Góc giải đáp: Ợ hơi sau khi ăn là do sinh lý hay bệnh lý?

Góc giải đáp: Ợ hơi sau khi ăn là do sinh lý hay bệnh lý?

Góc giải đáp: Ợ hơi sau khi ăn là do sinh lý hay bệnh lý?

Ợ hơi sau khi ăn là hiện tượng sinh lý bình thường, thậm chí, còn rất quan trọng bởi việc này giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn và giảm đầy hơi. Tuy nhiên, nếu ợ hơi nhiều sau khi ăn đi cùng với các triệu chứng bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý về tiêu hóa. 

Bạn đang đọc: Góc giải đáp: Ợ hơi sau khi ăn là do sinh lý hay bệnh lý?

Rất nhiều người không biết lý do tại sao mình liên tục ợ hơi mỗi khi ăn xong nên cảm thấy vô cùng lo lắng, không biết có bị bệnh nào đó hay không. Nếu bạn cũng đang có cùng nỗi lo này, dành ngay vài phút xem ngay những chia sẻ dưới đây của Kenshin.vn để hiểu hơn về triệu chứng này nhé!

Giải đáp: Ợ hơi sau khi ăn là do sinh lý hay bệnh lý?

Bị ợ hơi sau khi ăn có bình thường không? Câu trả lời là ợ hơi sau khi ăn là phản ứng cơ thể nhằm đẩy lượng khí dư thừa trong dạ dày, được đưa vào trong quá trình nhai và nuốt thức ăn, ra ngoài qua đường miệng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và ai cũng có thể gặp phải.Theo các chuyên gia, phản ứng này giúp làm giảm lượng khí tích tụ trong dạ dày, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

Đa phần, ợ hơi thường xuất hiện trong khoảng 2 giờ sau khi ăn và không gây ra bất cứ triệu chứng nào khác. Ngoài ra, khi ợ hơi, bạn cũng không cảm nhận được vị chua hay đắng. Tuy nhiên, nếu ợ hơi nhiều lần, liên tục hoặc đi kèm với các triệu chứng khác thì cần đặc biệt chú ý.

Điểm mặt 3 nguyên nhân khiến bạn ợ hơi nhiều sau khi ăn

Góc giải đáp: Ợ hơi sau khi ăn là do sinh lý hay bệnh lý?

Ợ hơi sau khi ăn là một điều rất bình thường và có lẽ, bạn sẽ không quá chú ý cho đến khi gặp phải tình trạng ợ hơi sau khi ăn nhiều và liên tục. Thực tế, ợ hơi có thể do nhiều nguyên nhân và trong số đó, có nhiều nguyên nhân nghiêm trọng mà bạn nên cảnh giác:

1. Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống thiếu khoa học có thể có là “thủ phạm” khiến bạn ợ hơi nhiều và liên tục sau bữa ăn. Triệu chứng này rất dễ gặp phải nếu bạn có các thói quen như:

  • Ăn quá nhanh
  • Vừa ăn vừa nói, cười giỡn hoặc vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại…
  • Ăn quá no
  • Ăn xong đã nằm ngay hoặc vận động mạnh
  • Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng sau khi ăn
  • Sử dụng ống hút.

Nguyên nhân là do những thói quen này có thể khiến lượng khí được đưa vào cơ thể nhiều hơn khi ăn. Vì vậy, sau đó bạn phải ợ hơi nhiều, liên tục để có thể đẩy hết lượng khí dư thừa ra ngoài.

Nếu bạn không có bất cứ triệu chứng nào khác thì cũng không cần quá lo. Chỉ cần thay đổi thói quen thì bạn sẽ không gặp phải tình trạng này quá thường xuyên. 

