Nhiều người điều trị viêm giác mạc một thời gian nhưng mắt vẫn nhìn mờ, đặc biệt là khi nhìn xa. Điều này khiến cho họ rất lo lắng, không biết rằng bị bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi hoàn toàn.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi và các phương pháp điều trị hiệu quả
Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn câu hỏi này, đồng thời cung cấp thông tin về những phương pháp điều trị viêm giác mạc và cách để giúp quá trình điều trị. Cùng tìm hiểu ngay!
Nội Dung
Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi?
Viêm giác mạc là tình trạng viêm hoặc kích ứng lớp ngoài cùng bao phủ tròng đen của mắt (đồng tử và mống mắt). Phần lớn các trường hợp bệnh viêm giác mạc nhẹ và điều trị đúng cách sẽ khỏi sau khoảng từ 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghiêm trọng thì thời gian này sẽ kéo dài hơn.
Nhìn chung, bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi sẽ không giống nhau ở tất cả các bệnh nhân mà phụ thuộc vào việc lớp nào của giác mạc bị ảnh hưởng, nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân gây viêm giác mạc
Nguyên nhân gây bệnh có thể do:
- Nhiễm trùng gồm vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng
- Những tác động khác đối với giác mạc (được gọi là viêm giác mạc không do nhiễm trùng) như chấn thương, đeo kính áp tròng quá lâu hoặc khô mắt…
Tùy theo từng nguyên nhân mà phương pháp điều trị cũng sẽ thay đổi, vậy nên thời gian chữa lành cũng khác nhau.
Lớp giác mạc bị ảnh hưởng
Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi hoàn toàn và khả năng khôi phục được thị lực còn phụ thuộc nhiều vào lớp giác mạc bị ảnh hưởng. Cụ thể như sau:
- Bệnh nhân bị viêm giác mạc biểu mô, tức là chỉ sưng tấy ở lớp ngoài cùng của giác mạc, thị giác thường hồi phục hoàn toàn sau khi chữa khỏi viêm giác mạc.
- Viêm xảy ra ở lớp đệm (lớp giữa của giác mạc) có thể dẫn đến sẹo giác mạc vĩnh viễn và ảnh hưởng đến thị lực, gây mất thị lực lâu dài nếu không được kịp thời điều trị. Tuy nhiên, đôi khi sau một thời gian, các vết sẹo ở giác mạc mờ đi và tầm nhìn bình thường trở lại. Khoảng thời gian này cũng khác biệt giữa từng người, nên giảm thị lực do bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi cũng không giống nhau, nhưng thường là mất nhiều tháng.
- Viêm nội mạc (lớp trong cùng của giác mạc) có thể gây suy giảm thị lực lâu dài, tùy thuộc vào mức độ tổn thương đã xảy ra. Tổn thương nội mô lâu dài cần được điều trị bằng thuốc, thậm chí phẫu thuật để phục hồi thị lực hoàn toàn.
Các phương pháp điều trị viêm giác mạc
Bên cạnh vấn đề bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi thì không ít bệnh nhân cũng sẽ quan tâm đến quá trình điều trị viêm giác mạc để giúp phục hồi thị lực một cách nhanh chóng.
Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi cũng phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp điều trị là gì. Cụ thể như sau:
1. Điều trị viêm giác mạc không do nhiễm trùng
Trường hợp này viêm giác mạc đôi khi có thể tự khỏi. Nếu phải điều trị, phương pháp cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương mắt.
Đối với những trường hợp nhẹ, các triệu chứng chỉ là sự khó chịu do trầy xước giác mạc, bác sĩ nhãn khoa có thể chỉ định nước mắt nhân tạo.
Tuy nhiên, nếu triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm chảy nước mắt và đau nhiều, bạn có thể cần sử dụng miếng dán che mắt trong 24 giờ hoặc thuốc nhỏ mắt kháng sinh để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Tìm hiểu thêm: Ăn thịt nướng khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu không?
>>>>>Xem thêm: Tế bào gốc: Công nghệ đột phá trong y học hiện đại
2. Điều trị viêm giác mạc nhiễm trùng
Phương pháp điều trị viêm giác mạc do nhiễm trùng cũng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào thủ phạm gây bệnh cụ thể là gì. Gồm có:
- Viêm giác mạc do vi khuẩn. Bệnh nhẹ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Nếu nhiễm trùng từ mức độ trung bình đến nặng, bạn sẽ phải dùng thêm thuốc kháng sinh đường uống.
- Viêm giác mạc do nấm. Sử dụng thuốc nhỏ mắt chống nấm và thuốc uống chống nấm.
- Viêm giác mạc do virus. Chỉ định có thể bao gồm nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt kháng virus và thuốc uống kháng virus tùy theo từng trường hợp.
- Viêm giác mạc do amip. Viêm giác mạc do ký sinh trùng nhỏ acanthamoeba đôi khi sẽ gây khó khăn trong việc điều trị. Giải pháp là sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh, nhưng cũng có một vài trường hợp bị kháng thuốc. Nếu tình trạng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng thuốc, bạn cần được tiến hành ghép giác mạc.
Bên cạnh đó, bác sĩ nhãn khoa cũng có thể kê toa thuốc nhỏ mắt steroid (trừ trường hợp viêm giác mạc do nấm) sau khi tình trạng nhiễm trùng đã được cải thiện hoặc đã khỏi. Thuốc này giúp giảm sưng và ngăn ngừa sẹo. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ mắt steroid dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ nhãn khoa vì đôi khi thuốc khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
3. Điều trị bằng phẫu thuật
Nếu viêm giác mạc không đáp ứng với thuốc hoặc gây tổn thương vĩnh viễn cho giác mạc (sẹo giác mạc) làm suy giảm đáng kể thị lực, bác sĩ có thể đề nghị ghép giác mạc. Đây là phương pháp thay thế giác mạc bị hỏng bằng giác mạc của người hiến tặng khỏe mạnh và phù hợp.
Cách chăm sóc giúp viêm giác mạc mau khỏi
Sau khi đã hiểu rõ vấn đề bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi và các phương pháp điều trị thì bạn cũng cần biết thêm những cách để giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Bạn nên áp dụng một số mẹo sau đây:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc chất diệt khuẩn trong ít nhất 20 giây và cố gắng không chạm tay vào mắt.
- Mang kính bảo vệ mắt thích hợp nếu bạn ở trong khu vực có nhiều khói bụi, dị vật, hoặc phải đi ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có tia cực tím cường độ cao để ngăn ngừa bỏng giác mạc.
- Tạm ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi khỏi hoàn toàn.
- Chỉ sử dụng các thuốc nhỏ mắt được bác sĩ kê đơn.
- Rửa mặt bằng nước sạch, tránh những nguồn nước ô nhiễm.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi, các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé!