Điều trị ung thư dạ dày có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Các phương pháp điều trị mới hơn như thuốc nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch cũng mang lại hiệu quả trong một số trường hợp. Trong giai đoạn trễ, bác sĩ có thể cần phối hợp các phương pháp với nhau (được gọi là điều trị đa mô thức).
Bạn đang đọc: Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiệu quả nhất hiện nay
Vậy, việc chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày và cách chữa trị như thế nào? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nội Dung
Chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư dạ dày
Chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư giúp bác sĩ chỉ định được phương pháp điều trị ung thư dạ dày nào tốt nhất cho bệnh nhân. Các xét nghiệm và phương pháp được sử dụng để chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư dạ dày bao gồm:
- Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm: Phương pháp này kết hợp với sinh thiết là biện pháp quan trọng trong chẩn đoán ung thư dạ dày. Nội soi cho biết vị trí và tính chất của khối u. Nhờ các tiến bộ như nội soi phóng đại, nội soi ánh sáng xanh, nội soi kết hợp với phương pháp nhuộm màu để chỉ điểm vùng cần bấm sinh thiết, cho độ chính xác cao, phát hiện các tổn thương khi còn rất nhỏ, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán sớm ung thư dạ dày.
- Siêu âm nội soi: Siêu âm nội soi giúp bác sĩ xác định mức độ xâm nhập của khối u vào các lớp của thành dạ dày và tổ chức xung quanh. Phương pháp này chính xác hơn các kỹ thuật khác, nhất là với khối u ở giai đoạn sớm. Ngoài ra, siêu âm nội soi còn giúp đánh giá tình trạng di căn hạch, phát hiện các tổn thương thứ phát, dịch ổ bụng.
- Nội soi ổ bụng: Giúp xác định chính xác tình trạng xâm lấn của khối u vào các cơ quan lân cận hoặc tình trạng di căn vào các cơ quan trong ổ bụng như gan, phúc mạc. Phương pháp này cũng giúp bác sĩ đánh giá chính xác giai đoạn bệnh, tránh việc phải mở bụng thăm dò trong một số trường hợp bệnh lan rộng không phẫu thuật được.
- Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh dùng để chẩn đoán ung thư dạ dày có thể bao gồm chụp CT scan (cắt lớp vi tính), chụp X-quang và chụp PET để đánh giá sự xâm lấn của khối u, cũng như sự di căn của chúng vào các cơ quan khác. Ngoài ra, xét nghiệm hình ảnh còn được sử dụng để theo dõi điều trị và phát hiện bệnh tái phát.
- Các chất chỉ điểm ung thư: Kháng nguyên ung thư bào thai (CEA) tăng trong khoảng ⅓ các trường hợp ung thư dạ dày. Khi kết hợp với các chất chỉ điểm khác như CA 19-9, CA 72-4 có giá trị trong theo dõi sau điều trị ung thư dạ dày và tiên lượng bệnh.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để đo chức năng của các cơ quan nhằm xác định xem liệu các cơ quan khác trong cơ thể, chẳng hạn như gan, thận có bị ảnh hưởng bởi ung thư hay không. Hơn nữa, còn đánh giá tổng trạng chung của bệnh nhân, tình trạng thiếu máu, rối loạn điện giải,… để có hướng điều trị và chăm sóc kế tiếp.
Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh. Bác sĩ cũng sẽ xem xét tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân để lên kế hoạch điều trị sao cho phù hợp.
Các cách chữa ung thư dạ dày phổ biến bao gồm:
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong điều trị ung thư dạ dày. Phẫu thuật có vai trò điều trị triệt căn trong giai đoạn sớm, là phương pháp chính trong giai đoạn còn phẫu thuật được và là biện pháp điều trị triệu chứng ở giai đoạn muộn.
Các loại phẫu thuật được sử dụng cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày bao gồm:
- Cắt u qua nội soi: Khi ung thư dạ dày chỉ mới ở giai đoạn đầu, các khối ung thư rất nhỏ (
- Phẫu thuật cắt dạ dày: Phương pháp này bao gồm cắt toàn bộ dạ dày hoặc cắt gần toàn bộ dạ dày và được chỉ định khi khối u xâm lấn từ lớp dưới niêm của dạ dày trở đi. Kèm theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành vét hạch để đảm bảo nguyên tắc triệt căn trong phẫu thuật. Phẫu thuật có thể tiến hành thông qua mổ mở hoặc mổ nội soi. Ngoài ra, phẫu thuật còn dùng để điều trị biến chứng chảy máu hay tắc ruột trong giai đoạn muộn.
Phẫu thuật cắt dạ dày là một cuộc đại phẫu và mang đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Sau mổ, bệnh nhân chỉ có thể tiêu thụ một lượng nhỏ thức ăn mỗi lần và phải ăn nhiều lần trong ngày. Một biến chứng phổ biến sau khi cắt dạ dày là hội chứng Dumping, bệnh nhân có thể bị chuột rút, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy sau khi ăn,… Điều này xảy ra do thức ăn đi vào ruột non quá nhanh. Hãy trao đổi với bác sĩ về những biến chứng này để có hướng xử trí thích hợp, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Điều trị ung thư dạ dày bằng hóa trị
Cùng với xạ trị, hóa trị đóng vai trò điều trị bổ trợ (sau mổ) hoặc tân bổ trợ (trước mổ) trong giai đoạn còn chỉ định điều trị triệt căn và điều trị giảm nhẹ, kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn, tái phát hay di căn.
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư dạ dày bằng việc sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc hóa trị được đưa vào cơ thể thông qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Sau đó, thuốc sẽ đi vào máu và tiếp cận các tế bào ung thư trên khắp cơ thể, đặc biệt là trong trường hợp tế bào ung thư đã di căn.
- Hóa trị trước khi phẫu thuật (hóa trị tân bổ trợ): Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư dạ dày có thể cải thiện khả năng sống sót nếu được hóa trị trước khi phẫu thuật. Hóa trị có thể thu nhỏ khối u và giúp bác sĩ dễ dàng loại bỏ chúng hơn. Hơn nữa, hóa trị còn giúp làm giảm tỉ lệ tái phát và di căn, cũng như đánh giá được độ nhạy với hóa chất.
- Hóa trị sau phẫu thuật (hóa trị bổ trợ): Hóa trị giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, giảm nguy cơ tái phát, cải thiện thời gian sống thêm.
- Hóa trị tạm bợ: Đối với những bệnh nhân giai đoạn muộn, di căn xa nhiều tạng, tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật triệt căn, không còn khả năng phẫu thuật hoặc không chấp nhận phương pháp điều trị phẫu thuật thì khi đó, hóa trị nhằm mục đích điều trị triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Ngoài ra, phương pháp điều trị ung thư dạ dày này cũng phần nào giúp kéo dài thời gian sống hơn so với chỉ chăm sóc giảm nhẹ.
Các tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào tuổi, thể trạng, cơ địa của bệnh nhân và liều lượng thuốc được sử dụng, chúng có thể bao gồm: mệt mỏi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, rụng tóc, chán ăn và tiêu chảy,… Những tác dụng phụ này thường biến mất sau khi điều trị xong.
Tìm hiểu thêm: Người hay bị tê tay chân là thiếu chất gì?
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa có năng lượng cao, để tiêu diệt tế bào ung thư.
Có một số chỉ định của xạ trị như sau:
- Xạ trị đơn thuần chủ yếu điều trị triệu chứng như hẹp môn vị, chảy máu,…
- Xạ trị phối hợp với hóa trị trong điều trị bổ trợ, tân bổ trợ hoặc cho các trường hợp không cắt bỏ được khối u hay thể trạng người bệnh không cho phép phẫu thuật. Khi đó, mục đích điều trị có thể là triệt căn hay tạm thời tùy theo từng tình huống lâm sàng.
- Di căn xương: Xạ trị chiếu ngoài hoặc xạ trị chiếu trong.
- Di căn não: Xạ phẫu bằng dao gamma hoặc xạ trị toàn não.
Các tác dụng phụ sau khi xạ trị bao gồm mệt mỏi, phản ứng nhẹ trên da, khó chịu ở dạ dày và đi tiêu phân lỏng,… Hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất sau khi điều trị xong. Bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp phải và thời gian hồi phục. Bác sĩ sẽ kê toa một số thuốc hỗ trợ để làm giảm các triệu chứng này trong thời gian xạ trị.
Điều trị ung thư dạ dày bằng thuốc nhắm mục tiêu
Thuốc nhắm mục tiêu (nhắm trúng đích) được thiết kế để hoạt động dựa trên các cấu trúc di truyền, sinh học phân tử độc đáo của tế bào ung thư. Các phương pháp điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu tập trung vào những điểm yếu cụ thể của tế bào ung thư. Bằng cách này, thuốc có thể ngăn chặn sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư và hạn chế sự tổn thương đối với các tế bào khỏe mạnh do cơ chế tác động chọn lọc của thuốc.
Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như hóa mô miễn dịch hay đột biến gen để xem loại thuốc nhắm mục tiêu nào có nhiều khả năng phát huy hiệu quả nhất đối với từng cá thể riêng biệt. Thuốc nhắm mục tiêu điều trị ung thư dạ dày bao gồm:
- Liệu pháp nhắm mục tiêu HER2: Trastuzumab là thuốc nhắm vào thụ thể yếu tố phát triển biểu mô người, tên là HER2, được tìm thấy ở các mức độ khác nhau trong tế bào ung thư dạ dày. Khi được kết hợp cùng với hóa trị, trastuzumab có thể giúp một số bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống lâu hơn.
- Liệu pháp chống tạo mạch: Các loại thuốc nhắm mục tiêu này hoạt động bằng cách hạn chế ung thư hình thành các mạch máu mới. Điều này ngăn chặn sự phát triển của khối u và không cho chúng lan rộng.
>>>>>Xem thêm: Rụng tóc ở nam giới: Nguyên nhân và các mẹo kích thích mọc tóc
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị bằng thuốc giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch của bệnh nhân chống lại ung thư. Tế bào ung thư trong một số trường hợp có thể tiết ra các chất làm cho hệ thống miễn dịch không nhận diện ra chúng để tiêu diệt và do đó có thể bỏ sót các tế bào này. Liệu pháp miễn dịch hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình đó.
Đối với ung thư dạ dày, liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng khi ung thư ở giai đoạn muộn, tái phát hoặc di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Một loại thuốc được dùng trong liệu pháp miễn dịch phổ biến là pembrolizumab. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm bổ sung trên khối u để xác định xem nó có khả năng đáp ứng với pembrolizumab hay không.
Chăm sóc giảm nhẹ
Mục đích của phương pháp điều trị ung thư dạ dày này là nâng cao chất lượng sống cho những bệnh nhân không còn chỉ định điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị, hạn chế và kiểm soát tốt những triệu chứng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện ở các cơ sở y tế khác nhau như dùng thuốc làm giảm triệu chứng, dùng các thuốc chống hủy xương khi có di căn xương, chọc hút dịch ổ bụng, dịch màng phổi,…
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thể hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiệu quả nhé!