2. Bị ợ hơi sau khi ăn do chế độ ăn

Ngoài thói quen ăn uống, những món mà bạn ăn cũng có thể là nguyên nhân gây ợ hơi sau khi ăn. Một số món ăn phải kể đến như:

  • Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo
  • Thức ăn cay nóng
  • Thức ăn chứa nhiều tinh bột, chất xơ khó tiêu hóa như đậu lăng, bông cải xanh, đậu Hà Lan, hành, bắp cải, rau họ cải, súp lơ
  • Đồ uống có ga, rượu, bia…

3. Bệnh lý về tiêu hóa

Tình trạng ợ hơi nhiều, liên tục hay ăn xong ợ hơi nhiều liên tục cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về tiêu hóa như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Nếu đi kèm với các triệu chứng như nóng rát dạ dày, thực quản, hầu họng, tức ngực, buồn nôn, nuốt vướng, ợ chua hoặc ợ đắng…
  • Đau dạ dày: Bạn có thể bị ợ hơi sau khi ăn cùng với các triệu chứng như đau bụng, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu
  • Viêm loét dạ dày: Triệu chứng phổ biến là ợ hơi nhiều, chán ăn, buồn nôn, phân có lẫn máu hoặc có màu tối, sụt cân không rõ lý do, khó tiêu, tức ngực, nôn mửa.
  • Nhiễm khuẩn HP (H. pylori): Triệu chứng đặc trưng là buồn nôn, nôn, đau bụng liên tục, dữ dội, đầy bụng, khó tiêu, cơ thể suy nhược, xanh xao, rối loạn tiêu hóa.
  • Không dung nạp lactose: Các triệu chứng xảy sau khoảng 2 giờ khi bạn uống sữa hoặc ăn các thực phẩm làm từ sữa. Ngoài ợ hơi nhiều, liên tục, bạn có thể bị đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Bạn có thể nghi ngờ mình mắc bệnh lý này nếu ợ hơi nhiều sau khi ăn đi cùng với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
  • Thoát vị khe hoành: Đây là tình trạng phần trên của dạ dày phồng lên qua cơ hoành – cơ phân cách giữa ngực và bụng. Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này là ợ hơi nhiều, liên tục, ợ nóng, khó nuốt, tức ngực. Bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi và có thể là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. 

Nên làm gì khi bị ợ hơi nhiều, liên tục?

Tìm hiểu thêm: Làm rõ nguyên nhân tinh trùng không gặp được trứng và giải pháp cho các cặp đôi

Góc giải đáp: Ợ hơi sau khi ăn là do sinh lý hay bệnh lý?

>>>>>Xem thêm: 10 bài tập thể lực tại nhà: Chỉ 15 phút mỗi ngày cho Tết này khỏe đẹp

Nếu bạn chỉ hay bị ợ hơi sau khi ăn nhiều mà không có bất cứ triệu chứng nào khác thì bạn có thể thử áp dụng một số cách sau để tránh gặp phải tình trạng này:

Thay đổi cách ăn uống: 

  • Ăn chậm nhai kỹ
  • Đừng nói, cười giỡn khi đang nhai
  • Hạn chế dùng ống hút
  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn 4 – 5 bữa ngày thay vì 3 bữa chính .

Thay đổi chế độ ăn: 

  • Hạn chế uống nước ngọt có ga, bia, rượu
  • Hạn chế nhai kẹo cao su hoặc kẹo cứng
  • Giảm các món ăn chứa nhiều tinh bột, chất xơ khó tiêu hóa như bông cải, bắp cải, súp lơ trắng, đậu lăng…
  • Hạn chế dùng sữa và các thực phẩm từ sữa nếu bạn mắc chứng không dung nạp lactose
  • Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng như caffeine, cà chua, cam quýt…

Nếu bạn bị ợ hơi nhiều sau khi ăn, để giảm nhanh triệu chứng, bạn có thể thử uống trà gừng, trà bạc hà hoặc tỏi. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn sữa chua thường xuyên để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể.

Thay đổi thói quen sinh hoạt:

  • Bỏ hút thuốc
  • Nếu đeo răng giả, hãy đảm bảo hàm giả vừa khít
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh làm việc quá căng thẳng
  • Không nằm ngay sau khi ăn
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên… 

Còn nếu bạn ợ hơi sau khi ăn nhiều, liên tục và có những triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc các bệnh lý kể trên thì tốt nhất bạn nên đi khám. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *