Âm đạo bị sưng: 9 nguyên nhân và cách điều trị sưng vùng kín

Âm đạo bị sưng: 9 nguyên nhân và cách điều trị sưng vùng kín

Âm đạo bị sưng: 9 nguyên nhân và cách điều trị sưng vùng kín

Âm đạo bị sưng có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng nấm men, u nang âm đạo hay các bệnh lây qua đường tình dục. Song trong một số trường hợp, tình trạng sưng âm đạo chỉ xảy ra tạm thời.

Bạn đang đọc: Âm đạo bị sưng: 9 nguyên nhân và cách điều trị sưng vùng kín

Phụ nữ bị sưng âm đạo hay sưng vùng kín, sưng cô bé phải làm sao? Để có được giải pháp giảm sưng âm đạo, đầu tiên bạn cần tìm hiểu kỹ để xác định nguyên nhân. Dưới đây là 9 nguyên nhân thường gặp gây sưng âm đạo và cách xử lý khi cô bé bị sưng.

1. Âm đạo bị sưng đau do quan hệ không dùng chất bôi trơn

Nếu âm đạo không được bôi trơn đầy đủ khi quan hệ tình dục, sự ma sát có thể dẫn đến tình trạng đau, khó chịu, sau đó khiến vùng kín bị sưng và đau sau khi quan hệ. Điều này cũng có thể làm rách các mô âm đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Đối với tình trạng quan hệ xong bị sưng cô bé, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để cải thiện.

Bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho màn dạo đầu để âm đạo tiết dịch hoặc sử dụng chất bôi trơn để giảm ma sát.

2. Vùng kín bị ngứa rát sưng do dị ứng

Âm đạo bị sưng: 9 nguyên nhân và cách điều trị sưng vùng kín

Âm đạo là bộ phận nhạy cảm của cơ thể và có thể dị ứng với các yếu tố sau:

  • Xà phòng
  • Bao cao su
  • Băng vệ sinh
  • Chất bôi trơn
  • Thuốc đặt âm đạo…

Bên cạnh đó, một số loại vải cũng có thể gây ma sát, kích ứng và dẫn đến tình trạng vùng kín bị ngứa rát sưng như đồ lót bằng ren hoặc polyester.

Tình trạng sưng âm đạo thường xuất hiện khi bạn sử dụng một sản phẩm mới không phù hợp. Nếu gặp phải các dấu hiệu dị ứng, bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.

3. U nang âm đạo khiến âm đạo bị sưng đau

Bị sưng vùng kín là do đâu? Câu trả lời là bạn có thể bị phù nề, sưng âm đạo do u nang. Một ống dẫn hình thành khi em bé đang phát triển trong bụng mẹ nhưng thường sẽ biến mất sau khi sinh, nếu một phần của ống dẫn này vẫn còn sẽ được gọi là ống dẫn Gartner và từ từ phát triển thành u nang. U nang ống Gartner có thể bị nhiễm trùng, gây đau và sưng âm đạo. Để loại bỏ u nang ống Gartner thường cần phải phẫu thuật. Sau khi hoàn thành, các triệu chứng sẽ giảm dần.

Bên cạnh đó, viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin) cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị sưng 1 bên vùng kín hay vùng kín bị sưng một bên mép hoặc sưng âm môi ở cả hai bên. Tuyến Bartholin nằm ở hai bên của cửa âm đạo giúp tiết ra độ ẩm và cung cấp chất bôi trơn, khi các tuyến này bị tắc nghẽn sẽ gây sưng và dễ dàng bị nhiễm trùng, áp xe.

Thói quen tắm nước ấm và các loại thuốc không kê đơn có thể làm giảm đau và sưng âm đạo do nang tuyến Bartholin. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh, phẫu thuật dẫn lưu hoặc cắt bỏ u nang.

4. Viêm mô tế bào âm đạo khiến âm đạo bị sưng đỏ

Sưng vùng kín, vùng kín bị sưng 1 bên mép hoặc cả 2 mép vùng kín bị sưng có thể xảy ra do viêm mô tế bào âm đạo. Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn của các lớp bên trong của da khiến da bị sưng, đỏ và mềm. Tình trạng viêm mô tế bào có thể do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, chẳng hạn rong trường hợp cạo lông vùng kín vô tình làm xước da.

Vậy bị sưng vùng kín trong trường hợp này phải làm sao? Cách xử lý đơn giản là bạn hãy làm sạch vết thương thường xuyên để sớm hồi phục. Trong một số trường hợp viêm mô tế bào âm nặng khiến vùng kín bị sưng nặng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh.

