Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói và ứng dụng

Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói và ứng dụng

Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói và ứng dụng

Chỉ số đường huyết lúc đói là một trong số những xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. Ngoài ra, con số này còn có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói và ứng dụng

Để hiểu rõ hơn về chỉ số tiểu đường này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Chỉ số đường huyết lúc đói là gì?

Đây là lượng đường trong máu của bạn sau ít nhất 8 giờ nhịn ăn uống, nếu có chỉ được uống nước lọc. Bởi vậy, nó được thực hiện vào buổi sáng. Sau khi nhịn ăn, xét nghiệm chuyển hóa carbohydrate được thực hiện để đo mức đường huyết. Vì việc ăn thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên xét nghiệm đường huyết lúc đói cho thấy chính xác hơn về lượng đường trong máu.

Cơ chế như sau: Khi bạn nhịn ăn, cơ thể tăng tiết một hormone có tên là glucagon để làm tăng lượng đường trong máu. Nếu là người khỏe mạnh, cơ thể sẽ sản xuất ra hormone insulin để cân bằng lại lượng glucagon tăng lên. Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường, họ không sản xuất đủ insulin để cân bằng lại lượng đường trong máu (với tuýp 1) hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả (tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ). Do đó, khi kiểm tra lượng đường trong máu, người mắc bệnh tiểu đường sẽ có kết quả cao hơn đáng kể so với người khỏe mạnh.

Đó là lý do mà đo chỉ số đường huyết lúc đói được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được dùng để kiểm tra hiệu quả của các loại thuốc điều trị tiểu đường khác nhau hoặc kết quả của việc thay đổi chế độ ăn uống ở người đã được chẩn đoán bệnh.

Chỉ số này được tính bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dL.

Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói và ứng dụng

Cách đo chỉ số đường huyết lúc đói

Xét nghiệm này nên được tiến hành trong hai lần riêng biệt để đảm bảo kết quả nhất quán và tránh chẩn đoán sai. Nếu hai lần đo có kết quả chênh lệch quá lớn, sự tăng đường huyết có thể không phải do bệnh tiểu đường mà bởi nguyên nhân khác như hội chứng Cushing, bệnh gan, bệnh thận, sản giật, viêm tụy. Còn nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết lúc đói quá thấp có thể là dấu hiệu của bệnh gan, thận, suy giáp, suy tuyến thượng thận, rối loạn sử dụng rượu hay khối u insulinoma hiếm gặp. 

Có 2 cách đo chỉ số đường huyết lúc đói là:

Lấy máu mao mạch

Sau khi nhịn ăn đủ thời gian, bác sĩ sẽ:

  • Hỏi bạn muốn lấy máu ở ngón tay nào
  • Khử trùng đầu ngón tay bằng bông tẩm cồn
  • Chích đầu ngón tay bằng một cây kim nhỏ, thường gắn với một thiết bị nhỏ bằng nhựa
  • Bóp đầu ngón tay để nặn ra một giọt máu
  • Đặt giọt máu lên que thử được đưa vào máy đo đường huyết
  • Đưa bạn một miếng bông để đặt vào vị trí vừa lấy máu giúp cầm máu.

Kết quả đo đường huyết sẽ được hiển thị nhanh chóng, chỉ trong vài giây, trên màn hình của máy đo đường huyết. Bạn gần như không phải chờ đợi mà sẽ biết kết quả ngay.

Lấy máu tĩnh mạch

Nếu xét nghiệm đường huyết lúc đói đi kèm với xét nghiệm máu tổng quát, bác sĩ sẽ lấy máu tĩnh mạch ở khuỷu tay và bạn phải đợi vài giờ để nhận kết quả. Dù mất thời gian hơn nhưng xét nghiệm đường huyết bằng máu tĩnh mạch thường chính xác hơn lấy máu mao mạch. Các bước như sau:

  • Bạn ngồi trên ghế, bác sĩ sẽ kiểm tra cánh tay để tìm ra tĩnh mạch dễ tiếp cận nhất. Nó thường nằm ở mặt trong của khuỷu tay.
  • Nhân viên y tế làm sạch và khử trùng khu vực lấy máu bằng cồn.
  • Nhân viên y tế sử dụng một xi lanh có kim nhỏ đâm vào tĩnh mạch, sau đó hút ra một lượng máu vừa đủ.
  • Nhân viên y tế rút kim ra và đặt một miếng bông hay gạc lên vị trí lấy máu vừa rồi để cầm máu.
  • Mẫu máu được đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích.

Các xét nghiệm lấy máu đo chỉ số đường huyết lúc đói rất hiếm có rủi ro, thường nếu có chỉ là đau nhẹ hoặc bầm tím ở vị trí lấy máu nhưng sẽ nhanh chóng hết sau vài ngày. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng nhé!

Ý nghĩa kết quả

Mức chỉ số đường huyết lúc đói và ý nghĩa của từng con số như sau:

  • Hạ đường huyết lúc đói: Dưới 70 mg/dL
  • Chỉ số đường huyết lúc đói của người bình thường: Từ 70-99 mg/dL , tương đương 3,9-5,4 mmol/L
  • Tiền tiểu đường hoặc suy giảm khả năng dung nạp glucose: Từ 100 – 125 mg/dL, tương đương 5,5-6,9 mmol/L
  • Tiểu đường: Từ 126 mg/dL trở lên, tương đương 7 mmol/L.

Ai nên xét nghiệm đường huyết lúc đói?

Tìm hiểu thêm: Để tóc ướt đi ngủ có sao không? Tác hại khi để tóc ướt đi ngủ

Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói và ứng dụng

>>>>>Xem thêm: Nhận biết sớm 6 triệu chứng thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Bệnh nhân tiểu đường cần theo dõi sức khỏe và hiệu quả kiểm soát bệnh thường xuyên. Vì vậy, nếu có điều kiện, hãy sắm một máy đo đường huyết tại nhà và theo dõi hằng ngày. Khi có kết quả bất thường, bạn nên đo lại một lần nữa và đi khám với bác sĩ để điều chỉnh thuốc (nếu có) và được hướng dẫn thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện. Bạn cũng cần đi khám định kỳ đúng hẹn để được theo dõi lượng đường trong máu bởi bác sĩ, vì đôi khi tự đo đường huyết tại nhà có xảy ra sai số.

Ngoài ra, những người khác cũng nên tiến hành kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói, bao gồm:

  • Người bình thường đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ kiểm tra luôn đường huyết.
  • Người có triệu chứng của lượng đường trong máu cao (khát nước, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, đói cồn cào, sụt cân, nhìn mờ, vết thương lâu lành) hoặc thấp (run rẩy, đổ mồ hôi, ớn lạnh, tim đập nhanh, choáng váng, chóng mặt, đói cồn cào, lo lắng, khó chịu). 
  • Trẻ nôn mửa, thở dốc và/hoặc lú lẫn cần gọi cấp cứu ngay, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm toan ceton do tiểu đường tuýp 1.
  • Những điều này có thể chỉ điểm bệnh tiểu đường hoặc một tình trạng sức khỏe khác.
  • Người đang dùng một loại thuốc kéo dài có ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, chẳng hạn như corticosteroid.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chỉ số đường huyết lúc đói để bạn tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe. Bạn hãy nhớ rằng mọi bất thường về đường huyết đều cần được kiểm soát, bởi đường huyết cao hay thấp quá mức hoặc kéo dài đều gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *