Khi mới sử dụng máy đo huyết áp, nhiều người sẽ cảm thấy bối rối, lúng túng và không biết cách đọc các chỉ số như thế nào trên máy đo. Nắm rõ cách đọc chỉ số huyết áp sẽ giúp bạn biết liệu huyết áp của mình liệu có ở mức bình thường hay không, liệu có cần tìm cách cải thiện huyết áp nếu nó quá cao hay quá thấp. Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Cách đọc chỉ số huyết áp như thế nào là đúng?
Nội Dung
Giải mã ý nghĩa của các chỉ số huyết áp
Trái tim trong lồng ngực giữ nhiệm vụ bơm máu nhằm cung cấp máu giàu oxy đến cho các cơ quan và mô trong cơ thể. Với mỗi nhịp đập, tim sẽ bơm máu vào các mạch máu lớn của hệ thống tuần hoàn. Khi máu di chuyển, dòng máu sẽ gây áp lực lên thành động mạch và áp lực này chính là huyết áp.
Chỉ số huyết áp bao gồm hai giá trị:
- Huyết áp tâm thu (chỉ số trên, ghi phía trên) là áp lực khi tim co bóp để bơm máu giàu oxy đi vào lòng mạch.
- Huyết áp tâm trương (chỉ số dưới, ghi phía dưới) là áp lực dòng máu khi cơ tim giãn, tim nghỉ ngơi giữa các nhịp đập.
Huyết áp tâm trương luôn có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu đi từ tim.
Ví dụ như, một người có chỉ số huyết áp là 132/88 mmHg (thường được đọc là 132 trên 88) thì cách đọc chỉ số huyết áp như sau:
- Huyết áp tâm thu là 132 mmHg
- Huyết áp tâm trương 88 mmHg
Trong cách đọc chỉ số huyết áp, con số nào quan trọng hơn?
Thông thường, trong cách đọc chỉ số huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu (số đầu tiên) sẽ được chú ý nhiều hơn vì đây là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch đối với những người trên 50 tuổi. Ở hầu hết mọi người, huyết áp tâm thu tăng dần theo tuổi tác do sự tích tụ của mảng bám lên thành động mạch nhiều theo thời gian khiến thành động mạch xơ cứng lại. Sự tích tụ lâu dài của mảng bám (xơ vữa động mạch) sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và mạch máu.
Tuy nhiên, chỉ số huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương đều được sử dụng như điều kiện cần và đủ trong chẩn đoán và điều trị huyết áp cao. Theo các nghiên cứu gần đây, nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ tăng gấp đôi với mỗi 20 mmHg tâm thu hoặc 10 mmHg tâm trương tăng lên ở những người từ 40 đến 89 tuổi.
Huyết áp được đo bằng đơn vị nào?
Huyết áp được đo bằng đơn vị milimét thủy ngân (được viết tắt là mmHg).
Cách đọc chỉ số huyết áp trên các loại máy đo
Máy đo huyết áp cơ
Máy đo huyết áp cơ bao gồm vòng bít quấn quanh cánh tay, bầu bóp cao su và đồng hồ đo. Khi thao tác, bác sĩ sẽ dùng thêm một ống nghe để nghe mạch đập tại vị trí khuỷu tay.
Bạn sẽ được quấn vòng bít quanh cánh tay, ở vị trí bắp tay. Sau đó, nhân viên y tế bóp bóng cao su để vòng bít phồng lên, ép chặt vào bắp tay, ngăn chặn máu chảy xuống cánh tay. Khi áp suất trên đồng hồ chỉ khoảng 220 mmHg, van bóng cao su sẽ được xả ra. Kim chỉ áp suất vòng bít sẽ giảm xuống. Lúc này, người đo phải nhìn thật kĩ, kim sẽ tạm ngừng ở chỉ số huyết áp tâm thu trước, tại vị trí với thời điểm nghe thấy tiếng đập đầu tiên của dòng máu vào màng ống nghe, sau đó đến tâm trương, tại vị trí với thời điểm không còn nghe thấy tiếng đập của dòng máu. Khi đã ghi được cả hai chỉ số huyết áp, người đo xả sạch van rồi tháo vòng bít ra khỏi người được đo.
Cách đọc chỉ số huyết áp trên loại máy đo này khó hơn, cần phải được đào tạo và luyện tập nên thường chỉ dành cho các bác sĩ, điều dưỡng hay các nhân viên y tế, bởi nếu cách đo không chính xác sẽ rất dễ gây ra sai số.
Cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo huyết áp điện tử
Máy đo điện tử dễ sử dụng hơn, phù hợp cho mọi người để đo huyết áp tại nhà.
Máy đo huyết áp điện tử cũng có một vòng bít quấn quanh cánh tay hoặc cổ tay. Để thổi phồng vòng bít, bạn chỉ cần nhấn nút “Star” trên máy đo thì vòng bít sẽ tự động được bơm căng và phồng lên. Sau khi vòng bít được bơm căng, áp suất sẽ tự động giảm dần.
Màn hình sẽ hiển thị chỉ số huyết áp tâm thu, tâm trương và cách đọc máy đo huyết áp điện tử như sau:
- Chỉ số huyết áp tâm thu, hiển thị ở trên, kí hiệu là SYS
- Chỉ số huyết áp tâm trương, hiển thị ở dưới, kí hiệu là DIA
- Ngoài ra, ở một số máy đo huyết áp kỹ thuật số hiện đại còn thể hiện thêm chỉ số đo nhịp tim, kí hiệu là PULSE.
Sau khi hiển thị chỉ số huyết áp, vòng bít sẽ tự động xả hơi ra. Với nhiều loại máy, bạn cần đợi từ 15 đến 30 giây để thực hiện đo lần tiếp theo.
Máy đo huyết áp điện tử sẽ không chính xác nếu cơ thể bạn chuyển động khi đang đo. Ngoài ra, nhịp tim không đều sẽ làm cho kết quả đo kém chính xác hơn.
Những lưu ý trong cách đọc chỉ số huyết áp
- Kiểm tra máy đo trước khi dùng
- Thực hành đo đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để có cách đọc chỉ số huyết áp chính xác nhất.
- Cánh tay được đeo vòng bít cần được đặt trên bàn ở ngang tim, tư thế khi đo là nên là ngồi thẳng lưng và hai bàn chân đặt trên sàn.
- Thời điểm đo tốt nhất là sau khi nghỉ ngơi thoải mái ít nhất 15 phút.
- Không đo huyết áp khi bạn đang bị căng thẳng; đã uống caffein, rượu bia hoặc hút thuốc lá trong 30 phút vừa qua; vừa mới tập thể dục xong.
- Đo ít nhất 2 lần một ngày, thường là vào buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi tối trước khi ăn.
Cách đọc chỉ số huyết áp cho biết bạn có bị huyết áp thấp hay tăng huyết áp không
Cách đọc chỉ số huyết áp để biết mình có huyết áp bình thường không như sau:
Huyết áp thấp
Huyết áp thấp (hay hạ huyết áp, tụt huyết áp) là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg.
Huyết áp thấp thường không quá nghiêm trọng, nhưng đôi khi nó có thể khiến bạn ngất xỉu hoặc chóng mặt. Một số trường hợp có huyết áp thấp có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác cần được chẩn đoán và điều trị.
Huyết áp bình thường
Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 90-129 mmHg và huyết áp tâm trương vào khoảng 60-84 mmHg được xem là bình thường.
Nếu áp dụng cách đọc máy đo huyết áp của bạn cho kết quả thuộc loại này thì hãy kiên trì thực hiện các thói quen tốt cho tim mạch như ăn nhạt, nhiều chất xơ, giảm chất béo động vật và đồ ăn chế biến sẵn; và tập thể dục thường xuyên để huyết áp luôn đạt chỉ số lý tưởng nhất nhé!
Tiền tăng huyết áp
Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 85-89 mmHg được xem là giai đoạn tiền tăng huyết áp.
Tiền tăng huyết áp không phải là tình trạng huyết áp cao, nhưng cho thấy huyết áp cao hơn một chút so với mức huyết áp bình thường. Điều này có nghĩa là bạn có nguy cơ tiến triển thành bệnh cao huyết áp thật sự trong tương lai.
Điều quan trọng bạn cần làm lúc này là thay đổi lối sống lành mạnh để ổn định lại huyết áp, ngăn tình trạng này tiến triển nặng hơn.
Tăng huyết áp giai đoạn 1
Tìm hiểu thêm: 5 cách làm bơ nhanh chín không dùng hóa chất
Tăng huyết áp giai đoạn 1 là tình trạng huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trong khoảng 90-99 mmHg.
Lúc này, các bác sĩ sẽ khuyên bạn cần nghiêm túc thay đổi lối sống và có thể bắt đầu dùng một hoặc phối hợp các loại thuốc hạ huyết áp phù hợp.
Bạn có thể quan tâm: Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?
Tăng huyết áp giai đoạn 2
Tăng huyết áp giai đoạn 2 là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 100-109 mmHg.
Biết cách đọc chỉ số huyết áp lúc này sẽ rất có lợi. Bởi người bệnh tăng huyết áp ở giai đoạn này cần phải được theo dõi số đo tại nhà thường xuyên, dùng nhiều loại thuốc huyết áp phối hợp, thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng.
Bạn có thể quan tâm: Người bị huyết áp cao nên làm gì?
Tăng huyết áp giai đoạn 3
>>>>>Xem thêm: Ra máu báo thai có đau bụng không? Máu báo thai kéo dài bao lâu?
Tăng huyết áp giai đoạn 3 là khi chỉ số huyết áp tâm thu luôn trên 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 110 mmHg.
Nếu chỉ số huyết áp của bạn đột ngột vượt quá 180/110mmHg, hãy đợi 15 phút rồi đo lại huyết áp một lần nữa. Nếu chỉ số huyết áp vẫn cao bất thường, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và điều trị hạ áp đúng cách.
Ngoài ra, nếu huyết áp luôn cao hơn 180/110mmHg và bạn đang có các dấu hiệu như: đau ngực, khó thở, đau lưng, tê/yếu, thay đổi thị lực hoặc khó nói…, đừng chờ đợi để huyết áp tự giảm xuống mà hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Đây là trường hợp huyết áp cao nguy hiểm, cần cấp cứu ngay vì nguy cơ mắc biến chứng, kể cả tử vong là khá cao. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp và theo dõi sát biến chứng mắc phải theo từng trường hợp.
Bạn có thể quan tâm: Giải đáp huyết áp cao nhất là bao nhiêu?
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc xảy ra khi huyết áp tâm trương bình thường hoặc thấp dưới 90 mmHg nhưng huyết áp tâm thu lại cao từ 140 mmHg trở lên. Đây là dạng huyết áp cao phổ biến nhất ở những người trên 65 tuổi nhưng cũng không loại trừ người trẻ. Người bệnh có tình trạng tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng cần thực hiện các biện pháp kiểm soát huyết áp toàn diện để đạt hiệu quả duy trì huyết áp.
Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để giúp bạn có cách đọc chỉ số huyết áp chính xác nhất. Huyết áp bình thường tại thời điểm đo không chắc chắn là bạn không bị huyết áp cao, vì có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến huyết áp trong ngày như cường độ hoạt động, nhiệt độ ngoài trời, thời điểm bạn ăn lần cuối và trạng thái tinh thần…
Bạn có thể cần đo huyết áp nhiều lần trong ngày, kéo dài trong vài ngày trước khi kết luận. Trong trường hợp đo nhiều lần với các chỉ số huyết áp thu nhận được đều ở mức cao, người bệnh cần sớm được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch và lên kế hoạch kiểm soát huyết áp càng sớm càng tốt, phòng ngừa các biến chứng tim mạch tiềm ẩn trong tương lai.