5. Sưng ngứa âm đạo do nhiễm khuẩn

Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết với hội chứng thận

Âm đạo bị sưng: 9 nguyên nhân và cách điều trị sưng vùng kín

Âm đạo bị sưng là do đâu, làm thế nào để giảm nhẹ triệu chứng? Bạn có biết sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại trong âm đạo có thể dẫn đến tình trạng viêm âm đạo. Các triệu chứng có thể bao gồm sưng âm đạo và tiết dịch có mùi hôi. Bạn có thể xử lý tình trạng âm hộ sưng bằng cách:

  • Làm sạch âm đạo thường xuyên.
  • Dùng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ để tăng tốc độ hồi phục.
  • Tránh thụt rửa, làm phá vỡ sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong âm đạo.

Bạn cũng cần gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị nhiễm khuẩn âm đạo hoặc được tư vấn cách điều trị bệnh phù hợp.

6. Nhiễm trùng nấm men gây sưng âm đạo

Tình trạng nhiễm trùng nấm men xảy ra do sự phát triển quá mức của loài nấm Candida trong âm đạo. Điều này có thể làm âm đạo bị sưng. Ngoài biểu hiện vùng kín bị sưng, một số triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện bao gồm:

  • Đỏ rát, da nhạy cảm
  • Đau khi quan hệ tình dục và đi tiểu

Vậy nhiêm trúng nấm men gây âm đạo bị sưng phải làm sao? Cách tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị bằng thuốc chống nấm.

Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu và cách điều trị bệnh nhiễm trùng nấm men

7. Bệnh STI và viêm cổ tử cung khiến âm đạo bị sưng

Một số tình trạng nhiễm trùng có thể gây viêm cổ tử cung và sưng bên trong âm đạo. Các triệu chứng của viêm cổ tử cung có thể bao gồm quan hệ bị đau rát và sưng, xuất huyết giữa các kỳ kinh và khí hư bất thường.

Dưới đây là một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể gây sưng âm đạo:

  • Bệnh chlamydia: Bệnh này có thể làm tổn hại nghiêm trọng hệ thống sinh sản của người phụ nữ, cùng các dấu hiệu như đi tiểu đau và tiết dịch bất thường.
  • Bệnh lậu: Các triệu chứng bệnh này ở phụ nữ thường nhẹ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu hoặc bàng quang.
  • Bệnh trichomonas: Đây là bệnh do ký sinh trùng, các triệu chứng có thể bao gồm dịch âm đạo có mùi hôi, có bọt, ngứa và sưng âm đạo.

Bạn nên gặp bác sĩ sớm nếu có bất kỳ nghi ngờ gì về dấu hiệu bệnh STI, kiểm soát tình trạng “‘cô bé” bị sưng và đau.

8. Mụn rộp sinh dục khiến âm đạo bị sưng

Virus herpes simplex có thể làm xuất hiện các mụn nước nhỏ, đau ở gần âm đạo hoặc bị sưng bên trong “cô bé”. Những mụn nước này có thể vỡ ra và trở thành vết loét gây sưng, đau nhức.

Hiện tại không có cách chữa trị mụn rộp sinh dục, bạn có thể dùng thuốc ức chế virus giúp vết loét lành nhanh chóng hơn cũng như hạn chế bệnh tái phát trở lại.

9. Viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai

Âm đạo bị sưng: 9 nguyên nhân và cách điều trị sưng vùng kín

>>>>>Xem thêm: Dạy con nên người từ những bài học đạo đức qua 4 bước đơn giản

Phụ nữ mang thai cũng có thể bị sưng âm đạo do thai nhi phát triển gây áp lực lên xương chậu, các cơ và mạch máu gần đó. Sự áp lực này làm ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn của máu, chất lỏng từ hệ thống bạch huyết và có thể dẫn đến sưng âm đạo.

Ngoài biểu hiện vùng kín bị sưng đỏ, bạn hãy tìm đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt hoặc ớn lạnh.
  • Triệu chứng đau đớn không chịu nổi.
  • Triệu chứng sưng kéo dài dai dẳng.
  • Triệu chứng bệnh STI.

Nếu âm đạo bị sưng khi mang thai, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tư vấn về cách xử lý an toàn và hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Để xác định nguyên nhân gây sưng âm đạo, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra thể chất hoặc xét nghiệm máu. Hãy học cách chủ động phòng ngừa và kiểm tra thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo lắng vì tình trạng sưng âm đạo hay vùng kín bị sưng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *