Lao là bệnh gây ra bởi vi khuẩn, có thể lây lan từ người này sang người khác qua không khí. Mặc dù vi khuẩn lao có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau của cơ thể nhưng phổ biến nhất vẫn là ảnh hưởng đến phổi, gây ra lao phổi. Trong một số trường hợp, nếu điều trị lao không đúng cách, không đầy đủ hoặc nhiễm phải chủng vi khuẩn lao kháng thuốc có thể phát triển một tình trạng gọi là lao kháng thuốc gây đe dọa sức khỏe của bệnh nhân lẫn cộng đồng. Vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng của lao phổi kháng thuốc để đi khám cũng là vấn đề quan trọng cần được chú ý.
Bạn đang đọc: Triệu chứng của lao phổi kháng thuốc – Nhận biết để chủ động điều trị
Trong bài viết sau, Kenshin.vn sẽ tổng hợp những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi làm sao phát hiện các triệu chứng của lao kháng thuốc và làm thế nào để hạn chế nguy cơ lây lan nhé!
Nội Dung
Lao kháng thuốc là gì? Khi nào tình trạng này xảy ra?
Lao kháng thuốc là tình trạng mà một hoặc một số loại thuốc bệnh nhân đang dùng không còn hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh lao. Lao kháng thuốc được phân loại như sau:
- Lao đa kháng thuốc (MDR TB): Vi khuẩn lao kháng ít nhất hai loại thuốc điều trị lao mạnh nhất là isoniazid và rifampin. Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị cho tất cả những người mắc bệnh lao.
- Lao siêu kháng thuốc (XDR TB): Đây là dạng lao kháng thuốc hiếm gặp, có thể kháng với isoniazid và rifampin, cộng thêm với bất kỳ thuốc nào thuộc nhóm fluoroquinolone và ít nhất một trong ba loại thuốc tiêm hàng hai là amikacin, kanamycin hoặc capreomycin.
Các dạng lao kháng thuốc có thể phát triển ở bệnh nhân đang được điều trị lao vì nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là khi:
- Bệnh nhân ngừng dùng thuốc hoặc không được hỗ trợ để hoàn thành quá trình điều trị
- Bác sĩ kê đơn thuốc điều trị sai về liều lượng hoặc sai thời gian dùng thuốc
- Quá trình điều trị gián đoạn do nguồn cung cấp thuốc không phải lúc nào cũng có sẵn
- Đôi khi, lao kháng thuốc xảy ra có thể do lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc điều trị kém chất lượng
- Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc bệnh lao kháng thuốc nếu bị lây nhiễm từ một bệnh nhân đã mắc bệnh này.
Nhìn chung, dù là lao đa kháng thuốc (MDR TB) hay lao siêu kháng thuốc (XDR TB) thì đều khiến bệnh nhân mất nhiều thời gian hơn để điều trị so với lao thông thường. Lao kháng thuốc cũng yêu cầu sử dụng thuốc chống lao hàng hai, đắt hơn và có nhiều tác dụng phụ hơn so với thuốc kháng lao hàng một.
Triệu chứng của lao phổi kháng thuốc là gì?
Lao kháng thuốc không chỉ đe dọa đến sức khỏe của bệnh nhân mà còn tiềm ẩn rủi ro đối với sức khỏe của cả cộng động, vì bệnh vẫn có thể lây lan dễ dàng qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi… Đó là lý do mà nhiều người quan tâm đến việc nhận biết các triệu chứng của lao phổi kháng thuốc (lao kháng thuốc). Tuy nhiên, lao kháng thuốc không có triệu chứng đặc hiệu.
Nói cách khác, triệu chứng của lao kháng thuốc không có gì khác với lao (chủ yếu là lao phổi) thông thường. Các triệu chứng đáng chú ý bao gồm:
- Ho, thường ho ra máu, 1 số ít trường hợp ho ra máu lượng rất nhiều (ho ra máu sét đánh)
- Sốt, ớn lạnh
- Mệt mỏi và yếu cơ
- Sụt cân
- Một số trường hợp có thể khó thở và đau ngực.
Có thể bạn quan tâm
Ho tức ngực là dấu hiệu bệnh gì? Điều trị, phòng ngừa như thế nào?
Như đã đề cập, các triệu chứng kể trên không phải lúc nào cũng là triệu chứng của lao phổi kháng thuốc. Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu cho thấy bạn nên sớm đi khám và thông báo cho bác sĩ, đặc biệt là khi bạn đang điều trị lao và một số triệu chứng này không cải thiện sau vài tuần dùng thuốc. Về cơ bản, lao kháng thuốc chỉ có thể được phát hiện và chẩn đoán chính xác thông qua các xét nghiệm đặc biệt trong phòng thí nghiệm.
Nếu có triệu chứng của lao phổi kháng thuốc, bạn nên làm gì để ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác?
Tìm hiểu thêm: Cách làm nước gạo lứt rang để giảm cân: Ngon miệng và rất dễ làm!
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương
So với lao thông thường, lao kháng thuốc cũng có nguy cơ lây lan tương tự. Nếu bạn phát hiện, nghi ngờ mình có những triệu chứng của lao phổi kháng thuốc thì nên chú ý phòng ngừa lây nhiễm cho người khác bằng cách:
- Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Không tùy tiện bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc sớm.
- Luôn dùng khăn giấy che miệng khi ho, hắt hơi. Sau đó cho khăn giấy vào túi kín để vứt đi một cách an toàn.
- Chú ý đến vấn đề thông gió của phòng ở. Bạn không nên nghỉ ngơi trong phòng có không gian nhỏ, kín, lưu thông gió kém.
- Bạn nên mở nhiều cửa sổ trong phòng ở, có thể lắp đặt quạt ở cạnh cửa sổ. Điều này nhằm giúp không gian trở nên thoáng khí, giảm khả năng lây nhiễm vi khuẩn lao cho người hít thở không khí.
- Bạn nên cách ly khỏi những người mà mình đang sống chung và tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai. Nếu bạn đã đi khám và được chẩn đoán lao kháng thuốc, bạn có thể phải nhập viện và cách ly nếu bác sĩ yêu cầu.
Sau khi điều trị bằng thuốc trong vòng 2 đến 3 tuần, bạn có thể không còn khả năng lây lan vi khuẩn lao cho người khác. Nếu có sự đồng ý của bác sĩ, bạn có thể quay trở lại công việc hàng ngày như đi làm hoặc đi học.
Có thể bạn quan tâm
Lao kháng thuốc có chữa được không? Phác đồ điều trị bệnh là gì?
Bệnh lao nói chung và lao phổi kháng thuốc nói riêng đều có nguy cơ lây nhiễm như nhau. Do đó, việc nhận biết và chú ý đến các triệu chứng của lao phổi kháng thuốc là rất cần thiết. Mặt khác, trong trường hợp bạn nghi ngờ mình đã tiếp xúc với người mắc bệnh lao thì nên sớm đi khám để được kiểm tra sàng lọc và cách ly, điều trị nếu nhiễm bệnh.