Tẩy da chết cho da khô có làm da mịn màng hơn?

Tẩy da chết cho da khô có làm da mịn màng hơn?

Tẩy da chết cho da khô có làm da mịn màng hơn?

Tẩy da chết cho da khô đúng cách sẽ giúp da loại bỏ những lớp sừng bong tróc. Ngược lại, nếu tẩy da chết cho da khô không đúng cách có thể khiến da khô hơn và tổn thương da.

Bạn đang đọc: Tẩy da chết cho da khô có làm da mịn màng hơn?

Mời bạn cùng tìm hiểu về cách tẩy da chết cho da khô và những thành phần phù hợp cho da khô trong quá trình tẩy tế bào chết ngay sau đây!

Da khô là da thế nào?

Da khô là tình trạng da thô ráp xuất hiện vảy khô, nứt nẻ. Biểu hiện của da khô thường bị bong tróc, mất nước. Khi chạm lên da cảm giác khô, thậm chí là ngứa.

Có hai loại tẩy da chết: tẩy da chết hoá học và tẩy da chết vật lý. Đối với da khô, bạn nên tránh tẩy da chết vật lý, vì quá trình tẩy da chết vật lý tác động mạnh lên da sẽ khiến da khô hơn, thậm chí gây tổn thương cho da.

Tại sao nên tẩy da chết cho da khô?

Tẩy da chết là bước loại bỏ các lớp sừng bên ngoài của da, bao gồm các tế bào da chết. Tẩy da chết có công dụng làm tăng tốc độ tái tạo da để cải thiện tông màu, cũng như kết cấu làn da. 

Việc loại bỏ các lớp da chết có thể giúp cải thiện một số vấn đề về da như giúp làm thoáng lỗ chân lông, hạn chế tăng sắc tố da hay nếp nhăn.

Tại sao nên tẩy da chết?

  • Các bụi bẩn và dầu thừa gây tắc nghẽn lỗ chân lông nếu không được tẩy tế bào chết và làm thông thoáng lỗ chân lông có thể sẽ gây phát mụn. 
  • Đặc biệt tẩy da chết cho da khô giúp loại bỏ các lớp sừng khô, từ đó giúp da hấp thụ các dưỡng chất ở các bước skincare sau tốt hơn
  • Da khô rất dễ dẫn tới các vấn đề về lão hoá da. Khi da thiếu độ ẩm, đồng thời các tác nhân bên ngoài tác động sẽ khiến da xuất hiện các nếp nhăn hay vết đốm nâu. Nếu làn da được củng cố lớp bảo vệ bên ngoài, da sẽ được chắc khoẻ hơn nhờ tẩy tế bào chết đúng cách. 
  • Loại bỏ lớp vảy, lấy lại làn bề mặt da mịn, giúp làn da sáng hơn và đều màu

>>> Đọc thêm: Các bước chăm sóc da khô mà các nàng nên biết

Tẩy da chết cho da khô bằng cách tẩy da chết hoá học AHA

Tẩy da chết cho da khô có làm da mịn màng hơn?

Có nhiều loại axit hoá học khác nhau được sử dụng để loại bỏ các tế bào da chết. Hai loại tẩy da chết hoá học là BHA (axit beta hydroxy) và AHA (axit alpha hydroxy). Trong đó, BHA chỉ phù hợp với làn da dầu. BHA giúp tẩy tế bào chết sâu từ bên trong lỗ chân lông và giúp ngăn ngừa mụn hiệu quả. Còn AHA được khuyến nghị cho da bị tổn thương, da bình thường và da khô. Vì AHA giúp chỉ lấy đi tế bào chết trên bề mặt da, trong khi vẫn giúp giữ được độ ẩm nhiều cho da khô. 

AHA là viết tắt của Alpha Hydroxy Acid. Các loại axit của AHAs nhẹ nhàng hơn nhiều so với các loại tẩy da chết vật lý truyền thống. Một số loại AHA phổ biến nhất là axit glycolic và axit lactic. Các sản phẩm chứa axit glycolic và axit lactic có hiệu quả nhất thường ở nồng độ từ 5% đến 10%.

Một số các thành phần các loại alpha hydroxy acids phù hợp với da khô như:

Glycolic acid

Axit glycolic sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da và kích thích tăng sinh sản xuất tế bào da khỏe mạnh. 

Axit glycolic có tự nhiên trong mía và là axit phổ biến nhất trong các loại axit alpha hydroxy. Axit glycolic đặc biệt bởi kích thước phân tử nhỏ cho phép dưỡng chất dễ dàng xâm nhập qua các lớp da trên cùng và giúp làn da trông khỏe mạnh hơn. 

