Vì sao có người có thể dùng lưỡi để kéo một chiếc ô tô đi xa hay gấp những món đồ thủ công bằng giấy? Lưỡi cũng béo lên khi chúng ta béo lên?… Đó mới chỉ là vài điều thú vị trong vô số điều thú vị về chiếc lưỡi của con người.
Bạn đang đọc: Chiếc lưỡi – Những sự thật khó tin và thú vị
Chúng ta sử dụng lưỡi mọi lúc khi ăn, nói và nuốt. Nếu lưỡi không hoạt động, thức ăn sẽ không còn giống như khi chúng ta nếm. Nhưng bạn đã bao giờ biết về những gì mà cơ quan này thực hiện tuyệt vời như thế nào chưa? Dưới đây là một vài sự thật thú vị về lưỡi mà bạn có thể chưa biết.
Nội Dung
- 1 1. Chiều dài trung bình của một chiếc lưỡi là 7,62 cm
- 2 2. Bạn không thể nhìn thấy các nụ vị giác
- 3 3. Nụ vị giác giúp chúng ta tồn tại
- 4 4. Bạn không cảm nhận được mùi vị khác nhau ở các khu vực khác nhau của lưỡi
- 5 5. Lưỡi là bộ phận tập hợp những cơ rất khỏe
- 6 6. Lưỡi có thể “béo” lên
- 7 7. Vân lưỡi
- 8 8. Lưỡi có thể “sản xuất” hơn 90 từ mỗi phút
- 9 9. Ổ vi khuẩn có thể phát triển ở lưỡi
- 10 10. Lưỡi có thể nói lên nhiều điều về sức khỏe của bạn
1. Chiều dài trung bình của một chiếc lưỡi là 7,62 cm
Bạn có từng nhận được câu hỏi dạng như lưỡi dài bao nhiêu cm hay lưỡi người dài bao nhiêu centimet? Thông tin được tiết lộ dưới đây có thể khiến bạn ngạc nhiên đấy.
Chiều dài của lưỡi được đo từ nắp thanh môn (một nắp sụn trong khoang miệng ở mặt sau của lưỡi) đến đầu lưỡi. Độ dài trung bình của lưỡi ở một người đàn ông trưởng thành trong khoảng là 8,5 cm và của phụ nữ là 7,9 cm.
Theo Kỉ lục Guinness Thế giới, danh hiệu người có lưỡi dài nhất thế giới hiện tại thuộc về một người Mỹ tên Nick Stoeberl với chiếc lưỡi dài 10,1 cm.
2. Bạn không thể nhìn thấy các nụ vị giác
Những cục lồi lên nhỏ xíu màu hồng và trắng mà bạn nhìn thấy trên lưỡi của mình thực chất được gọi là nhú, là những chỗ nhô lên giống như tóc mà nụ vị giác nằm ở phần đỉnh. Những gì bạn nhìn thấy như là nụ vị giác thực chất chỉ là nhú vị giác, là những nụ nhỏ chứa các tế bào thần kinh cảm giác chịu trách nhiệm cho vị giác. Mỗi nhú có trung bình 6 nụ vị giác nằm vùi ở bên trong phần mô bề mặt. Đa số nụ vị giác không thể nhìn bằng mắt thường.
Có ba loại nhú vị giác: nhú dạng nấm, nhú dạng vòng và nhú dạng lá. Nhú dạng nấm là loại phổ biến nhất và có thể tìm thấy đa số ở đầu lưỡi và các cạnh lưỡi. Các nhú này không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Hai loại nhú còn lại ít phổ biến hơn nhưng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhú dạng vòng thường lớn và sắp xếp theo hình dạng chữ V ở phía sau của lưỡi gần với cổ họng. Chỉ có 7-12 nhú hình vòng, chúng có hình tròn và nhô lên. Người ta cũng tìm thấy khoảng 20 nhú hình lá ở các cạnh sau của lưỡi và có thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường.
3. Nụ vị giác giúp chúng ta tồn tại
Nụ vị giác đóng góp vào sự tiến hóa ở loài người nhờ chức năng của nó. Đầu tiên, vị giác giúp chúng ta nhận biết được hương vị của thức ăn như: chua, cay, mặn, đắng và có thể chỉ ra thực vật có độc, thức ăn bị ôi thiu.
Phần sau lưỡi dưới nhạy cảm với các vị đắng vì vậy chúng ta có thể nhả ra thức ăn nhiễm độc hay ôi thiu trước khi nuốt chúng. Còn vị ngọt và mặn giúp chúng ta nhận biết thức ăn giàu dưỡng chất.
Trung bình một người lớn có tổng cộng khoảng 2000-4000 nụ vị giác. Tế bào cảm giác trong nụ vị giác chịu trách nhiệm về cách chúng ta cảm nhận hương vị, có thể tự thay mới mỗi tuần.
Khoảng ¼ dân số được cho là “người siêu vị giác”, đây là những người có vị giác cao, đặc biệt với các món ăn đắng và một hợp chất gây đắng gọi là 6-n-propylthiouracil (PROP). Trong khi đó, ¼ dân số khác được cho là “không vị giác”, có thể nếm thức ăn nhưng kém nhạy cảm hơn và không thể nhận ra vị đắng của PROP.
Nụ vị giác có thể có ở những nơi khác ngoài lưỡi
Sự thật đúng là nụ vị giác có ở trên lưỡi, nhưng cũng có những tế bào vị giác ở phía sau cổ họng, trên nắp thanh quản (một nắp sụn trong khoang miệng ở mặt sau của lưỡi), trong mũi và xoang, mọi con đường xuống cổ họng tới phần trên của thực quản. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thậm chí còn có nhiều tế bào cảm nhận vị giác hơn trong các niêm mạc của môi và má. Tất cả những tế bào này gửi tín hiệu đến não rồi được chuyển đổi thành những gì chúng ta cảm nhận như vị giác.
4. Bạn không cảm nhận được mùi vị khác nhau ở các khu vực khác nhau của lưỡi
Chúng ta từng tin rằng lưỡi có 4 vùng vị giác: mỗi một vùng cho các cảm nhận về vị ngọt, chua, mặn và đắng. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Những vị này, song song với vị thứ năm được gọi là umani (vị đạm) có thể được cảm nhận trên tất cả các phần của lưỡi. Các phần bên của lưỡi nhìn chung thì nhạy cảm hơn so với phần giữa và phía sau lưỡi thì nhạy cảm hơn với các vị đắng.
5. Lưỡi là bộ phận tập hợp những cơ rất khỏe
Tìm hiểu thêm: 12 hậu quả sẽ xảy ra khi bạn tăng cân
Toàn bộ lưỡi là cơ, nhưng không phải là một cơ duy nhất. Lưỡi được tạo thành từ 8 loại cơ khác nhau, quấn vào nhau tạo ra một ma trận linh động, rất giống với vòi voi. Đây được gọi là cơ thủy tĩnh và cơ lưỡi là những cơ duy nhất của cơ thể con người hoạt động độc lập với bộ xương. Cơ lưỡi có một sức chịu đựng tuyệt vời và thường xuyên tham gia vào việc ăn, nói và nuốt. Lưỡi dường như chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi. Đó là lý do vì sao nhiều người có khả năng dùng lưỡi nâng vật nặng hoặc thậm chí kéo cả xe ô tô đi được quãng đường dài.
6. Lưỡi có thể “béo” lên
Nếu bạn béo lên, lưỡi của bạn cũng vậy. Lưỡi của con người có phần trăm chất béo cao và có mối tương quan giữa khối lượng chất béo ở lưỡi và sự béo phì. Một nghiên cứu trên tờ Sleep chỉ ra rằng việc lưỡi của bạn to hơn cùng với lượng chất béo trong lưỡi cao hơn có thể là một nguy cơ của chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọngxảy ra ở những người trưởng thành bị béo phì khiến họ liên tục ngưng thở và phải bắt đầu thở lại trong khi ngủ.
7. Vân lưỡi
Bạn có biết: Vân lưỡi của bạn cũng độc nhất vô nhị như dấu vân tay hay không? Lưỡi của mỗi người là độc nhất và cũng giống như dấu vân tay, người ta nhận thấy có thể dùng lưỡi như một công cụ xác nhận danh tính. Lưỡi được bảo vệ trong miệng và sẽ khó có thể giả mạo. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm ra cách để dùng lưỡi như một cách xác thực sinh trắc học – một cách đáng tin cậy để xác nhận một người nào đó hiệu quả.
8. Lưỡi có thể “sản xuất” hơn 90 từ mỗi phút
Khả năng nói của chúng ta phụ thuộc vào sự nhanh nhẹn và linh hoạt cao độ của lưỡi. Lưỡi hoạt động kết hợp với đôi môi và răng để biến âm thanh từ dây thanh âm thành âm tiết và lời nói. Và trong một phút, lưỡi bạn có thể “sản xuất” hơn 90 từ mỗi phút đấy.
9. Ổ vi khuẩn có thể phát triển ở lưỡi
Khi hầu hết mọi người nghĩ rằng để đảm bảo sức khỏe răng miệng thì chỉ cần chú trọng đến đánh răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng là đủ. Thực tế là việc chăm sóc vệ sinh lưỡi cũng quan trọng như chăm sóc vệ sinh răng lợi vậy. Một chiếc lưỡi được vệ sinh sạch sẽ không có vi khuẩn là chìa khóa trong việc ngăn ngừa các vấn đề răng miệng nghiêm trọng như bệnh về nướu và sâu răng, cũng như các bệnh nhẹ hơn như hôi miệng.
10. Lưỡi có thể nói lên nhiều điều về sức khỏe của bạn
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân làm tăng huyết áp: biết để phòng ngừa
Thực ra, lưỡi có thể cung cấp nhiều gợi ý về tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn.
- Nếu lưỡi bạn hay con bạn có màu đỏ rực thì hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt axit folic hoặc B12, bệnh tinh hồng nhiệt hoặc bệnh Kawasaki (một bệnh nghiêm trọng tìm thấy ở trẻ em).
- Những đốm trắng hay lớp phủ trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của nấm miệng (một loại nhiễm trùng nấm men) hay bệnh bạch sản (có thể là tiền thân của bệnh ung thư).
- Lưỡi màu đen hoặc mọc lông (bệnh lưỡi lông đen) có thể là dấu hiệu của sự phát triển quá mức của vi khuẩn, và có thể xảy ra ở những người bị bệnh đái tháo đường hay những người sử dụng kháng sinh hay hóa trị liệu.
- Các đốm gây đau đớn trên lưỡi có thể lở loét, đau nhức (bệnh loét miệng) hoặc bệnh ung thư miệng.
- Một số bệnh khác về lưỡi như là nứt lưỡi, lưỡi bản đồ, nang giáp lưỡi, viêm lưỡi có thể gây cho bạn những bất tiện hoặc khó khăn trong cuộc sống.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hay mối quan tâm nào về lưỡi của mình, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được khám và điều trị kịp thời nhé.
Mặc dù lưỡi có kích thước nhỏ nhưng lại thực sự rất quan trọng. Nó đóng một vai trò thiết yếu trong việc giúp chúng ta cảm nhận mùi vị, ăn uống, tiêu hóa và nói chuyện. Vì vậy hãy quan tâm đến lưỡi của mình nhiều nhé.