Tụt huyết áp uống nước gừng là mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng để nhanh chóng giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,… khi bị tụt huyết áp. Biện pháp này hiệu quả đến đâu và cách pha nước gừng cho người tụt huyết áp như thế nào là phù hợp?
Bạn đang đọc: Tụt huyết áp uống nước gừng được không? Cách pha như thế nào?
Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu ngay qua những thông tin dưới đây!
Nội Dung
- 1 Tụt huyết áp uống nước gừng có hiệu quả không?
- 2 Người bị tụt huyết áp uống nước gừng như thế nào?
- 3 Những lưu ý khi dùng gừng trị tụt huyết áp
- 4 Tìm hiểu thêm: Yến mạch là gì mà giúp nấu ăn ngon và làm đẹp tự nhiên?>>>>>Xem thêm: U màng não là gì, có nguy hiểm không, sống được bao lâu?
- 5 Cách phòng ngừa tụt huyết áp tái phát
Tụt huyết áp uống nước gừng có hiệu quả không?
Theo một số tài liệu, người tụt huyết áp nên uống nước gừng. Đây là một trong những cách xử trí huyết áp thấp hiệu quả vì những lý do sau đây:
- Gừng tươi có tác dụng chống nôn ói, làm ấm tay chân – một trong những triệu chứng thường gặp của chứng bệnh huyết áp thấp.
- Gừng có tính ấm, cải thiện lưu thông máu hiệu quả, cải thiện dấu hiệu chóng mặt.
- Trong một số trường hợp, mất nước có thể là nguyên nhân hạ huyết áp. Có những người chỉ cần bị tiêu chảy, nôn ói, sốt cao, đổ mồ hôi nhiều khi tập thể dục là đã tụt huyết áp. Vì vậy, bổ sung nước gừng cũng là cách cung cấp nước tức thì cho cơ thể, giải quyết các tình huống này.
Người bị tụt huyết áp uống nước gừng như thế nào?
Người có chứng huyết áp thấp, hay bị tụt huyết áp đột ngột được khuyên nên trữ sẵn gừng ở trong nhà để tiện sử dụng khi cần thiết. Bạn có thể áp dụng một số cách pha nước gừng cho người tụt huyết áp sau đây:
- Lấy gừng tươi đem rửa sạch, cạo hết phần vỏ, giã nát rồi nấu chung với một ít nước trong 5 phút. Thêm một chút đường trắng. Chờ cho nước gừng nguội bớt thì uống.
- Huyết áp thấp uống gừng mật ong được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Bạn lấy gừng tươi rửa sạch, đập dập hoặc thái lát mỏng, thêm nước sôi vào. Chờ cho nguội bớt, thêm mật ong và uống.
- Huyết áp thấp uống trà gừng được không? Bạn hoàn toàn có thể pha một tách trà gừng, uống khi còn ấm nếu bị hạ huyết áp.
Trong thời gian chờ đợi nước gừng, hãy nằm xuống hoặc ngồi xuống ngay, cố gắng kê chân lên cao hơn so với đầu.
Sau khi người tụt huyết áp uống nước gừng và thấy đỡ hơn, hãy từ từ ngồi dậy và tập cử động tay chân nhẹ nhàng. Bạn đừng ngồi hoặc đứng dậy đột ngột sẽ có thể bị tụt huyết áp thêm lần nữa.
Những lưu ý khi dùng gừng trị tụt huyết áp
- Lạm dụng gừng có thể gây một số tác dụng phụ như ợ nóng, khó tiêu. Bạn chỉ nên dùng đúng liều lượng khuyến cáo là 4-10g mỗi lần đối với gừng tươi.
- Trong quá trình bị tụt huyết áp uống nước gừng, nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần ngưng sử dụng. Nếu nghiêm trọng, bạn nên đi khám ngay.
- Tránh sử dụng gừng cho những đối tượng sau đây:
- Huyết áp cao
- Âm hư nội nhiệt gây ho
- Âm suy kìm vượng nhiệt trong cơ thể
- Biểu hư gây ra mồ hôi nhiều
- Mất máu
- Hen
- Mụn nhọt
- Rối loạn chảy máu
- Đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp
- Thai sản sa trướng
- Chảy máu tử cung
- Mắt đỏ bệnh hầu
- Viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan
- Phụ nữ đang mang thai, người bị trĩ không nên ăn nhiều gừng.
Tìm hiểu thêm: Yến mạch là gì mà giúp nấu ăn ngon và làm đẹp tự nhiên?
>>>>>Xem thêm: U màng não là gì, có nguy hiểm không, sống được bao lâu?
Cách phòng ngừa tụt huyết áp tái phát
Bạn nên hiểu rằng tụt huyết áp uống nước gừng chỉ là giải pháp tạm thời. Để không gặp phải những lần bị hạ huyết áp trong tương lai, bạn nên áp dụng những lời khuyên dưới đây:
- Uống đủ nước
- Ăn đủ chất dinh dưỡng: Những người bị thiếu chất rất dễ bị tụt huyết áp, đặc biệt là thiếu vitamin B12, axit folic và sắt. Bạn nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, tập trung vào rau xanh và trái cây tươi để nạp nhiều vitamin, khoáng chất hơn cho cơ thể.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ: Khi ăn no, máu sẽ dồn về hệ tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, máu đến những cơ quan quan trọng như tim, não sẽ giảm và có thể xảy ra tụt huyết áp. Nếu bạn thấy mình hay bị tụt huyết áp sau khi ăn thì nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn trong ngày.
- Giảm rượu bia: Đồ uống có cồn là nguyên nhân gây mất nước, đồng thời có thể tương tác với một số loại thuốc và dẫn đến tình trạng tụt huyết áp. Nếu được, bạn không nên uống rượu hoặc giảm lượng rượu bia xuống càng ít càng tốt.
- Tập thể dục: Hãy duy trì việc tập thể dục mỗi ngày để máu lưu thông tốt hơn, giảm triệu chứng của huyết áp thấp. Bạn nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, như yoga, đi bộ,…và cố gắng tập luyện đều đặn.
- Tránh căng thẳng: Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày, sắp xếp công việc và cuộc sống để tránh căng thẳng.
- Mang vớ nén: Các trường hợp hạ huyết áp tư thế đứng (huyết áp hạ khi thay đổi tư thế đột ngột, thường là nằm sau đó ngồi hoặc đứng lên đột ngột) có thể mang vớ nén. Loại vớ này tạo áp lực lên chân, ngăn máu ứ lại ở chân, giảm nguy cơ tụt huyết áp.
- Dùng thuốc: Các trường hợp huyết áp thấp nặng có thể cần sử dụng thuốc, nhưng rất ít gặp. Bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ nếu có.
- Chú ý trong sinh hoạt: Người hay bị tụt huyết áp không nên trèo cao, hoạt động ngoài trời nắng hoặc để cơ thể bị lạnh đột ngột.
Ngoài ra, tụt huyết áp nên uống gì ngoài nước gừng thì bạn có thể sử dụng một ly cà phê, một ly nước đường đều được.
Tụt huyết áp uống nước gừng là mẹo hay mà bạn nên khi nhớ để áp dụng. Quan trọng hơn cả là cần thay đổi lối sống để giảm tần suất gặp phải cơn tụt huyết áp.