Đặc biệt những người da khô khi sử dụng axit glycolic sẽ cảm nhận được khả năng hydrat hoá trên da, giúp giữ độ ẩm tự nhiên mà không khiến da bị khô hơn sau khi tẩy tế bào chết cho da khô. Khi sử dụng ở nồng độ từ 5%, axit glycolic có thể cải thiện bề mặt thô ráp và khả năng phục hồi da, đồng thời giảm bớt các dấu hiệu tổn thương khác bởi tác động của ánh nắng mặt trời.

Lưu ý khi sử dụng axit glycolic, bạn cần điều chỉnh và cân bằng độ pH. Lựa chọn nồng độ nhẹ nhàng hơn (khoảng từ 8 đến 15%), tùy thuộc vào vị trí mà bạn muốn tẩy tế bào chết.

Lactic acid

Axit lactic có nguồn gốc từ sữa và cách thức hoạt động hơi giống axit glycolic. Tuy nhiên vì kích thước phân tử khá lớn, làm giảm khả năng thâm nhập vào các lớp trên cùng của da. Axit lactic ở nồng độ 2% có khả năng hydrat hóa, từ 5% trở lên axit lactic hoạt động như một chất tẩy da chết. Ở các sản phẩm tẩy tế bào chết axit lactic thường có nồng độ 5% đến 10% 

Malic acid

AHA này có tự nhiên trong táo. Kích thước phân tử của axit malic lớn hơn so với axit glycolic và lactic, nhưng vẫn có khả năng tẩy da chết và có lợi cho da nhờ đặc tính chống oxy hóa. Axit malic ở nồng độ 1% đến 2% có thể được thêm vào công thức tẩy da chết AHA có chứa axit glycolic và axit lactic, để giúp tẩy da chết ở các lớp da khác nhau.

Tartaric acid

Axit tartaric xuất hiện trong nho (rượu vang đỏ). Kích thước phân tử của Axit tartaric lớn hơn một chút so với axit malic và lớn gấp đôi axit glycolic. Axit tartaric có thể hoạt động như một chất tẩy da chết khi được sử dụng ở cùng nồng độ như axit glycolic hoặc axit lactic. Nhưng axit tartaric chủ yếu được sử dụng để giúp các thành phần tẩy da chết khác hoạt động ở đúng độ pH phù hợp. Điều này là điều cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả quá trình tẩy tế bào chết. 

Citric acid

​​Axit citric được tìm thấy ở các loại trái cây có múi khác nhau. Axit citric ở nồng độ 10% trở lên có thể hoạt động như một chất tẩy da chết, nhưng ở nồng độ 2,2 axit citric có thể gây khó chịu cho da.

Mandelic acid 

Đây là loại AHA với kích thước phân tử lớn nhất, và khả năng thâm nhập vào da chậm hơn với các axit khác, nhưng điều này lại có lợi cho  làn da nhạy cảm. Thông thường, mandelic acid được sử dụng để peel da ở nồng độ 20%-40%.

Hướng dẫn tẩy da chết cho da khô đúng cách

Tìm hiểu thêm: 10 tác dụng của đậu bắp và cách ngâm đậu bắp

Tẩy da chết cho da khô có làm da mịn màng hơn?

>>>>>Xem thêm: Mách bạn cách dưỡng da bằng dầu hạt nho

Để đảm bảo da không bị thô ráp hay kích ứng sau khi tẩy da chết cho da khô, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không tẩy da chết cho da khô quá nhiều, và chỉ nên thực hiện một đến hai lần một tuần. Tùy vào sản phẩm, thành phần và nồng độ axit mà bạn sử dụng.
  • Luôn sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi sử dụng axit glycolic hay các axit khác để cân bằng độ ẩm cho da. Bạn có thể bổ sung dưỡng ẩm để tạo lớp hàng rào bảo vệ da: như kem dưỡng ẩm gel không dầu axit hyaluronic,…
  • Áp dụng kem chống nắng có chỉ số trên 30+ vào ban ngày bởi da sau khi được tẩy da chết rất dễ tổn thương và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
  • Ngoài ra, lưu ý những người bị bệnh vẩy nến, mụn trứng cá, bệnh hồng ban hoặc đang bị nhiễm trùng da nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu vì việc tẩy da chết có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về da.

>>> Tìm hiểu thêm: Kem chống nắng cho da khô: Chọn sao cho đúng?

Nếu tẩy da chết cho da khô đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng thô ráp, bong da,…Tuy nhiên bạn cần lưu ý các thành phần trong sản phẩm tẩy da chết hoá học cũng như nồng độ phù hợp để giúp làn da luôn căng bóng và khoẻ mạnh!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *