhẹ): Chỉ một phần nhỏ bàng quang sa xuống âm đạo
  • Độ 2 (vừa phải): Bàng quang sa xuống có thể chạm đến lỗ âm đạo
  • Độ 3 (nặng): Thấy dấu hiệu bàng quang nhô ra khỏi cơ thể thông qua lỗ âm đạo
  • Độ 4 (sa hoàn toàn): Toàn bộ bàng quang đưa ra ngoài hoàn toàn qua lỗ âm đạo, thường liên quan đến các hình thức sa tạng vùng chậu khác (như sa tử cung, sa trực tràng kiểu túi, thoát vị ruột non (enterocele)).

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng sa bàng quang

Trường hợp nhẹ, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu sa bàng quang nào. Khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, bạn có thể bị:

  • Cảm giác đầy hoặc có áp lực trong xương chậu và âm đạo
  • Khó chịu hơn khi ho, nâng hoặc vác vật nặng
  • Có cảm giác bàng quang chưa rỗng hoàn toàn sau khi tiểu tiện
  • Nhiễm trùng bàng quang tái phát nhiều lần
  • Đau hoặc rò rỉ nước tiểu trong khi quan hệ tình dục

Trường hợp nghiêm trọng, một khối mô lồi ra ngoài âm đạo và có thể khiến bạn cảm thấy như đang ngồi trên một quả trứng.

Các dấu hiệu và triệu chứng sa bàng quang thường đáng chú ý hơn sau khi đứng trong thời gian dài và có thể mất sau khi bạn nằm xuống.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Triệu chứng nghiêm trọng có thể khiến bạn không thoải mái. Tình trạng này cũng làm cho quá trình làm rỗng bàng quang gặp nhiều khó khăn hơn và có thể gây nhiễm trùng bàng quang. Nhiều người bị đi tiểu không kiểm soát được. Vì vậy, bệnh sa bàng quang có nguy hiểm không thì câu trả lời là không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng gây rất nhiều bất tiện cho cuộc sống, nếu như nó không được điều trị sớm.

Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy có dấu hiệu sa bàng quang và triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Nguyên nhân

Nguyên nhân sa bàng quang là gì?

Sàn chậu bao gồm các cơ, dây chằng và các mô liên kết giúp hỗ trợ bàng quang và các cơ quan vùng chậu khác. Các liên kết giữa cơ sàn chậu và dây chằng có thể suy yếu theo thời gian, do chấn thương sau khi sinh hoăc do cơ sàn chậu bị căng mạn tính. Khi đó, bàng quang có khả năng nằm ở vị trí thấp hơn bình thường và phồng lên trong âm đạo.

Sa bàng quang

Hình ảnh sa bàng quang

Các nguyên nhân sa bàng quang có thể gồm:

  • Mang thai và sinh con tự nhiên. Phụ nữ sinh con tự nhiên theo đường âm đạo có nguy cơ bị sa bàng quang sau sinh cao hơn.
  • Thừa cân hoặc béo phì. Phụ nữ thừa cân hay béo phì dễ gặp tình trạng này hơn người có cân nặng bình thường.
  • Nâng vật nặng lặp đi lặp lại
  • Căng thẳng khi đi đại tiện
  • Ho mạn tính hoặc viêm phế quản

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị sa bàng quang, chẳng hạn như:

  • Lão hóa. Nguy cơ sa các tạng vùng chậu, trong đó có bàng quang cũng tăng lên theo tuổi tác. Đặc biệt ở phụ nữ khi mãn kinh, khả năng sản xuất hormone estrogen góp phần giữ cho cơ sàn chậu khỏe mạnh bị giảm xuống.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung, sự hỗ trợ của cơ sàn chậu có thể bị suy yếu.
  • Di truyền. Một số người có các cơ liên kết yếu bẩm sinh, khiến cho tình trạng bàng quang bị sa xuống dễ xảy ra.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán sa bàng quang?

Bác sĩ có thể thực hiện những việc sau:

  • Kiểm tra vùng chậu. Bạn sẽ được kiểm tra trong khi nằm và đứng. Khi đó, bác sĩ sẽ tìm kiếm các mô phình ra trong âm đạo có thể là dấu hiệu của sa tạng vùng chậu. Bạn cũng sẽ được yêu cầu thực hiện các động tác sử dụng cơ sàn chậu như khi đi đại tiện hay lúc cố nhịn tiểu để bác sĩ đánh giá về sức mạnh của cơ.
  • Trả lời bảng câu hỏi. Bạn sẽ được hướng dẫn điền vào một bảng câu hỏi giúp đánh mức độ sa bàng quang và những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống. Những thông tin này cũng giúp tìm ra hướng điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm bàng quang và nước tiểu. Nếu bạn bị sa bàng quang đáng kể, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cách bàng quang hoạt động và tốc độ làm rỗng bàng quang như thế nào. Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể được tiến hành để tìm dấu hiệu nhiễm trùng.

Những phương pháp điều trị sa bàng quang

Tìm hiểu thêm: Hội chứng Lyell: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Sa bàng quang

>>>>>Xem thêm: Nhiễm trùng máu sống được bao lâu? Ai dễ tử vong?

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sa bàng quang và tình hình sức khỏe hiện tại có liên quan đến cơ quan này không, chẳng hạn như sa tử cung (tử cung sa xuống âm đạo).

Trường hợp nhẹ, khi có ít hoặc không có triệu chứng rõ ràng thường không cần điều trị. Bạn có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc tại nhà (như tập bài tập tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu) và đi khám định kỳ để theo dõi xem tình trạng có tệ hơn không.

Khi các biện pháp tự chăm sóc không mang lại hiệu quả, điều trị có thể gồm:

  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ (vòng nâng pessary). Vòng nâng âm đạo có thể là vòng nhựa hoặc cao su được đặt vào âm đạo để hỗ trợ bàng quang. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng và vệ sinh dụng cụ này.
  • Liệu pháp estrogen. Bác sĩ thường khuyên bạn nên sử dụng estrogen (thường ở dạng kem bôi âm đạo, thuốc đặt hay vòng đặt) trong trường hợp đang ở thời kỳ mãn kinh. Estrogen giúp giữ cho cơ xương chậu khỏe hơn.

Nếu các triệu chứng sa bàng quang ngày càng nghiêm trọng, gây khó chịu, bạn có thể phải phẫu thuật để điều trị. Thông thường, phẫu thuật giúp nâng bàng quang về lại đúng vị trí, loại bỏ các mô thừa và thắt chặt các cơ, dây chằng của sàn chậu. Nếu các mô âm đạo quá mỏng, bác sĩ sẽ sử dụng một loại mô ghép đặc biệt để cố định các mô âm đạo và tăng cường khả năng hỗ trợ.

Nếu bạn muốn mang thai trong thời gian này, bác sĩ sẽ khuyến cáo trì hoãn phẫu thuật cho đến khi sinh xong. Lúc ấy, sử dụng vòng nâng pessary có thể giúp giảm tạm thời các triệu chứng.

Trường hợp người bệnh có thêm tình trạng tiểu són áp lực (rò rỉ nước tiểu trong khi đang hoạt động gắng sức), bác sĩ có thể thực hiện một số thủ thuật để hỗ trợ niệu đạo và giảm bớt các triệu chứng tiểu không kiểm soát.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa sa bàng quang?

Để giảm nguy cơ phát triển tình trạng này, hãy thử các biện pháp tự chăm sóc bản thân sau:

  • Tập các bài tập Kegel thường xuyên. Những bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu, điều này thực sự quan trọng sau khi sinh con. Kegel được coi là bài tập chữa sa bàng quang, tiểu không tự chủ, sa âm đạo khá hiệu quả.
  • Điều trị và ngăn ngừa táo bón. Chế độ ăn với nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp bạn không bị táo bón.
  • Tránh nâng vật nặng, nếu nâng thì tư thế phải đúng. Khi nâng, bạn nên sử dụng sức mạnh ở chân thay vì dùng eo hay lưng.
  • Kiểm soát tình trạng ho. Bạn nên điều trị ho mạn tính, viêm phế quản và từ bỏ hút thuốc lá.
  • Tránh tăng cân quá mức. Hãy trao đổi với bác sĩ về mức cân nặng lý tưởng mà bạn nên duy trì, đồng thời lên kế hoạch giảm cân phù hợp (nếu cần).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *