Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!
Bạn đang đọc: Triệu chứng mới của COVID-19: Ho ra máu
Các triệu chứng chính của COVID-19 mà chúng ta đã biết gồm ho, sốt, tức ngực khó thở bên cạnh một số triệu chứng hiếm gặp hơn như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy… Tuy nhiên theo nghiên cứu gần đây và từ một số báo cáo ghi nhận từ người nhiễm virus SARS-CoV-2, ho ra máu cũng có thể là một triệu chứng mới của COVID-19.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Amy Klobuchar cho biết chồng bà, ông John Klobuchar, đã trải qua các “triệu chứng đáng sợ” sau khi ông được chẩn đoán mắc COVID-19 do SARS-CoV-2. “Ban đầu John cảm thấy không khỏe… và giống như nhiều người bệnh khác, anh ấy nghĩ rằng đó chỉ là cảm xoàng”, trích đoạn bài viết của bà Klobuchar trên trang Medium, xuất bản vào ngày 23-3-2020. “Anh ấy luôn bị sốt và nóng, ho nhiều. Đến khi bắt đầu ho ra máu, anh phải làm xét nghiệm kiểm tra và chụp X-quang ngực tại một bệnh viện ở Virginia”.
Trong cuộc phỏng vấn với báo TODAY, Tarek Soliman (29 tuổi), một bệnh nhân khác của COVID-19, cho biết anh cũng đã trải qua các triệu chứng tương tự. “Cơn sốt giảm dần vào ngày thứ bảy, thứ tám nhưng sau đó virus tiến vào phổi khiến tôi bị viêm phổi do coronavirus. Các bác sĩ cho biết trong phổi tôi có dịch và tôi bị ho ra máu. Thực sự tôi đã rất hoảng loạn”.
Một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí khoa học The Lancet vào tháng 2-2020 cũng đã báo cáo về triệu chứng mới của COVID-19. Trong đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 5% các trường hợp nhiễm virus corona mới (cụ thể là 2/39 trường hợp được nghiên cứu) có các dấu hiệu đáng báo động, một trong số đó là tình trạng ho ra máu.
Nội Dung
Triệu chứng mới của COVID-19 có nguy hiểm không?
Theo tài liệu MedlinePlus của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, ho ra máu là tình trạng người bệnh tống máu hoặc chất nhầy lẫn máu từ phổi và cổ họng ra ngoài qua đường miệng. Đặc điểm của ho ra máu là máu thường có sủi bọt do lẫn với không khí và chất nhầy. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm hay đôi khi chỉ là các vệt màu đỏ lẫn trong chất nhầy như đờm.
Theo bác sĩ Gregory Cosgrove (Giám đốc y khoa của Quỹ bệnh Xơ phổi), ho ra máu có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh nhưng không phải lúc nào cũng là bệnh nghiêm trọng. Mức độ này chỉ có thể đánh giá được nếu có những chỉ số như số lượng hay tốc độ thoát máu và các triệu chứng liên quan như khó thở, thiếu oxy, thay đổi huyết áp (hạ huyết áp).
Theo MedlinePlus, một số tình trạng bệnh, các xét nghiệm y tế cũng như thuốc có thể gây ho ra máu, chẳng hạn như viêm phế quản, ung thư phổi, viêm phổi, bệnh lao, họng bị kích ứng do ho kéo dài, thực hiện nội soi phế quản hoặc dùng thuốc chống đông máu.
Nhìn chung không nên xem nhẹ tình trạng ho ra máu, ngay cả khi không có triệu chứng nào khác. Trong một số trường hợp ho ra máu sau, người bệnh cần được cấp cứu nhanh chóng:
- Ho ra nhiều máu (lượng máu khoảng hơn một vài thìa cà phê)
- Ho có kèm theo đau ngực, chóng mặt, sốt, khó thở nghiêm trọng
- Trong nước tiểu hoặc phân có máu
Bạn có thể quan tâm: 6 lý do bạn bị triệu chứng ho dù đã hết cảm
[covid_19]Tại sao một số bệnh nhân COVID-19 ho ra máu?
