Khí hư, hay còn gọi là dịch âm đạo, thường bắt đầu xuất hiện ở phụ nữ vừa bước vào tuổi dậy thì và ít dần đi trong giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, ít người biết được vai trò của khí hư là gì.
Bạn đang đọc: Khí hư là gì? Vai trò và cách phân biệt khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý
Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn để biết được khí hư là gì, thế nào là khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý. Bài viết cũng cho thấy rõ tầm quan trọng của khí hư là gì.
Nội Dung
Khí hư là gì?
Các tuyến bên trong âm đạo, cổ tử cung tạo ra một lượng nhỏ chất tiết hoặc dịch nhờn. Chất dịch này chảy ra từ âm đạo mỗi ngày và được gọi là khí hư (hoặc dịch âm đạo, huyết trắng). Thông thường, khí hư là sự kết hợp của:
- Các tế bào chết của âm đạo và cổ tử cung dưới tác động của nội tiết tố nữ – estrogen
- Vi sinh vật và sản phẩm chuyển hóa
- Chất nhầy và chất lỏng do âm đạo và cổ tử cung tiết ra: Là chất lỏng trong suốt hoặc chất lỏng giống như gel được tạo ra bởi cổ tử cung.
- Ngoài ra cũng chứa 1 lượng nhỏ dịch nội mạc tử cung và vòi trứng.
Đây là một hiện tượng bình thường mà tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều trải qua.
Khí hư là gì? Ra khí hư là bị bệnh?
Ra khí hư có phải bị bệnh không?
Yếu tố ảnh hưởng đến khí hư là gì?
Lượng khí hư ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào nồng độ nội tiết tố nữ và độ tuổi. Thậm chí, khí hư của một người có thể có sự khác biệt ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt và trong suốt cuộc đời. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.
Sự thay đổi của khí hư thường do một số yếu tố sau tác động:
- Chu kỳ kinh nguyệt: Trước khi rụng trứng, cơ thể phụ nữ sản xuất ra nhiều khí hư hơn khoảng 30 lần so với sau khi rụng trứng. Khi cơ thể giải phóng trứng từ buồng trứng, lúc này để tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển vào gặp trứng thì khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn, loãng, trong, nhiều chị em sẽ cảm thấy khí hư luôn thường trực ở cửa mình vào những ngày này.
- Thai kỳ: Khi mang thai, cơ thể tiết ra nhiều hơn khí hư bình thường.
- Hưng phấn tình dục: Khí hư xuất hiện nhiều hơn nếu phụ nữ bị kích thích, đang hoạt động tình dục hoặc đang sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen…
- Mãn kinh: Phụ nữ mãn kinh có lượng estrogen thấp, nên sẽ tiết ra ít khí hư hơn.
- Nhiễm trùng: Tình trạng này có thể khiến dịch âm đạo chảy ra nhiều hơn, chất dịch bị thay đổi và màu sắc của khí hư cũng trở nên bất thường.
Vậy, công dụng của khí hư là gì? Câu trả lời ở ngay bên dưới.
Vai trò của khí hư là gì?
Khí hư đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản của phụ nữ. Những lợi ích không thể phủ nhận của chất dịch âm đạo này bao gồm:
- Làm sạch âm đạo: Khí hư chảy ra khỏi âm đạo mỗi ngày, loại bỏ các tế bào cũ đã lót trong âm đạo. Điều này giúp cho đường sinh sản luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
- Bôi trơn âm đạo: Việc tiết ra khí hư giúp giữ ẩm cho môi trường âm hộ và âm đạo, cung cấp chất bôi trơn giúp cho hoạt động tình dục trở nên dễ dàng hơn.
- Ngăn ngừa và chống lại nhiễm trùng: Hệ khuẩn âm đạo bình thường ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có chứa cả vi khuẩn có lợi ( vi khuẩn chí ) và vi khuẩn có hại . Bình thường chúng sẽ tồn tại cộng sinh, ở trạng thái cân bằng, sản xuất acid lactic nhằm hạn chế sự phát triển của các sinh vật gây hại khác. Trong môi trường âm đạo bình thường có một lượng nhỏ nấm men. Khi mất sự cân bằng giữa các khuẩn hệ trong âm đạo vấn đề nhiễm trùng có thể xảy ra. Khí hư có tính axit nhẹ, tạo ra môi trường axit tự nhiên. Độ pH này của âm đạo giúp ngăn ngừa cũng như bảo vệ âm đạo và đường tiết niệu chống lại nhiễm trùng, kích ứng. Đồng thời, đặc tính này của khí hư cũng giúp thúc đẩy sự cân bằng tốt của vi khuẩn và đẩy lùi vi trùng.
- Dự đoán chu kỳ kinh: Việc quan sát khí hư cũng là một cách để biết bạn đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt.
- Cảnh báo bệnh phụ khoa: Khí hư bất thường có thể cho thấy sự mất cân bằng của vi khuẩn lành mạnh trong âm đạo, là một dấu hiệu cho thấy âm đạo đang có vấn đề.
Phân biệt khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý
Sau khi đã biết được vai trò của khí hư là gì, mời bạn cùng tìm hiểu các loại khí hư. Khí hư được phân thành 2 loại dựa trên màu sắc, đặc điểm tính chất và lượng dịch nhầy mà cơ thể tiết ra mỗi ngày, bao gồm khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý.
