Những năm gần đây, tỷ lệ mắc viêm tụy cấp ngày càng tăng nhưng tỷ lệ tử vong lại giảm đi đáng kể, đó là nhờ những tiến bộ trong điều trị. Phác đồ điều trị viêm tụy cấp cụ thể được quyết định dựa vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh.
Bạn đang đọc: Điều trị viêm tụy cấp: Tiến hành gấp kẻo nguy!
Viêm tụy cấp là tình trạng cấp cứu, cần được điều trị sớm tại bệnh viện để tránh bệnh trở nặng hơn và có nguy cơ dẫn tới tử vong. Bác sĩ có thể áp dụng những phương pháp dưới đây:
Nội Dung
Điều trị hỗ trợ ban đầu
Bệnh nhân viêm tụy cấp có thể gặp phải những tình trạng như mất nước, thiếu oxy, đau bụng hoặc khó ăn uống. Vì vậy, cần phải có những biện pháp hỗ trợ nhằm giải quyết những tình trạng này ngay khi họ vừa nhập viện.
Truyền dịch
Dịch truyền điện giải được đưa vào tĩnh mạch của người bệnh để bồi hoàn thể tích dịch bị mất do ói, dịch viêm tiết ra trong ổ bụng, ngăn ngừa mất nước do viêm tụy cấp, đảm bảo huyết áp, giúp các cơ quan còn lại hoạt động tốt Đây là phương pháp điều trị viêm tụy cấp chính, cần được thực hiện trong vòng 24 giờ đầu tiên kể từ khi bệnh khởi phát.
Trợ thở
Với những trường hợp oxy máu thấp do bệnh nặng, huyết áp thấp, suy hô hấp, bệnh nhân cần được cung cấp oxy. Một số người cần được trợ thở bằng ống cung cấp oxy đưa vào mũi nhằm đảm bảo cơ thể luôn nhận đủ oxy cần thiết. Sau một vài ngày, khi bệnh đã đỡ hơn có thể rút ống ra và để người bệnh tự thở.
Nếu viêm tụy cấp nặng ảnh hưởng huyết động và hô hấp, bác sĩ sẽ đặt nội khí quản khi cần thiết.
Thuốc giảm đau
Đau bụng dữ dội là một trong những triệu chứng viêm tụy cấp rất thường gặp. Vì vậy, hầu như các bệnh nhân cần được tiêm thuốc giảm đau,từ nhẹ đến mạnh, bao gồm các dẫn xuất morphine nếu các thuốc giảm đau khác không đáp ứng. Một số loại thuốc này sẽ khiến người dùng bị buồn ngủ.
Thuốc kháng sinh điều trị viêm tụy cấp rất ít khi sử dụng, trừ khi nguyên nhân là do nhiễm trùng hoặc người bệnh có những tình trạng nhiễm trùng khác, chẳng hạn như nhiễm trùng máu, tiết niệu, hoặc khi bệnh nhân có biến chứng viêm tụy hoại tử nhiễm trùng, nhiễm trùng đường mật.
Ngoài ra, một số trường hợp bị buồn nôn và nôn, do tác dụng phụ thuốc giảm đau, đồng thời là phản xạ khi đau nhiều, tắc nghẽn ruột, hoặc do viêm tụy ảnh hưởng kích thích dạ dày. Đa phần không cần dùng thuốc chống nôn, bác sĩ sẽ chỉ định thêm đặt sonde dạ dày giúp giải áp ổ bụng, giảm nôn.
Hỗ trợ dinh dưỡng
Những người bị viêm tụy cấp nhẹ, không đau bụng và mệt mỏi quá mức thì vẫn có thể ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, cần phải giảm lượng chất béo nạp vào vì trong bệnh viêm tụy cấp, cơ thể gặp khó khăn khi tiêu hóa nhóm chất này.
Những người bệnh nặng không nên ăn thức ăn cứng trong ít nhất vài ngày, vì thức ăn cứng sẽ khó tiêu hóa hơn, làm tăng áp lực cho tuyến tụy. Nếu bạn nằm trong trường hợp này, sau 24 – 48 giờ đầu tiên, bác sĩ không cung cấp dinh dưỡng để tuyến tụy và ruột nghỉ ngơi. Sau 48 giờ, bạn sẽ được cung cấp dinh dưỡng lỏng qua ống thông dạ dày. Đây là thời điểm cơ thể cần nhiều calo để nhanh chữa lành.
Điều trị nguyên nhân viêm tụy cấp
Để bệnh nhân viêm tụy cấp bình phục hoàn toàn thì chỉ cải thiện triệu chứng thôi là chưa đủ. Sau khi đã điều trị hỗ trợ ban đầu, quan trọng là cần giải quyết những nguyên nhân cơ bản của bệnh. Trong đó, sỏi mật chiếm đến 60% và rượu chiếm 20%, ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như tăng triglyceride máu, chấn thương, thuốc…. Vì vậy, phương pháp điều trị viêm tụy cấp thường áp dụng nhất sẽ gồm:
Lấy sỏi mật
Tìm hiểu thêm: Bệnh hen suyễn có lây không? Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
>>>>>Xem thêm: Khi nào nên sử dụng bình xịt định liều trong điều trị hen suyễn?
Điều trị bao gồm loại bỏ sỏi bị mắc kẹt trong ống mật và ống tụy ở vị trí xung quanh cơ thắt Oddi hoặc nới rộng đoạn ống tụy hay ống mật bị hẹp.
Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau:
- Nội soi mật tụy ngược dòng: Bác sĩ sử dụng một ống nội soi dài, mỏng có chứa camera, đưa tới dạ dày thông qua miệng. Từ đây, ống nội soi tìm tới các ống dẫn của tuyến tụy và túi mật. Kế tiếp, bác sĩ sẽ tiêm thuốc nhuộm vào ống tụy để xác định vị trí có thể bị tắc hẹp. Sau đó, họ tiến hành tán bỏ sỏi mật hoặc thông ống mật/ống tụy bằng bóng cao su hay stent (stent là ống kim loại rỗng giữ cho ống mật/ống tụy không bị tái hẹp trở lại).
- Phẫu thuật cắt bỏ túi mật: nên được thực hiện trong vòng 2 tuần sau khi bị viêm tụy cấp nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát.
Điều trị viêm tụy cấp do rượu
Rượu chiếm 20% nguyên nhân gây viêm tụy cấp. Nếu thuộc trường hợp này, trong và sau điều trị bạn nên kiêng hoàn toàn rượu nếu như đây là thủ phạm. Với người nghiện rượu, nên gặp bác sĩ trao đổi phương pháp cai nghiện phù hợp.
Điều trị biến chứng viêm tụy cấp
Dù ít gặp nhưng một vài bệnh nhân có thể phải chịu đựng biến chứng của bệnh này và cần được điều trị, cụ thể như sau:
- Huyết áp thấp: khi bệnh tiến triển nặng ảnh hưởng huyết động, bệnh nhân bị sốc, cần điều trị tích cực truyền dịch và thuốc để tăng huyết áp.
- Suy đa cơ quan: khi tình trạng bệnh nặng, phản ứng viêm xảy ra ở nhiều cơ quan khác, suy giảm chức năng cơ quan như suy hô hấp, viêm phổi, suy thận, suy gan,…
- Nang giả tụy (hình thành do chất lỏng tích tụ xung quanh tuyến tụy tạo thành các túi chứa đầy dịch): dẫn lưu dịch trong nang hay mở thông nang tụy dạ dày nhờ siêu âm nội soi nếu kích thước nang lớn, không tự thoái triển sau thời gian theo dõi.
- Hoại tử tuyến tụy: tình trạng hoại tử nghiêm trọng do một phần tuyến tụy bị chết đi, còn gọi là viêm tụy cấp hoại tử. Tình trạng này có thể cải thiện hoặc diễn tiến xấu hơn thành hoại tử nhiễm trùng. Khi đó bệnh nhân cần được dùng kháng sinh, dẫn lưu ổ mủ qua da hoặc qua nội soi. Phẫu thuật cần được cân nhắc thận trọng, không phải là phương pháp tối ưu và có nhiều biến chứng..
Tùy tình trạng bệnh và mức độ diễn tiến cũng như biến chứng trong quá trình nằm viện, mà thời gian nằm viện có thể vài ngày hoặc kéo dài.
Hầu hết điều trị viêm tụy cấp sẽ giúp bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên một số ít người điều trị muộn hoặc bệnh quá nghiêm trọng sẽ tiến triển thành viêm tụy mạn tính, cần phải điều trị lâu dài và liên tục.