Tiêu chảy là một trong các vấn đề tiêu hóa khó chịu nhất mà ai cũng có khả năng bị một vài lần trong đời và mỗi lần bị thì đều muốn nhanh chóng “thoát khỏi”. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ có nguy cơ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên trong bài viết này, Kenshin.vn đã tổng hợp 10 cách cầm tiêu chảy nhanh nhất tại nhà để bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần!
Bạn đang đọc: Mách nhỏ 10 cách cầm tiêu chảy nhanh nhất cho người lớn
Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Tiêu chảy có thể được phân loại theo nhiều cách: dựa theo thời gian thì có tiêu chảy cấp tính và mãn tính, dựa theo cơ chế bệnh học thì có tiêu chảy thẩm thấu và tiêu chảy xuất tiết, dựa vào nguyên nhân thì có tiêu chảy nhiễm trùng hoặc tiêu chảy không nhiễm trùng… Trên lâm sàng thì thường được phân loại theo thời gian. Tình trạng tiêu chảy được chia thành tiêu chảy cấp và mãn tính. Trong đó tiêu chảy cấp đơn thuần là tình trạng đi ngoài nhiều lần nhưng tiêu chảy mãn tính có thể kèm theo hàng loạt triệu chứng như đau bụng âm ỉ, nóng ruột, co thắt dạ dày liên tục. Những cách cầm tiêu chảy nhanh nhất sau đây chỉ được áp dụng cho các trường hợp tiêu chảy cấp.
Nội Dung
- 1 10 cách trị tiêu chảy tại nhà cho người lớn
- 1.1 1. Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất: Uống trà hoa cúc
- 1.2 2. Uống nhiều nước
- 1.3 3. Uống trà vỏ cam
- 1.4 Có thể bạn quan tâm
- 1.5 4. Trị tiêu chảy bằng gừng
- 1.6 5. Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất với ngải cứu
- 1.7 6. Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất với lá ổi
- 1.8 Tìm hiểu thêm
- 1.9 7. Sữa chua
- 1.10 8. Lá cây nhót dùng trị tiêu chảy
- 1.11 9. Uống nước gạo rang
- 1.12 10. Lá mơ lông
- 2 Những lưu ý cần biết khi điều trị tiêu chảy tại nhà
10 cách trị tiêu chảy tại nhà cho người lớn
Tình trạng tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng triệu chứng chủ yếu là đau bụng, đi ngoài thường xuyên và tiêu phân lỏng. Những trường hợp tiêu chảy cấp không do virus, vi khuẩn gây ra thì có thể áp dụng những cách cầm tiêu chảy nhanh nhất tại nhà được áp dụng phổ biến, bao gồm:
1. Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất: Uống trà hoa cúc
Việc uống trà hoa cúc là một trong các cách cầm tiêu chảy nhanh nhất, an toàn và hiệu quả, đặc biệt với những tình trạng tiêu chảy do viêm đường ruột. Trà hoa cúc cũng có tác dụng chống co thắt và từ đó hỗ trợ cải thiện hội chứng ruột kích thích.
Để dùng trà hoa cúc trị tiêu chảy, bạn có thể pha theo hướng dẫn trên bao bì và nhâm nhi mỗi ngày hoặc hãm 1 muỗng cà phê hoa cúc cùng với bạc hà trong nước sôi khoảng 15 phút. Bạn không nên thêm đường, bạn có thể thêm một chút mật ong cho dễ uống cũng như tăng thêm dinh dưỡng cho cơ thể. Mỗi ngày uống 3 tách trà hoa cúc có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy.
Lưu ý không dùng trà hoa cúc để trị tiêu chảy do virus hay ngộ độc thực phẩm, bởi những trường hợp này bệnh nhân cần đi ngoài để đào thải chất độc trong khi trà hoa cúc có chứa hợp chất tanin thì có tác dụng cầm tiêu chảy.
2. Uống nhiều nước
Một trong những lưu ý quan trọng khi bị tiêu chảy cấp là cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước, điện giải cũng như khoáng chất bị mất đi.
Để đảm bảo không bị mất nước, người bệnh cần uống ít nhất 8 cốc nước (khoảng 2 lít) mỗi ngày, có thể kết hợp với các loại nước ép hoa quả, nước dừa… Ngoài ra, việc dùng oresol để bổ sung nước và điện giải là lựa chọn bạn nên được ưu tiên đầu tiên. Một lưu ý quan trọng khi pha oresol là bắt buộc bạn phải pha đúng theo tỉ lệ nước ghi trên hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Việc pha sai, pha đặc hơn không mang lại bất cứ lợi ích nào, thậm chí còn gây nguy hiểm, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Lưu ý: Không dùng nước ngọt hay nước có gas để thay thế nước lọc.
3. Uống trà vỏ cam
Sử dụng trà vỏ cam là cách cầm tiêu chảy nhanh nhất được nhiều người áp dụng, có công dụng làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Vỏ cam giàu chất xơ có tên gọi polysacarit không hòa tan như tannin, hemi-cellulose và pectin sẽ giúp điều chỉnh nhu động ruột, tránh bị táo bón, cải thiện vấn đề rối loạn tiêu hóa thường gặp như: khó tiêu, đầy hơi, đầy bụng, hội chứng ruột kích thích, ợ hơi…
Cách thực hiện dùng trà vỏ cam chữa tiêu chảy như sau:
- Cam đem rửa thật kỹ và ngâm nước muối loãng.
- Sau đó gọt lấy vỏ qua, cho vào nấu với 120ml nước sôi, hãm trong vài phút.
- Đến khi nước nguội thì cho thêm một ít mật ong hoặc đường.
- Sử dụng nước nấu từ vỏ cam từ 2-3 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả tốt nhất.
- Bạn có thể thêm vào trà vài nụ đinh hương để làm tăng hương vị cũng như tăng tác dụng cầm tiêu chảy. Nụ đinh hương được biết đến là một vị thuốc y học cổ truyền đặc biệt hiệu quả trong điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, đi ngoài sống phân…
Lưu ý: Nên chọn các loại cam hữu cơ, cam nhà trồng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Công dụng của vỏ cam: Giảm cân, tốt cho sức khỏe
4. Trị tiêu chảy bằng gừng
Theo y học cổ truyền, gừng tươi hay còn gọi là sinh khương là một trong các vị thuốc có vị cay thơm tính ấm, quy kinh phế tỳ thận, tác dụng ôn trung trừ hàn chỉ nôn, thường được dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Trong Đông y thường dùng trà gừng để làm dịu các triệu chứng nôn ói do ngộ độc hay dị ứng với thực phẩm. Ngoài ra, gừng cũng là thảo dược có công dụng cải thiện các triệu chứng tiêu chảy cấp.
Cách dùng gừng cầm tiêu chảy tại nhà như sau:
- Gừng tươi bạn đem rửa sạch, nướng lên rồi cạo bỏ vỏ. Sau đó rửa lại một lần nữa cho sạch mảng cháy.
- Lấy gừng tươi rửa sạch rồi cắt thành từng lát nhỏ, bỏ vào nước sôi hãm uống như trà. Bạn có thể thêm đường hoặc mật ong để tăng hương vị dễ uống cũng như tăng giá trị dinh dưỡng của trà gừng.
Lưu ý: Người bệnh gan, sỏi mật hoặc phụ nữ đang mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba, người có thân nhiệt cao thì không nên sử dụng cách trị tiêu chảy tại nhà này. Người có bệnh lý viêm loét dạ dày cũng nên hạn chế dùng trà gừng lúc đói.
5. Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất với ngải cứu
Ngải cứu là một vị thuốc Nam có vị đắng, tính ấm thường được chữa đau bụng do lạnh bụng. Việc sử dụng ngải cứu cũng là một trong những cách cầm tiêu chảy nhanh nhất được nhiều người áp dụng.
Bài thuốc cầm tiêu chảy với ngải cứu được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 6g lá ngải cứu tươi và hoa ngải cứu khô, tán nhuyễn cùng 30g nhục đậu khấu, 15g gừng già, 10g trường bì.
- Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm, sắc cùng với khoảng 750ml nước đến khi còn 250ml thì ngưng, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Nên sử dụng bài thuốc này trong 2-3 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều ngải cứu hay uống nước sắc ngải cứu thay trà do tinh dầu ngải cứu có tính chất kích thích làm cho say, alpha – thuyon có trong tinh dầu ngải cứu có tác dụng hưng phấn nhưng dùng nhiều có thể gây hưng phấn quá độ… Đặc biệt là phụ nữ có thai 3 tháng đầu có nguy cơ gây sảy thai. Đặc biệt là phụ nữ có thai 3 tháng đầu và người bị rối loạn đường ruột cấp tính cũng không nên dùng ngải cứu.
6. Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất với lá ổi
Tìm hiểu thêm: Bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1): Dấu hiệu và cách chữa
Lá ổi là một loại thảo dược được nhắc đến nhiều trong tác dụng chữa tiêu chảy. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Trong nước lá ổi có hàm lượng berbagia rất cao. Đây là một trong các hoạt chất trị tiêu chảy cấp. Ngoài ra, trong lá ổi và búp ổi cũng chứa nhiều hợp chất tanin, có tác dụng làm se niêm mạc các tế bào ruột, giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy.
Có rất nhiều cách cầm tiêu chảy với lá ổi, búp ổi. Bạn có thể nhai trực tiếp hoặc nấu nước lá ổi để uống. Dưới đây là một bài thuốc trị tiêu chảy với nước lá ổi bạn có thể tham khảo:
- Chuẩn bị 20g búp ổi, 10g gừng nướng chín, 10g vỏ quýt khô.
- Đem tất cả cắt nhỏ nấu với 400ml nước, đến khi còn 100ml nước thì chia làm 2 lần uống trong ngày.
Lưu ý: Không dùng lá ổi trị tiêu chảy trong các trường hợp bị tiêu chảy do dị ứng, ngộ độc thực phẩm. Trường hợp này, hoạt chất tanin trong lá ổi có tác dụng săn niêm mạc ruột từ đó làm hạn chế đào thải chất độc ra ngoài, làm cho tình trạng ngộ độc càng nặng nề hơn.
Tìm hiểu thêm
6 cách chữa tiêu chảy bằng lá ổi hiệu quả nhất và những lưu ý cần nhớ
7. Sữa chua
Người bị tiêu chảy cấp được khuyến cáo không nên uống sữa và dùng các chế phẩm khác từ sữa, đặc biệt là sữa có chứa lactose. Thế nhưng với sữa chua thì ngược lại. Sữa chua hay kefir (một loại thức uống lên men từ sữa) có chứa thành phần men vi sinh giúp phục hồi hệ vi sinh đường ruột sau tiêu chảy hoặc sau điều trị tiêu chảy bằng kháng sinh. Ngoài ra, men vi sinh trong sữa chua cũng giúp bổ sung lợi khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn xấu gây tiêu chảy.
Mỗi ngày bạn có thể ăn 2 bát sữa chua, kết hợp với các loại trái cây giàu chất xơ hòa tan, giúp giảm bớt lượng chất lỏng trong phân và bù điện giải đã mất.
8. Lá cây nhót dùng trị tiêu chảy
Lá nhót tươi hay nhót khô đều có thể dùng để trị tiêu chảy tại nhà. Bạn có thể dùng lá nhót cầm tiêu chảy bằng một trong những cách sau đây:
- Chuẩn bị khoảng 6 – 12g lá nhót khô, đem sắc với 400ml đến khi còn 100ml nước thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
- Chuẩn bị khoảng 20 – 30g lá nhót tươi thái nhỏ, sao vàng, sắc uống với nước như trên. Để tăng hiệu quả, có thể sử dụng bột lá nhót kết hợp với đỗ trọng nam với lượng bằng nhau để uống.
Lưu ý: Chế phẩm lá nhót có tác dụng tăng cường sức co bóp của tử cung nên không được sử dụng lá nhót cho phụ nữ có thai.
9. Uống nước gạo rang
Uống nước gạo rang là một trong những cách cầm tiêu chảy cấp nhanh nhất được nhiều người áp dụng. Mặc dù xã hội hiện đại có rất nhiều loại nước uống đóng chai, nước điện giải pha sẵn tiện lợi nhưng ở những vùng sâu vùng xa, nền y tế chưa phát triển thì việc sử dụng nước gạo rang trong điều trị tiêu chảy là một phương pháp an toàn, dễ thực hiện và hiệu quả cao. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 10g gạo rang, 15g ngải cứu khô, một ít muối và 15g đường đỏ.
- Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm, đun sôi với 3 cốc nước trong khoảng 5-10 phút rồi để nguội.
- Chia thành 2 lần uống trong ngày để thấy hiệu quả rõ rệt hơn.
Trong trường hợp không có ngải cứu, bạn có thể chỉ cần dùng gạo, muối và đường để nấu nước gạo rang. Việc sử dụng lượng nước, muối, đường cũng cần được cân đo cụ thể để đảm bảo cân bằng điện giải.
10. Lá mơ lông
>>>>>Xem thêm: Bỏ túi ngay 8 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ
Mơ lông là cây thuốc Nam rất dễ trồng, thường bắt gặp trong vườn nhà vùng đồng bằng Việt Nam. Theo Đông y, lá mơ lông có vị đắng, tính mát và công dụng kháng khuẩn, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ở đường ruột rất tốt, đặc biệt là tiêu chảy. Theo Sách Dược tính chỉ nam, lá mơ lông: Vị ngọt bùi, hơi cay không độc, công hiệu bổ được hư lao, bổ trung ích khí, ích tinh, sát trùng, ích vị, bền chắc ruột già. Công dụng: Chữa chứng đau bụng. Bạn có thể áp dụng cách trị tiêu chảy tại nhà với lá mơ lông theo một trong hai cách dưới đây:
- Lấy một nắm lá mơ lông, đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau đó trộn cùng với một quả trứng gà, đánh đều rồi thêm một ít muối vừa ăn. Đem hỗn hợp trứng lá mơ này chưng hoặc nướng lên để ăn. Món ăn này cũng có thể áp dụng cho phụ nữ sau sinh bị lạnh bụng đi ngoài. Ngoài việc điều trị, lá mơ lông chưng trứng gà còn cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng cho sản phụ do lá mơ lông chứa tới 44,6% là các protein. Nhưng bạn cũng không nên vì vậy mà ăn nhiều, bạn chỉ nên ăn với tần suất 2-3 lần/tháng.
- Chuẩn bị 20g lá mơ, 10g nụ sim, đem rửa sạch rồi thái nhuyễn, đun sôi với 500ml nước, đến khi còn khoảng 150 – 200ml thì tắt bếp, uống khi còn ấm.
- Lá mơ lông 100g, cỏ sữa lá to 100g, rau sam 100g, ngân hoa 20g, búp ổi 20g, búp sim 100g, sắc nước sánh hơi đậm, uống trong ngày dùng 5-7 ngày.
Những lưu ý cần biết khi điều trị tiêu chảy tại nhà
Khi áp dụng những cách trị tiêu chảy tại nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Tình trạng có thể biến mất sau khi dùng những cách cầm tiêu chảy nhanh nhất kể trên. Tuy nhiên nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, kèm theo phân đen, sốt cao hơn 24 giờ, nước tiểu sậm màu thì nên nhanh chóng đi khám.
- Không nên ăn các loại thực phẩm khiến tình trạng tiêu chảy của bạn trầm trọng hơn, tiêu biểu như sữa, phô mai, cà phê, đồ uống có gas, rượu bia, đồ chiên, đồ cay, các món ngọt có nhiều đường hoặc trái cây họ cam, quýt.
- Nên uống nhiều nước và bổ sung điện giải để bù nước, bù khoáng cho cơ thể khi bị tiêu chảy.
- Ưu tiên các loại thức ăn thanh đạm như cháo trắng cháo bột yến mạch, ngũ cốc nấu chín, bột sắn dây. Lưu ý, cần hạn chế thêm đường hoặc muối vào món ăn.
- Trường hợp trẻ em bị tiêu chảy, bạn cần theo dõi thật sát sao tình trạng của bé bao gồm tri giác ( bé vẫn vui đùa hay mệt lả); háo nước (bé đòi uống nước, với lấy nước để uống không? Trường hợp nặng bé có thể lịm dần mà không còn phản ứng này); tình trạng môi khô, mắt trũng, dấu hiệu véo da bụng trên 2 giây… Trường hợp nặng bạn phải đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.
Tìm hiểu thêm về chế độ ăn uống khi bị tiêu chảy, đau bụng
Qua bài viết này, bạn có thể thấy có rất nhiều cách cầm tiêu chảy nhanh nhất mà lại an toàn lành tính với thành phần tự nhiên. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên tự điều trị tiêu chảy tại nhà. Trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp trị tiêu chảy tại nhà nào, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ bạn nhé!