Suy tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch sưng to, xoắn lại và có thể nhìn thấy rõ qua da. Bệnh tưởng chừng vô hại, nhưng khi tiến triển nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng. Liệu biến chứng của bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu các biến chứng của bệnh suy tĩnh mạch trong bài viết dưới đây để có cách ngăn ngừa và điều trị kịp thời.
Nội Dung
Bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là vấn đề mà rất nhiều người bệnh và gia đình bệnh nhân quan tâm. Thông thường, ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch không rõ ràng, khó phát hiện nên người bệnh thường chủ quan mà bỏ qua. Nếu bạn không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh trong giai đoạn này thì các triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong đó, tĩnh mạch bắt đầu giãn lớn, phình to, người bệnh có thể sờ và nhìn thấy rất rõ, khi chạm vào chỗ bị sưng có thể cảm thấy đau.
Một số bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch còn gặp tình trạng chảy máu, nhiễm trùng, da phù nề. Nếu không điều trị sớm, các vết nhiễm trùng có thể loét sâu hơn và lan sang các vùng da xung quanh, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Theo các chuyên gia y tế, giãn tĩnh mạch thường gây khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mặc dù không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng của nó thật sự rất đáng lo ngại như:
Gây hình thành huyết khối (cục máu đông)
Huyết khối là tình trạng các cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch tại các cơ quan khác. Bệnh được chia làm hai loại, bao gồm:
- Huyết khối tĩnh mạch nông kèm theo viêm(hay còn gọi viêm tĩnh mạch nông): Tĩnh mạch nông có kích thước nhỏ, nằm nông dưới da và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tình trạng viêm tĩnh mạch có thể gây đau, đỏ và sưng vùng cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Đây là tình trạng rất nghiêm trọng vì những khối máu đông nằm trong tĩnh mạch sâu có xu hướng vỡ ra và đi đến phổi, dẫn đến bệnh lý khác đe dọa tính mạng gọi là thuyên tắc phổi.
Xuất huyết (chảy máu)
Các tĩnh mạch ở gần bề mặt da giãn to dễ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, dẫn đến xuất huyết nhẹ và tụ máu bầm. Tình trạng xuất huyết do bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không? Mặc dù tình trạng này không nguy hiểm đến tính mạng, người bệnh cũng cần kiểm tra lại tại các cơ sở y tế nếu gặp bất kỳ trường hợp xuất huyết nào.
Loét
Ở người bị suy giãn tĩnh mạch, trên phần da gần các tĩnh mạch bị giãn có thể xuất hiện những vết loét, đặc biệt là khu vực gần mắt cá chân. Những vết loét hình thành do bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không? Lúc đầu, các vết loét có thể tự lành. Tuy nhiên, nếu bệnh tiếp tục tiến triển, tình trạng này không thể tự cải thiện mà có nguy cơ gây nhiễm trùng rất khó điều trị. Vì vậy, người bệnh cần chú ý các bất thường về màu da và đến bệnh viện kiểm tra nếu nghi ngờ bản thân bị loét do biến chứng của bệnh.
Cách phòng ngừa các biến chứng suy tĩnh mạch
Tìm hiểu thêm: 10 cách giúp dân văn phòng ngăn ngừa đau mỏi vai gáy
>>>>>Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc]: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường?
Bệnh suy tĩnh mạch thường không thể điều trị triệt để và có nguy cơ tái phát cao. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì, nỗ lực kết hợp các biện pháp y khoa cũng như lưu ý trong chế độ dinh dưỡng để cải thiện triệu chứng bệnh và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thống tĩnh mạch. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ cũng góp phần quyết định xem bệnh suy tĩnh mạch của bạn có trở nên nguy hiểm hay không. Các biện pháp bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của bệnh, bao gồm:
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Nếu công việc buộc phải ngồi hoặc đứng lâu, bạn nên thường xuyên thay đổi tư thế
- Tập một số bài tập giãn cơ đơn giản và tham gia những môn thể thao có động tác nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội,…
- Không ngâm chân nước ấm đối với người bị suy giãn tĩnh mạch chân
- Mang tất y khoa để hỗ trợ hoạt động hàng ngày.
- Không nên mặc quần áo quá chật làm cản trở máu lưu thông.
- Tránh mang vác nặng vì sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Biến chứng của bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không?” cũng như những lưu ý trong thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị tình trạng này hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu phát hiện bất cứ triệu chứng nào của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.