1. Khí hư sinh lý
Khí hư sinh lý là khí hư bình thường, có màu trắng sữa hoặc trong suốt, và thường ngả vàng khi tiếp xúc với không khí. Khí hư sinh lý không gây ngứa ngáy hay khó chịu. Vào đầu chu kỳ kinh nguyệt, khí hư có xu hướng khô hoặc rất ít. Trong giai đoạn giữa đến cuối của pha nang noãn, khí hư sinh lý có thể màu kem hoặc trắng. Ngay trước và xung quanh ngày rụng trứng, dịch âm đạo có khả năng trở nên giống với lòng trắng trứng trong suốt, ướt, dai, dính, có thể kéo dài. Sau khi rụng trứng, huyết trắng lại khô và ít dần đi.
Khí hư bình thường có thể không mùi hoặc có mùi nhẹ và không khó chịu. Trong giai đoạn hành kinh, khí hư đôi khi bị trộn lẫn với một ít nước tiểu hoặc máu. Điều này ảnh hưởng đến mùi của dịch âm đạo. Tuy nhiên, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng là phụ nữ cần nhận biết rõ mùi đặc trưng của mình để phân biệt đâu là khí hư sinh lý và khí hư bất thường.
Nhưng ngoài những thay đổi bình thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, những thay đổi khác của khí hư có thể không bình thường. Mời bạn đọc tiếp để không chỉ biết được khí hư là gì, mà còn phân biệt được thế nào là khí hư bệnh lý.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các giai đoạn của bệnh trĩ và cách điều trị phù hợp
2. Khí hư bệnh lý
Bạn đang thắc mắc khí hư là gì và khí hư bệnh lý là gì? Khí hư bệnh lý là khí hư bất thường, có sự khác biệt về số lượng, màu sắc, mùi hoặc độ đặc so với khí hư bình thường. Đặc biệt, nếu việc tiết ra khí hư gây ngứa hoặc rát âm đạo, chắc chắn đây là biểu hiện của khí hư bệnh lý, dự báo rằng tình trạng nhiễm trùng hoặc các bệnh phụ khoa đang xảy ra.
Những dấu hiệu nổi bật của khí hư bệnh lý là:
- Khí hư thay đổi mùi, có mùi rất khó chịu như mùi tanh nồng của cá, mùi men…
- Khí hư thay đổi màu sắc, như khí hư màu xanh, vàng, xám hoặc giống như có mủ
- Khí hư thay đổi kết cấu, chẳng hạn như sủi bọt hoặc trông giống như phô mai tươi về màu sắc và độ đặc
- Khí hư gây ngứa, rát, sưng, đau nhức hoặc đỏ âm đạo
- Khí hư màu nâu hoặc có lẫn máu âm đạo hoặc ra đốm nhưng không phải là máu kinh
3. Khí hư bệnh lý cảnh báo điều gì?
Khí hư bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm, chẳng hạn như nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn (nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn). Đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Nếu đã biết khí hư là gì, bạn không nên bỏ qua các loại khí hư bệnh lý dưới đây. Một số loại khí hư bệnh lý phổ biến là:
- Khí hư màu trắng hoặc xám, tiết ra nhiều hơn bình thường đặc biệt sau khi giao hợp, dạng lỏng như nước, có mùi tanh hay cá thối: Có thể là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn
- Khí hư dạng pho mát trắng đến vàng nhạt, đặc và đóng thành cục, đôi khi kèm theo ngứa hoặc rát âm đạo: Có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm men
- Khí hư màu vàng hoặc khí hư màu xanh lá hoặc có bọt: Có thể là dấu hiệu của bệnh lậu hoặc nhiễm trùng roi trichomonas
Khi phát hiện khí hư bất thường, hãy đi khám với bác sĩ phụ khoa để sớm phát hiện vấn đề và điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn tiến thành viêm nhiễm âm đạo nặng, hay làm gia tăng nguy cơ vô sinh.
Cách phòng ngừa khí hư bệnh lý
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc lông mày sau khi bong giúp lên màu đẹp lâu phai
Như vậy, bạn đã biết được khí hư là gì. Để hạn chế tình trạng viêm nhiễm âm đạo, bạn cần biết cách phòng ngừa các bệnh về khí hư là gì. Những phương pháp phòng ngừa bao gồm:
- Sau khi đi vệ sinh, luôn luôn lau từ trước ra sau. Điều này có thể giúp ngăn vi khuẩn từ vùng trực tràng xâm nhập vào âm đạo
- Mặc quần lót cotton vào ban ngày và cho phép vùng sinh dục của bạn “thở” – không mặc quần lót vào ban đêm
- Tránh mặc quần bó, quần ngố, đồ bơi, quần đùi đi xe đạp hoặc quần legging trong thời gian dài
- Thay đổi bột giặt hoặc nước xả vải nếu bạn nghĩ rằng chúng có thể là nguyên nhân gây kích ứng vùng sinh dục của bạn
- Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm, chẳng hạn như băng vệ sinh có mùi thơm hoặc các sản phẩm thụt rửa
- Chỉ vệ sinh bên ngoài âm đạo bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ và nước, tuyệt đối không thụt rửa vào trong âm đạo.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được khí hư là gì, cũng như hiểu rõ thế nào là khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý.