Theo thống kê, hiện nay có khoảng 2.5% dân số thế giới mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né. Đây là một trong số những bệnh về rối loạn nhân cách làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bạn đang đọc: Rối loạn nhân cách tránh né và những gì bạn cần biết
Hiểu về bệnh sẽ giúp bạn có thể chủ động phòng ngừa cho bản thân và những người xung quanh.
Nội Dung
Rối loạn nhân cách tránh né là bệnh gì?
Chứng rối loạn nhân cách này được đặc trưng bởi cảm giác ức chế với xã hội một cách cực đoan. Người bệnh thường cảm thấy không phù hợp và cực kỳ nhạy cảm với những lời chỉ trích, thậm chí là lời từ chối. Trong một số trường hợp, bệnh nhân chỉ biểu hiện hành động tránh né, ngại ngùng hoặc khó xử khi tiếp xúc với người khác.
Bệnh gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Cụ thể, nó ảnh hưởng đến khả năng tương tác với người khác và sự duy trì các mối quan hệ xã hội của người bệnh.
Các triệu chứng thường gặp
Như đã nói ở trên, người mắc căn bệnh này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp. Điều này cũng dẫn đến hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống bị sụt giảm đáng kể.
Người bệnh cũng sẽ rất khó tin tưởng rằng ai đó có cảm tình với họ. Ngược lại, họ thường có xu hướng suy nghĩ tiêu cực. Điều đó có nghĩa là đối với họ, tất cả những nhận xét, phê bình đều có ý đả kích, dù thực tế không phải như vậy.
Trong các tình huống xã hội, bệnh nhân rất ngại nói lên quan điểm của bản thân. Nguyên nhân là vì họ luôn sợ nói sai, sợ mình trở nên ngớ ngẩn trong mắt mọi người. Vậy nên mỗi khi phải phát biểu ý kiến, họ thường xấu hổ, lắp bắp, đổ mồ hôi tay như thể bản thân đã làm việc gì đó rất đáng xấu hổ.
Chưa dừng lại ở đó, người mắc chứng rối loạn nhân cách kiểu tránh né bỏ ra nhiều khoảng thời gian để lo âu. Điều làm họ lo lắng nhất là cảm nhận của người khác. Họ liên tục nghĩ liệu bản thân đã được sự chấp nhận của mọi người hay chưa. Những suy nghĩ này giày vò người bệnh, khiến họ càng lúc càng cảm thấy không yên tâm trong các mối quan hệ.
Mặt khác, bệnh nhân thường cảm thấy bản thân không phù hợp với xã hội này. Họ thật sự không thoải mái. Họ rất nhạy cảm. Vì vậy, họ cho rằng tất cả những lời trêu chọc họ đều là ác ý.
Nỗi sợ thường nhật trong tâm trí ngăn cản các mối quan hệ kéo dài. Không chỉ không thể duy trì các mối quan hệ cũ, bệnh nhân cũng gần như không thể bắt đầu các mối quan hệ mới. Họ chỉ tâm sự với bạn, khi họ chắc chắn bạn cũng thích họ (nhưng điều này rất khó đối với người luôn có suy nghĩ tiêu cực như họ).
Trường hợp người bệnh chấp nhận tham gia vào cuộc trò chuyện, các thông tin cá nhân và cảm xúc của họ cũng sẽ được giấu kín.
Tìm hiểu thêm: 6 cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú dễ dàng, mẹ nào cũng làm được
Tóm lại, một người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách dạng tránh né cần phải có ít nhất bốn trong số các biểu hiện sau (theo “Cẩm nang thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần” của Hiệp hội Tâm thần Mỹ):
- Tránh tham gia các hoạt động vui chơi, hội nhóm hoặc nơi đông người
- Không hứng thú, hay lo lắng trong các buổi trò chuyện
- Biểu hiện rõ sự kiềm chế trong các mối quan hệ thân mật vì sợ bị chế giễu
- Bận tâm nhiều đến việc bị phê bình hoặc từ chối trong tất cả tình huống xã hội
- Luôn cảm thấy bị ức chế trong các tình huống cá nhân, các cuộc nói chuyện
- Lúng túng, miễn cưỡng khi phải tham gia vào các hoạt động với người lạ
- Thường biểu hiện sự nhút nhát, không thoải mái khi gặp người lạ
Theo WebMD, bệnh rối loạn nhân cách theo kiểu tránh né chỉ có thể được chẩn đoán khi người bệnh đã ở tuổi trưởng thành. Nguyên nhân là vì các hành vi tránh né cũng sẽ được tìm thấy ở trẻ em và thanh thiếu niên. Sự nhút nhát, sợ người lạ, lúng túng trước đám đông, nhạy cảm với những lời chỉ trích là một phần của sự phát triển bình thường của trẻ em và thanh thiếu niên.
Nguyên nhân gây bệnh
Cũng như nhiều dạng rối loạn nhân cách khác, nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhân cách tránh né cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng có hai yếu tố đóng vai trò quan trọng là sự di truyền và môi trường sống của người bệnh.
Người nào có nguy cơ mắc bệnh?
Khá khó khăn để nhận định được ai sẽ bị rối loạn nhân cách theo kiểu tránh né sau này. Những người mắc bệnh chỉ có biểu hiện rất nhút nhát trong suốt những năm tháng tuổi thơ.
Tuy nhiên, không phải đứa trẻ đặc biệt nhút nhát nào cũng sẽ mắc chứng rối loạn nhân cách kiểu tránh né khi chúng trưởng thành. Tương tự, không phải người trưởng thành nào có bản tính nhút nhát thì cũng là bệnh nhân. Nhưng nếu bạn bị rối loạn nhân cách tránh né, sự nhút nhát của bạn sẽ ngày một tăng lên khi bạn già đi, đến mức bạn có thể sẽ tự co lại trong thế giới của riêng mình.
>>>>>Xem thêm: Đau nhức vùng kín khi mang thai có sao không? Mẹ nên làm thế nào?
Tuy tỷ lệ người mắc bệnh cũng không quá cao so với các bệnh về tâm thần khác như rối loạn đa nhân cách, rối loạn nhân cách hoang tưởng… nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Điều này cũng khiến cho việc phòng bệnh trở nên khó khăn hơn.
Chẩn đoán chứng rối loạn nhân cách dạng tránh né
Để chẩn đoán một người có mắc phải chứng rối loạn nhân cách ở dạng tránh né hay không, chuyên gia về sức khỏe tâm thần sẽ hỏi họ một số câu hỏi đặc biệt. Các chuyên gia cũng hỏi vể cuộc sống hiện tại, cũng như các cảm nhận của họ về các tình huống.
Các triệu chứng của bệnh chỉ bộc lộ sau tuổi trưởng thành. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc ai đó mắc bệnh thì hãy chắc chắn rằng họ đã trên 18 tuổi.
Rối loạn nhân cách tránh né tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh mất dần khả năng hòa nhập vào cộng đồng. Nếu bạn nhận thấy bản thân hoặc người thân gặp phải các triệu chứng của bệnh, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.