Tìm hiểu thêm: [Infographic] Bạn có nguy cơ đau lưng không?
>>>>>Xem thêm: Trào ngược axit: Bệnh khác với ợ nóng và trào ngược dạ dày
Cần lưu ý rằng triệu chứng mới này của COVID-19 chỉ mới được ghi nhận ở một số ít người mắc COVID-19. Ho ra máu vẫn chưa phải là triệu chứng chính của coronavirus chủng mới, cũng không dùng để chẩn đoán COVID-19. Tiến sĩ – bác sĩ – phó giáo sư về Bệnh học và bệnh sinh vi khuẩn Charles S. Dela Cruz cho biết thông thường, COVID-19 gây ho, đờm và khó thở, còn triệu chứng mới của COVID-19 như ho ra máu là rất hiếm.
Thay vào đó, ho ra máu có thể là triệu chứng thứ phát của các biến chứng nguy hiểm do COVID-19 gây ra. Bác sĩ Cosgrove giải thích rằng mức độ nghiêm trọng của tổn thương phổi (viêm phổi) do virus có thể là lý do khiến một số bệnh nhân COVID-19 ho ra máu. Bác sĩ Dela Cruz cũng đồng ý với quan điểm này và bổ sung thêm: “Nếu xảy ra ho ra máu, rất có thể tình trạng bệnh COVID-19 đã trở nên nghiêm trọng hơn hoặc người bệnh bị nhiễm trùng các vi khuẩn cơ hội”.
Ngoài ra, bác sĩ Dela Cruz cũng cho biết: “Trong bối cảnh hiện tại, triệu chứng mới của COVID-19 này cần được đánh giá đúng, đặc biệt là nếu nó có liên quan đến tức ngực khó thở“.
Thông tin liên hệ khi nghi ngờ mắc COVID-19
Nếu bạn cảm thấy không khỏe hay xuất hiện các triệu chứng COVID-19 như sốt, khó thở, ho khan kéo dài và có nghi ngờ tiếp xúc gần với các nguồn lây, thay vì trực tiếp đến trung tâm y tế gần nhất, bạn nên tự cách ly với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, hãy nhanh chóng liên hệ qua số điện thoại 1900 9095 hoặc 1900 3228 để tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên lạc bằng hotline của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19:
- Bệnh viện E Hà Nội: 091 216 8887
- Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: 096 985 1616
- Bệnh viện Vinmec Hà Nội Hà Nội: 093 447 2768
- Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội: 037 288 4712
- Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội Hà Nội: 090 413 8502
- Bệnh viện Phổi trung ương Hà Nội: 096 794 1616
- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội: 096 924 1616
- Bệnh viện tỉnh Thái Bình Thái Bình: 098 950 6515
- Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn: 039 680 2226
- Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh: 096 668 1313
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên: 091 339 4495
- Bệnh viện Trung ương Huế Huế: 096 530 1212
- Bệnh viện Đà Nẵng Đà Nẵng: 090 358 3881
- Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa: 096 537 1515
- Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa Khánh Hòa: 091 346 4257
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ Cần Thơ: 090 773 6736
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai Đồng Nai: 081 963 4807
- Bệnh viện Nhi đồng 1 Hồ Chí Minh: 091 311 7965
- Bệnh viện Nhi đồng 2 Hồ Chí Minh: 079 842 9841
- Bệnh viện Chợ Rẫy Hồ Chí Minh: 096 987 1010
- Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM Hồ Chí Minh: 096 734 1010
Mặt khác, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương đang sống để nhanh chóng được hỗ trợ về những cách xử lý phù hợp. Trên hết, hãy thực hành các biện pháp phòng ngừa COVID-19 và chấp hành chủ trương của chính phủ.
Bạn có thể quan tâm: Giải đáp 21 sự thật về COVID-19